Gẫm & Bình

Hai điều đầu tiên muốn hỏi tác giả khi đọc “Nghệ thuật và Tài năng” 17. 10. 14 - 9:49 am

Hang Cắc Cớ

Bạn Đào Mai Trang là rất chân thành và dụng nhiều chữ khi tự nhận “Tôi là một người làm báo, chọn viết về mỹ thuật từ giữa những năm 1990, do cảm thấy không hiểu biết gì về lĩnh vực này và muốn tìm hiểu về nó với những trải nghiệm thực sự. Dưới nhãn quan của một người làm báo, những gì viết trong sách này có thể khiến bạn đọc sách khó chịu vì không rõ cuốn sách thuộc định dạng gì, nghiên cứu, phê bình hay giới thiệu chung chung…”

Nếu thế, cũng có thể đánh giá ngay dạng sách này là dạng gì rồi. Đó là dạng sách KHÔNG thành sách bởi chính tác gỉa cũng hoang mang, dò đường mà đến chặng cuối vẫn còn chưa biết đến đích chưa cơ mà. Bởi thế cho nên, những ngôn từ tuy có cánh cũng không khỏi “nghĩa lộ” ra sự không thấu hiểu cụ thể cái vấn đề mà Trang đang viết thành sách cho mọi người.Ví dụ:

“Một trong những vấn đề lớn nhất chính là thiếu một hành lang pháp lý tiêu chuẩn cho các hình thức nghệ thuật đương đại ở Việt Nam…”

Từ hí họa của Chris Madden

Cần có hệ thống luật, hành lang pháp lý để bảo hộ nghệ sĩ làm việc, sáng tạo, bản quyền, bán mua tác phẩm…là đúng rồi. Nước nào cũng vậy thôi, mà sao riêng ở Việt Nam Đào Mai Trang lại còn đòi thêm “hành lang pháp lý TIÊU CHUẨN CHO CÁC HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI” (xin nhấn mạnh – Cắc Cớ). Hóa ra, làm nghệ thuật đương đại ở Việt Nam cần phải có quy định tiêu chuẩn hình thức mới được gọi là nghệ thuật đương đại, mới được sáng tạo nghệ thuật đương đại hay sao?

Trên thế giới từ xưa đến nay, làm gì có một thứ sáng tạo nghệ thuật nào lại phải/ bị ốp một thứ tiêu chuẩn hình thức bất di bất dịch nào đó được nâng đến thành hành lang pháp lý. Không thể có, vì nghệ thuật là tự do. Nếu ai đó định lập quy định tiêu chuẩn về hình thức nghệ thuật thì là điên vì sẽ giết nghệ thuật. Xin hỏi Trang cái hành lang pháp lý tiêu chuẩn cho hình thức đó là gì, nó dài-ngắn méo-tròn, nặng-nhẹ ra sao? hay sẽ là kiểu “ngực lép không được đi xe máy…” dạo nào?

Đoạn khác lại thấy Trang viết như thế nào ấy:

“…Trong bối cảnh xã hội như vậy, phải thẳng thắn mà nói rằng nghệ thuật đương đại ở Việt Nam nhiều khi chỉ là ‘đương đại một cách hình thức’…”.

Câu này có lẽ chỉ mình tác giả hiểu, vì không học nghệ thuật, làm báo từ những năm 1990 (khá lâu rùi) mà vẫn “do cảm thấy không hiểu biết gì về lĩnh vực này và muốn tìm hiểu về nó với những trải nghiệm thực sự…” nên Trang không biểt trong các trường Nghệ thuật, dù hay dở, giỏi dốt bao nhiêu thì người ta ai cũng phải hiểu là “nội dung đi đôi với hình thức”, “nội dung nào thì hình thức ấy”, thậm chí “nội dung quyết định hình thức…” Do đó, làm gì có cái tác phẩm nghệ thuật đương đại “Lào” mà “Nại” chỉ có “đương đại một cách hình thức” mà nội dung của nó không chứa đựng những yếu tố, vấn đề của tâm thế xã hội đương đại trong con người nghệ sĩ?

Hình thức và nội dung, hí họa từ Internet

Cũng như trong viết văn, “văn là người”, người làm sao mới có văn như vậy; Với trường hợp này, cách làm văn, thông tin, đánh giá, tuyển chọn nhân vật sự kiện như thế nào thì sẽ ra (Nội dung-Hình thức) cuốn Nghệ thuật và Tâì năng… như thế.

Hy vọng, trong những phần viết của cuốn sách sẽ không có nhiều những điểm “nghĩa lộ” tri thức nghệ thuật của người viết như thế nữa.

*

Đây là cmt cho bài “Nghệ thuật và tài năng: thất vọng và cũng thật nhiều hi vọng về các nghệ sĩ 8X của chúng ta. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận

Ý kiến - Thảo luận

20:24 Sunday,26.10.2014 Đăng bởi:  Đào Mai Trang
XIn chào bạn Hang Cắc Cớ: mình xin đính chính: phần Tài chính như bạn nói chỉ có chục dòng thì thật oan quá:-). Phần đó có 15 trang cả thảy, chia làm 3 mục nhỏ (bạn vui lòng xem lại Mục lục ngay đầu sách sẽ thấy). Nhưng trong Nội dung, các mục nhỏ không còn được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, nữa, mà được trình bày ở cỡ chữ nhỏ hơn để bạn đọc tiện hình dung.
Vậy b
...xem tiếp
20:24 Sunday,26.10.2014 Đăng bởi:  Đào Mai Trang
XIn chào bạn Hang Cắc Cớ: mình xin đính chính: phần Tài chính như bạn nói chỉ có chục dòng thì thật oan quá:-). Phần đó có 15 trang cả thảy, chia làm 3 mục nhỏ (bạn vui lòng xem lại Mục lục ngay đầu sách sẽ thấy). Nhưng trong Nội dung, các mục nhỏ không còn được đánh số 1.1, 1.2, 1.3, nữa, mà được trình bày ở cỡ chữ nhỏ hơn để bạn đọc tiện hình dung.
Vậy bạn vui lòng xem lại nhé. Riêng về các câu hỏi của bạn, mình sẽ trả lời trong một dịp gần nhất có thể. Cảm ơn bạn đã dành thời gian và tiền cho sách của mình. 
10:56 Sunday,26.10.2014 Đăng bởi:  HANG CẮC CỚ
Cuốn sách Nghệ thuật và Tài năng – một cận cảnh về thế hệ 8X của mỹ thuật Việt Nam, đã được ra mắt tại Viện Goethe và mọi người đã có dịp đọc nó.
Bởi có quá nhiều câu hỏi (chứ không chỉ hai câu) mà không biết hỏi ai (vì cô Đào không tiếp nhời) thế nên đành tự tìm hiểu qua chính cuốn sách. Mua về rồi đọc thì thấy chưa có câu hỏi nào được giải
...xem tiếp
10:56 Sunday,26.10.2014 Đăng bởi:  HANG CẮC CỚ
Cuốn sách Nghệ thuật và Tài năng – một cận cảnh về thế hệ 8X của mỹ thuật Việt Nam, đã được ra mắt tại Viện Goethe và mọi người đã có dịp đọc nó.
Bởi có quá nhiều câu hỏi (chứ không chỉ hai câu) mà không biết hỏi ai (vì cô Đào không tiếp nhời) thế nên đành tự tìm hiểu qua chính cuốn sách. Mua về rồi đọc thì thấy chưa có câu hỏi nào được giải thích trong sách mà lại còn nảy thêm nhiều câu khác (Thế mới đau răng).
Cuốn sách khá đẹp,bắt mắt, bìa cứng trang trọng, "...có vẻ đương đại một cách hình thức" thế nhưng cái thất vọng lại đến từ chỗ khác. Từ sự háo hức muốn biết cận cảnh thế hệ nghệ sĩ 8x của Việt Nam với nghệ thuật và tài năng "ra răng?" mà đã làm tác giả thất vọng và hy vọng như thế, cùng bình luận ra sao, lại chỉ thấy những nội dung chính yếu như tên của cuốn sách chỉ gợi lên rất mờ nhạt, sơ lược. Sách có giới thiệu chân dung 9 nghệ sĩ 8x nhưng phần này lại hầu như chẳng liên quan gì đến phần viết chính (chắc là tiểu luận đề tài nghiên cứu ở cơ quan). mà hầu như không có nhiều nghệ sĩ, triển lãm ở phía Nam cả Huế,Sài gòn. Cứ như là miền Nam chỉ có Bích Phượng và mỹ thuật Việt Nam chỉ có 8x ngoài Bắc.
Các phần chương khá sơ lược,tùy hứng, thậm chí đã đề ra hẳn một mục (như tài chính) lại chỉ vỏn vẹn chục dòng. Người đọc không hình dung ra nghệ thuật 8x Việt Nam là như thế nào, và chẳng nhẽ nghê thuật 8x lại chỉ là nghệ thuật đương đại như quan niệm của tác giả. Thiếu bình luận nghệ thuật nhưng không thiếu những thông tin " kiểu tọc mạch" kiểu như trường mỹ thuật không dạy video thành một khoa riêng, hay bảo tàng mỹ thuật lỗi thời hay cán bộ quản lý văn hóa yếu kém...Những điều này, có thể sẽ rất gây tò mò với Tây nhưng chắc chắn đó không làm nên cận cảnh về nghệ thuật và tài năng nghệ sĩ 8x Việt Nam...
Nhưng thôi, để cuốn sách nói chuyện với các bạn,còn với riêng mình thì là quá đủ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gửi Zone9

Ngô Phương Thảo

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả