Điện ảnh

Sống cùng điện ảnh 04. 10. 14 - 7:30 am

Sáng Ánh


Đây người viết này không có ý thảo luận về bộ phim của Thanh Vân mà tôi chưa có dịp được xem, chỉ mượn chuyện này mua vui và nói thêm về các kỉ lục doanh thu tại Mỹ:

Đội sổ từ 2006 và nổi tiếng thế giới là “Zyzzyx Road”

Bộ phim 2 triệu USD này được quay trong vòng 18 ngày (và 1 tuần quay bổ túc ). Tuy kinh phí thấp (đối với điện ảnh Mỹ ) nhưng phim có hai diễn viên khá nổi là Tom Sizemore (“Saving private Ryan”, “Black Hawk Down”) và Katherine Heigl (phim truyền hình “Grey’s Anatomy”). John Penney, lần đầu đạo diễn phim truyện, là một biên kịch quen thuộc của dạng phim kinh dị.

.

Kinh phí thấp nhưng doanh thu tại rạp (Box Office) lại còn thấp hơn. Phim này chính thức bán được 6 vé và thu về 30 USD nhưng con số này vẫn có khuất tất chứ không chỉ đơn giản là vậy. Đại diện của sản xuất đứng tại rạp gặp một nhân viên trang điểm của đoàn đến cùng với bạn, bèn mua hai vé cho cặp này vào xem. Như vậy thực sự phim này chỉ bán được có 4 vé sau khi chiếu trong vòng 1 tuần tại duy nhất 1 rạp ở bang Texas, mỗi ngày 1 xuất lén lút vào đúng 12 giờ trưa. Sản xuất lại phải trả tiền bao 7 xuất này cho rạp hát mất 1.000 USD họ mới chịu chiếu cho.

Lý do là, theo điều lệ của nghiệp đoàn diễn viên (SAG), phim truyện dùng diễn viên SAG phải được trình chiếu tại rạp Mỹ trong 1 tuần cho nên sản xuất phải tìm 1 nơi chết tiệt để đáp ứng điều kiện này, trước khi chiếu tại nước ngoài và chuyển sang video. Nghe đâu tại các rạp của hai nước châu Âu, phim này thu được về 400.000 USD tiền vé. Thế nào thì cái tai tiếng đội sổ cũng khiến bộ phim được chú ý đến và John Penney còn thực hiện thêm được 2 kịch bản và đạo diễn 1 phim đồng sản xuất với Thái Lan là “Hellgate“(với William Hurt).

Cũng hàng đội sổ là “The worst movie ever!”

.

Năm 2011, “The worst movie ever!” của Glenn Berggoetz, đạo diễn kỳ cựu và thành tích của dạng phim kinh dị rẻ tiền, trong cuối tuần ra mắt phim tại Los Angeles bán được 1 vé là 11 USD. Không rõ cả tuần thì có bao nhiêu khán giả, nhưng dựa vào con số 1 người xem này trong 3 ngày, “The worst movie ever!” toan đoạt thành tích của “Zyzzyx Road”. Thì ra về bét cũng phải giành giật. Trailer chính thức của bộ phim này trên youtube đến nay đã có 350.000 lượt xem.

“Playback”“Storage 24” cũng thế

.

Năm 2012, “Playback” là 1 phim 8.5 triệu USD với Christian Slater và là dấu ấn hố sâu dự nghiệp trên 25 năm của diễn viên từng nằm trong bảng A của Hollywood này, khiến ông không gượng dậy được. Trong 3 ngày cuối tuần ra rạp, phim thu được 254 USD, và 4 ngày sau đó bán thêm được 1 vé 12 USD. Chắc là để lấy số nhiều phim để gỡ gạc, trong năm 2012, Slater tham gia đến 10 bộ phim truyện, kiểu cho tôi hẳn 1 tập vé số cào, thế nào chẳng có cái trúng chẳng lớn thì bé.

.

“Storage 24” là bộ phim đứng chót về bán vé tại rạp ở Mỹ năm 2013 (hàng 687 / 687 chứ sao), thu 72 USD. Đây là phim Anh quốc và nhà sản xuất cho biết là vì thiếu tiền thực hiện nên phim không người xem.

Nhưng ngược lại…

Đây, kinh phí thấp, chẳng phải là lý do chính đáng. “Taste of Cherry”, Cành cọ vàng ở Cannes 1997, như mọi phim sản xuất ở Iran, nằm trong khoảng 100.000-300.000 USD, và như mọi phim sản xuất ở Iran, không có diễn viên nữ duỗi chân dài chân ngắn trong phòng tắm. 

.

 “Little Moth” (Trung Quốc) không có cả chân… ba càng để đặt máy, kinh phí 5.000 USD, mà vẫn có khán giả quốc tế.

.

Nếu nói đến đề tài, thì lịch sử cũng chẳng phải là chuyện quần chúng bịt mắt lại eo ôi không nhìn. “26 years” (2012) là phim kể một nhóm người trẻ thay vì rủ nhau đi phượt thì rủ nhau ám sát cựu tổng thống Nam Hàn Chung Do Hwan là người mang trách nhiệm cuộc thảm sát quần chúng ở Quang Châu (1980). Trong tuần lễ đầu trình chiếu tại rạp, phim bán được 1,1 triệu vé. Ba tuần sau, số vé bán được là 3 triệu. Không biết bao nhiêu người ngồi xem đến lúc bật đèn vì cuối phim danh sách sản xuất dài 10 phút, đề đủ tên 15.000 người đã đóng góp được 650.000 USD vào bộ phim (tổng kinh phí bộ phim là trên 4 triệu).

.

“Phim nhà nước” không bắt buộc là phải tệ. Điện ảnh Liên Xô từng dẫn đầu điện ảnh thế giới và đặt khuôn đặt thước cho cả kỹ nghệ. Ở một mức độ khác và cho đến giờ, điện ảnh Pháp và Hàn quốc hiện diện nhờ vào chính sách trợ giúp của các quỹ quốc gia. “Phim tuyên truyền” vẫn có thể là phim hay, và tuyên truyền dở không nên đổ tại phim, một thí dụ cực đoan nhưng sáng ngời là “Triumph of the will” (Quốc xã, đầu phim đề to đùng “được sản xuất theo lệnh của Lãnh Đạo”, tức Hitler) đạo diễn Leni Riefenstahl.

.

Vậy thì thế nào để quần chúng hưởng ứng đây? Đây là câu hỏi đáng giá 1 triệu USD nói theo kiểu Mỹ. Quy ra tiền Việt, đây là một câu hỏi 21 tỉ.

*

Sáng Ánh viết về điện ảnh:

- Bụi Đời Chợ Lớn: Bụi đời ngáp vặt

- Sống cùng điện ảnh

- Bài học từ “The Room” (phần 1):
Dở không tả được

- Bài học từ “The Room” (phần 2):
Cái gì cũng dở tuy dùng toàn thứ chuyên môn

- Bài học từ “The Room” (phần 3):
Thành công bất ngờ và ngậm ngùi cá nhân (tôi)

- Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 1): đâu khác gì 42 năm trước

- Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 2): âm thanh giả tạo là một cực hình cho người xem

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- “Đồng chí Kim đi (đu) bay”: cứ vậy đi lại chấp nhận được

- “Vắng mặt không phép”, phim được giải mà lại không được chiếu

- Kong, Đảo Đầu Lâu: bắt lỗi nho nhỏ với một bộ phim to (tiền)

- Quả bong bóng trắng (bài 1): một ví dụ về điện ảnh trung thực thì hay

- Quả bong bóng trắng (bài 2): đã đến lúc ta nên làm phim xấu

- Điện ảnh Uganda: thành công nhờ biết mình ở nhà lá và xung quanh cũng toàn nhà lá

- Xem Ma’ Rosa: ta nên học theo hướng nào?

- “Đồng niên vãng sự”: một giọt nước to của một làn sóng mới

- “Đồ tể”: đạo đức nào và khoảng cách nào cho người làm phim tài liệu?

- “Lặng im”: Quá lố và xuất sắc

- “Bảng đen”: cứ xem phim họ lại muốn “đọ” phim ta

- ADÚ: một bộ phim hay được 1 phần 3

- Bài 8 – Nhật ký (không) làm phim:
Đi chọn bối cảnh, gặp Eric the Red

- Hai bộ phim và một cuộc ám sát
(phần 1): Ngoài đời…

Ý kiến - Thảo luận

23:35 Wednesday,8.10.2014 Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

@SiêuNoop: Sự thật với chân lý thì hẳn rồi. Có điều không nhất thiết người ta phải thoát ra khỏi lý tưởng với tôn giáo hay tra vấn lý trí mình để tiếp cận được nó. Hãy xem lại tác phẩm của El Greco chẳng hạn, và nhiều người nữa.
Ví dụ chim trong lồng của mình không đề cập đến việc giam hãm thể xác. Vấn đề là sự giam hãm tinh thần. Và sự giam hãm
...xem tiếp

23:35 Wednesday,8.10.2014 Đăng bởi:  thuốc lào xào thuốc lá

@SiêuNoop: Sự thật với chân lý thì hẳn rồi. Có điều không nhất thiết người ta phải thoát ra khỏi lý tưởng với tôn giáo hay tra vấn lý trí mình để tiếp cận được nó. Hãy xem lại tác phẩm của El Greco chẳng hạn, và nhiều người nữa.
Ví dụ chim trong lồng của mình không đề cập đến việc giam hãm thể xác. Vấn đề là sự giam hãm tinh thần. Và sự giam hãm này không chỉ là ai đó giam hãm ai đó, mà còn cả sự TỰ giam hãm mình. Tự do là cảm giác, thường được hợp thức hóa bởi tư duy.
Đừng hiểu nhầm là mình có ý định tranh luận. Dù đưa ra ý kiến khác với Terry, nhưng cơ bản là mình đồng ý với quan điểm của ông. Nó hoàn toàn chính xác với vài kiểu dạng nghệ thuật mà ở còm trước mình nêu, và đặc biệt chính xác với nghệ thuật tuyên truyền. Ý kiến của mình chỉ là muốn khơi mở thêm lên phía trên của một thứ nghệ thuật khác, cách rất xa so với nghệ thuật tuyên truyền.
Có lẽ chúng ta đi hơi xa khỏi chủ đề đang bàn. Nếu bạn có hứng thú với những luận điểm trên, xin hẹn bạn trong một cuộc thảo luận khác. Còn giờ, nhân có mấy buổi chiếu miễn phí phim Sống Cùng Lịch Sử, xin nhường lại cho những ý kiến cụ thể về bộ phim này.

 
17:24 Wednesday,8.10.2014 Đăng bởi:  SiêuNoob
Bạn thuốc lào ơi theo mình thì tất cả các tác phẩm đẹp từ xưa đến nay, nếu xét về cốt lõi, đều giúp ta chạm được đến gần một sự thật, một chân lý nào đấy. Đó chắc chắn bởi vì những người nghệ sỹ đó không chỉ tạo ra tác phẩm để thuận theo những lý tưởng hay tôn giáo của thời họ sống. Họ vẫn luôn nhìn sâu hơn, tự tra vấn lý trí của mình, đ
...xem tiếp
17:24 Wednesday,8.10.2014 Đăng bởi:  SiêuNoob
Bạn thuốc lào ơi theo mình thì tất cả các tác phẩm đẹp từ xưa đến nay, nếu xét về cốt lõi, đều giúp ta chạm được đến gần một sự thật, một chân lý nào đấy. Đó chắc chắn bởi vì những người nghệ sỹ đó không chỉ tạo ra tác phẩm để thuận theo những lý tưởng hay tôn giáo của thời họ sống. Họ vẫn luôn nhìn sâu hơn, tự tra vấn lý trí của mình, để gạn lọc được cái gì đó vượt lên trên sự lay động/biến đổi của tự nhiên và xã hội.

Thế nên dù trong thời đại nào, dù là độc tài hay toàn trị, vẫn có những người giữ được tự do để sáng tạo. Không ai lấy được tự do của một con người cả, chỉ là đôi khi anh ta phải lựa chọn giữa tự do và sống sót mà thôi.

Ngay như nói về con chim trong lồng. Bạn cầm tù được thể xác của nó, nhưng việc khi nào nó hót, nó hót theo giọng điệu gì, thì vẫn là cái tự do, cái bản năng của con chim vậy. Thế nên người ta mới vẫn thich nghe con chim nó hót. Thích hơn là nghe một đoạn ghi âm hay kỹ xảo giả tiếng chim. Là bởi vì trong tiếng hót của con chim bị giam cầm vẫn có sự thật, có mỏ/máu/lông, có khí trời, và có thể có cả cảm giác của nó về cái lồng nữa nếu ta hiểu được tiếng chim. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả