Bàn luận

Về kiếp người, về thuyết luân hồi… 02. 10. 14 - 6:29 am

Phạm Ngọc Hùng

(Thuyết luân hồi” được nhắc đến, chỉ như một điểm tựa cho bài viết này…)

“Huyền thoại về luân hồi” của Ju Hong Chen

Nếu Thuyết tương đối, Nguyên lý Bất định, Định luật Newton, Định luật Nhiệt động học… có thể giải thích các hiện tượng trong Khoa học Tự nhiên thì Thuyết luân hồi có vai trò tương tự trong Khoa học Xã hội. Hầu như mọi hiện tượng liên quan đến con người, và do đó với gia đình, xã hội đều có thể giải thích được nếu chúng ta quan tâm đến Thuyết luân hồi (?)…

Có rất nhiều tài liệu về Thuyết luân hồi, ở đây tôi chỉ đưa ra những cảm nhận riêng của mình khi dựa vào đó để nhìn nhận một vài vấn đề về con người, những tế bào của gia đình, xã hội hết sức gần gũi với chúng ta. Nó phần nào trả lời câu hỏi “vì sao” thường xuất hiện khi ta tiếp nhận những thông tin về đời sống con người, gia đình, xã hội hàng ngày.

Trước tiên, hãy nhớ lại những câu ta đã từng nghe rất quen thuộc của “người xưa”, thường là đúng vì nó được đúc kết từ bao đời: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”… Lại có những câu ta cũng nghe quen và tưởng là đúng nhưng thực ra lại không hẳn vậy, tỷ như câu “Nhân chi sơ tính bản thiện”.

Câu này sở dĩ quen vì các nhà nho xưa ai cũng phải đọc nó khi học “vỡ lòng”, một câu trong “Tam tự kinh” thì phải. Nó không cùng dạng với các câu do dân gian đúc kết nên. Nói câu đó “không hẳn đúng” vì khi “nhân” mà “chi sơ” thì làm sao đủ lực “thi triển bản chất” để ta biết chúng là “bản thiện”? Còn khi chúng đã đủ sức thì vẻ ngoài chẳng nói lên điều gì về bản chất. Chúng ta từng thấy những sát nhân máu lạnh có vẻ ngoài trí thức như Nguyễn Đức Nghĩa hay thậm chí là mang khuôn mặt trẻ thơ như Lê Văn Luyện…

Rõ ràng, khi một đứa trẻ sinh ra, cha mẹ chỉ cho nó hình hài, rồi lớn lên, thêm một số thói quen giống mọi người trong gia đình… còn bản tính nó, nhất định là không phải thừa hưởng từ bố mẹ. Có vô vàn ví dụ mà ai cũng có thể tự mình lấy ra để minh họa cho điều đó. Thuyết luân hồi chỉ ra rằng, khi xuất hiện một mầm sống trong bụng mẹ, lập tức đã xuất hiện trong đó một linh hồn không liên quan gì đến mầm sống đó rồi. Dù thai đơn hay thai đôi, thai ba… thì mỗi mầm sống đều có một linh hồn xa lạ trú ngụ, đó là sự đầu thai của kiếp trước nào đó.

Chỉ có hiểu như vậy, khi xảy ra chuyện “tày đình” từ con cháu, cha mẹ ông bà mới không quá bất ngờ thảng thốt khi thấy hóa ra bản tính con cháu mình chẳng hề giống ai trong gia đình, dòng họ. Thậm chí mỗi một trong số hai, ba… đứa cùng lớn lên trong một bào thai mẹ chẳng những không giống ai trong đại gia đình, mà chúng còn chẳng (thèm) giống nhau.

“Luân hồi” của Laila’s

Vấn đề bây giờ là: những linh hồn nào trú ngụ trong những mầm phôi thai nào? Tôi cho rằng, có thể tùy theo “duyên nghiệp” của hai gia đình, dòng họ liên quan đến người mang thai mà một linh hồn nào đó tự biết chỗ để đến đầu thai. Chẳng hạn như ông bà cha mẹ hiện tại hay ở kiếp nào đó nào đó mang nhiều tội lỗi, một linh hồn vốn cũng từng mang tội lỗi từ kiếp trước sẽ đầu thai vào gia đình đó để gánh tội, tựa như để hứng chịu trừng phạt mong được chuộc tội cho linh hồn đó vậy.

Có lẽ cũng có những sự đầu thai không thuộc Thuyết này, như Thích ca Mâu ni vốn là do Phật đầu thai vào một gia đình quyền quý; Lục tổ Huệ năng vốn đã tu luyện nhiều kiếp, được đầu thai vào một gia đình tiều phu; Đức chúa Jesus được đầu thai vào gia đình một trinh nữ; các Đạt lai Lạt ma được đầu thai vào các gia đình nào đó sau khi mất khoảng 9 tháng 10 ngày… Đó là những kiểu đầu thai do những “nhân vật” đặc biệt vốn ở những tầng mức năng lượng cao thực hiện, nhằm hoàn thành một sứ mệnh bí ẩn nào đó của tạo hóa?

Cũng theo kiểu đó, có “những người” từ một nền văn minh cổ hay thậm chí là từ những hành tinh tiên tiến khác đầu thai vào một gia đình hiện tại để có những Moza, Anhstanh, Leona De Vinci… như một sứ mệnh đặc biệt được giao phó. Theo Thuyết luân hồi, sau khi chết, chỉ một số linh hồn được (phải) đầu thai, còn lại tùy theo “nghiệp quả” mà có thể lên những tầng mức năng lượng cao hơn hay xuống tầng mức thấp hơn so với kiếp người rồi nhân một kỳ duyên nào đó, nhằm thực hiện một sứ mệnh nào đó… một số trong họ lại được đầu thai vào kiếp người?

Bề ngoài, có vẻ như ta thấy ông bà cha mẹ sống ác thì con cháu chịu, theo câu “đời cha ăn mặn đời con khát nước”, thực ra đó chỉ là một cách nói thôi. Họ chỉ có liên quan về thể xác là mối quan hệ ruột thịt trong gia đình nên có vẻ bề ngoài giống nhau, “giỏ nhà ai, quai nhà nấy” và trong quá trình gần gũi, họ có những thói quen, sở thích… giống nhau. Riêng bản tính của họ do những linh hồn xa lạ quyết định nên không hề liên quan đến nhau. Câu “cha mẹ sinh con Trời sinh tính” chính là mô tả đặc điểm này của bản tính mỗi con người trong gia đình. Điều đó lý giải ông bà, cha mẹ nhiều sát nhân vốn hiền lành gia giáo lại có những đứa con gây ra cho họ những nỗi đau khủng khiếp như vậy.

“Đầu thai”, tranh của Texnotropio

Nếu quan niệm và thấu triệt dù ở những mức độ khác nhau về Thuyết luân hồi, có thể gia đình những nhân vật kia hẳn không đến nỗi phải dằn vặt nhiều đến vậy. Vì suy cho cùng con cháu họ thực tế chỉ ở phần xác thôi, phần hồn hoàn toàn bị chi phối bởi những sắp xếp bí ẩn nào đó vốn chả liên quan đến họ và do vậy không nên quá bận tâm vì không thể can thiệp. Đau khổ, vì thế suy cho cùng chỉ giới hạn ở những gắn bó về mặt thể chất trong thời gian họ ở bên nhau trong một chặng nhỏ cuộc đời.

Vậy kết lại là gì? Theo tôi, một khi đã nhìn nhận về Thuyết luân hồi và tự mình bị thuyết phục, mỗi người (nếu có thể) sẽ tự biết phải sống sao cho tử tế hơn và nhiều vấn đề về con người, gia đình, xã hội tưởng phức tạp và bế tắc sẽ trở nên đơn giản hơn và do vậy cuộc sống của mình sẽ thanh thản hơn. Mà mục đích của cuộc đời, suy cho cùng sẽ là gì nếu chẳng phải là để sống sao cho thanh thản mỗi ngày?

 

Ý kiến - Thảo luận

14:49 Saturday,16.9.2017 Đăng bởi:  Hoang Hoi
@ Nguyễn Quang Khải:

Trên cơ sở gì khiến bạn nghĩ là không có luân hồi? Căn cứ vào những cái bạn CHƯA trải qua à?
...xem tiếp
14:49 Saturday,16.9.2017 Đăng bởi:  Hoang Hoi
@ Nguyễn Quang Khải:

Trên cơ sở gì khiến bạn nghĩ là không có luân hồi? Căn cứ vào những cái bạn CHƯA trải qua à? 
17:57 Friday,15.9.2017 Đăng bởi:  Nguyễn Quang Khải
Nếu mình cho rằng không có luân hồi thì bạn nghĩ sao về điều này.!!! Bởi vì chính niềm tin của bạn quyết định xem có luân hồi hay không. Nếu mình tin rằng không có luân hồi thì nó sẽ là đúng với mình. Nếu bạn tin là có luân hồi thì điều đó sẽ đúng với bạn. Vậy trên cơ sở gì bạn lại cho nó là có. Thân.
...xem tiếp
17:57 Friday,15.9.2017 Đăng bởi:  Nguyễn Quang Khải
Nếu mình cho rằng không có luân hồi thì bạn nghĩ sao về điều này.!!! Bởi vì chính niềm tin của bạn quyết định xem có luân hồi hay không. Nếu mình tin rằng không có luân hồi thì nó sẽ là đúng với mình. Nếu bạn tin là có luân hồi thì điều đó sẽ đúng với bạn. Vậy trên cơ sở gì bạn lại cho nó là có. Thân. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả