Kiến trúc

Một bảo tàng xanh biếc cho rượu Cachaça 05. 11. 14 - 12:32 am

Phát Tường tổng hợp và dịch

Kiến trúc sư Jô Vasconcellos đã nối những chiếc hộp xanh biếc có kích cỡ khác nhau thành một hàng dài, tạo nên bảo tàng này để tôn vinh loại rượu được ưa chuộng nhất của Brazil: cachaça. 

Tổng diện tích 13.000m2, diện tích xây dựng là 2.200m2,bảo tàng Cachaça de Salinas thuộc thành phố Salinas, vùng Minas Gerais của Brazil, một trong những “ổ” sản xuất hàng đầu cachaça – một loại rượu rum.

 

Bảo tàng kéo dài ngoằng thế này là để phù hợp với địa hình, địa thế: họ được giao một dài đất hẹp kẹp giữa hai con đường. Bảo tàng vì thế có hai mặt tiền dài “kín đáo”.

 

Mặt tiền phía Đông là những khối bê tông lủng màu xanh đồng nhất, cho phép ánh sáng tự nhiên vẫn lọt vào và gió mát từ ngoài vẫn luồn qua, phe phẩy.

 

Bảo tàng có những bờ tường dày được xây đúng kiểu những tòa nhà ở địa phương, lại có thêm lớp cách nhiệt, tránh cho tòa nhà bị nung lên, đồng thời cũng là chỗ để giấu dây điện và các loại dây nhợ khác.

 

Kiến trúc sư đã sắp xếp các khối thành một đường thẳng chạy suốt bảo tàng, với độ cao thấp, rộng hẹp thay đổi tùy theo các phòng ốc bên trong của từng khối nhà.

 

“Lâu nay để dựng một cảnh quan mới, người ta vẫn hay dùng những đường thẳng, những mặt tiền phẳng, những khối đặc như những yếu tố chủ chốt,” Vasconcellos nói. “Nhưng với không gian nay thì nhận thức có thay đổi: đó là có những khoảng chuyển tiếp, những kích cỡ khác nhau, những khoảng cách, và những khối nhà.”

 

Lối vào chính nằm ở cuối tòa nhà, thấp bên dưới một giàn dây leo lằm bằng những thanh thép và cột gỗ tròn.

 

Giàn cây leo đây nhưng cây chưa mọc

 

Bên trong là khu vực tiếp tân với tường phủ đầy hình ảnh của đường mía – nguyên vật liệu để từ đó làm ra rượu cachaça. Phòng tiếp tân đánh dấu điểm khởi đầu của một hành trình đi dọc bảo tàng, xuyên suốt lịch sử của loại rượu này, từ sản xuất, tới phân phối, tới tiêu thụ, (và say nữa chứ!). Còn đây có lẽ là chặng cuối của hành trình, khi rượu đã vào chai.

 

Trong phòng này có bày nhiều loại chai cachaça khác nhau, dựng trên các kệ gương sát tường, với một trần cũng bằng gương, tạo cảm giác cao vút.

 

Một lối vào khác của bảo tàng lại dẫn thẳng đến một nhà hàng và tới một hành lang lát gạch gồ ghề, dẫn tới cửa hàng lưu niệm và khu hành chính.

 

Hành lang này nối một thư viện có những kệ sách và bàn dài bằng xi măng với một không gian công cộng bên ngoài.

 

Không gian công cộng này là nằm trong cam kết của bảo tàng hỗ trợ cho cộng đồng địa phương một nơi chốn sinh hoạt. Ở đây có ghế dài, có bàn, có những mảnh vườn nhỏ bên ngoài, và một sân khấu nhỏ.

 

“Mục đích là tạo một khu vực ốc đảo của ánh sáng, bóng mát, tiện nghi – một nơi mà kiến thức đồng hành cùng vui thú,” kiến trúc sư giải thích về công năng của phức hợp bảo tàng này.

 

Đây là mặt bằng của bảo tàng. Một thắc mắc: nếu rủi có cháy không biết chạy làm sao?

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả