Thiết kế

Mua được gì ở Sadec District? 31. 10. 14 - 6:13 am

Thông tin từ Sadec District

.

.

Về Cửa hàng Sadec District

Sadec Distric là một cửa hàng bán đồ dùng và đồ trang trí gia đình nằm trong khu phức hợp mỹ thuật ứng dụng có tên Nhà ga 3A, địa chỉ 3A Tôn Đức Thắng, Q1, TP.HCM.

Nói thì phải chỉ dẫn cụ thể: bạn đi đường Tôn Đức Thắng, rẽ vào hẻm 3A, đi dọc một con đường trông như hẻm lớn, đến khúc quẹo đầu tiên thì rẽ phải, mở cánh cửa kính thứ hai bên tay phải ra, đó là một cửa hàng, nhưng… không phải là Sadec. Mặc kệ lời chào mời của nhân viên cửa hàng này, bạn băng băng đi vào tiếp, trong góc mới là Sadec.

Sản phẩm bán tại Sadec District chủ yếu là đồ thủ công với các chất liệu gốm sứ, thủy tinh, mây tre lá, vải sợi, kim loại… của các làng nghề vùng châu thổ sông Mekong và các nước khu vực Đông Nam Á.

Để có được những món đồ xinh đẹp và hữu ích này, các thành viên phải thay nhau/tranh nhau đi các nước cất hàng về. Ngoài ra, có những món đồ do chính thành viên của Sadec thiết kế.

Nhóm sáng lập Sadec District hiện tại có 5 thành viên. Họ gồm có nhiếp ảnh gia, thiết kế đồ họa, nhà báo… với sự chỉ đạo mỹ thuật của nhà thiết kế đồ họa Từ Phương Thảo.

Các thành viên sáng lập Sadec District lúc ban đầu

Về sự ra đời của Sadec District

Đó là “cảm hứng từ dòng Mekong”. Những người chủ cửa hàng Sadec đi thu thập những sản phẩm mỹ thuật thủ công của những vùng miền mà sông Mekong chảy qua, như “những hạt phù sa lấp lánh khác”, kết tinh từ văn hóa lâu đời của các làng nghề địa phương.
Họ nói, “Bắt đầu từ Long Xuyên, Sa Đéc và các tỉnh miền Tây Nam Bộ – Việt Nam, chúng tôi đã tìm đến tất cả nước tiểu vùng sông Mekong, rồi mở rộng thêm ra toàn vùng Đông Nam Á. Ngược dòng Mekong, chúng tôi đến Pakse, Viengchan, qua dòng Tonlesap ở Cambodia, đến Bangkok, Thailand và Yangon, Myanmar…

Tương lai, chúng tôi sẽ cố gắng đặt chân đến tất cả những nơi dòng Mekong đã chảy qua với một niềm tin mãnh liệt sẽ tìm thấy những tinh hoa và bản sắc của sự đa dạng vùng miền trong mỹ thuật thiết kế ở khu vực này.”

.

 

Về cái tên Sadec District

Sadec (Sa Đéc) là điểm khởi đầu cho hành trình khám phá các làng nghề, các sản phẩm thủ công khu vực sông Mekong của các thành viên sáng lập cửa hàng.

Bản thân cái tên Sadec cũng thể hiện tinh thần giao hoa văn hóa vùng của người Việt với các dân tộc khác. Chữ Sadec, có người cho rằng nó có nghĩa là Chợ Sắt (Phsar Dek. Phsar là Chợ, Dek là Sắt).Cũng có giả thiết cho đó là tên gọi Thủy Thần của người Khmer.

Sản phẩm

Sản phẩm thủy tinh Việt Nam: Giá từ 42.000đ đến 300.000đ.
Trong hình: Chai cá trắng: 90.000đ. Chai cá xanh: 130.000. Chai nâu: 310.000đ. Chai hình tròn: 130.000đ. Chén: 42.000đ.
Sản phẩm tráng men Thái Lan: Cặp lồng từ 460.000đ đến 880.000đ. Tô, đĩa từ 75.000đ đến 115.000đ

 

Sản phẩm gỗ Việt Nam:
Bộ chày cối 420.000đ. Hũ gia vị 105.000đ. Thớt có tay cầm 285.000đ

 

*

Sản phẩm gốm Khmer, Cambodia:
Đĩa giá từ 420.000đ đến 720.000đ. Hũ gốm đỏ 185.000đ. Khay 4 ngăn 240.000đ

Thừa hưởng một di sản văn hoá đã được Liên Hiệp Quốc bảo tồn là nền điêu khắc Angkor, gốm sứ Cambodia mang nhiều văn hoá Khmer. Trải qua thời kỳ Polpot, đa số các nghệ nhân tại đây đã bị diệt chủng và gần như làm thất truyền nghề này. Thật may mắn chúng tôi đã gặp được nhóm nghệ nhân đến từ Bỉ, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, những con người tâm huyết tạo dựng lại lò gốm thủ công tại Cambodia với quyết tâm tìm lại sự phục hưng công nghệ gốm nung Khmer.

Các sản phẩm tại đây được lên khuôn, nung, tráng men và vẽ hoàn toàn bằng tay do các nghệ nhân nói trên và các người thợ lành nghề bản địa. Với chu trình đó, những chiếc đĩa ở đây tuy cùng mẫu nhưng hoàn toàn khác nhau vì từng người làm từng chiếc qua tất cả giai đoạn, khó mà xếp chồng lên nhau và công suất rất thấp. Một chi tiết đặc biệt ở các sản phẩm này là cốt gốm khi tạo hình xong được phủ lên bề mặt một lớp vải jean. Lớp vải jean được gỡ trước khi tráng men sản phẩm. Khi hoàn thiện, những sản phẩm gốm này có những vân jean trên bề mặt rất độc đáo.

Sản phẩm gốm Thailand với hơn 40 loại:
Giá từ 52.000đ đến 580.000đ. Ấm trà 480.000đ. Khay chữ nhật lớn: 410.000đ. Tô gốm lớn 350.000đ

 *

Sinamay là tên gọi một loại nguyên liệu vô cùng độc đáo của người Philippines. Từ cây Abaca – một loại chuối (tiếng Việt gọi là chuối sợi), người ta lấy sợi của bẹ chuối và dệt lên những tấm “vải” nguyên liệu có độ bền gấp 3 lần sợi coton hoặc silk.

Một khúc “vải” dệt từ sợi abaca có thể tồn tại được trên 100 năm, giữ được hình dáng ban đầu và nó cũng có khả năng ngậm màu cao. Với các nhà may, nhà tạo kiểu mũ nón phương Tây, đây là loại nguyên liệu không thể thiếu để làm lên những chiếc nón quý phái cho phụ nữ.

Người Philippines sản xuất Sinamay bằng phương pháp thủ công vô cùng thô sơ. Đầu tiên họ thu hoạch bẹ chuối, xẻ dọc thành từng đoạn với khổ chừng 5cm. Sau đó họ dùng tay và bàn tước – cũng hoạt động hoàn toàn bằng sức người, để tước từng chùm sợi. Tiếp theo sợi cây abaca được phơi khô và dệt trên khung dệt tay với khổ từ 60cm đến 120cm. Công đoạn cuối cùng là nhuộm để tấm Sinamay trở nên hoàn thiện, dùng làm vật liệu để chế tác các món đồ thủ công, đồ gia dụng, những món đồ thời trang tinh xảo.

Sản phẩm gỗ Indonesia:
Thố gỗ 1.350.000đ

 

Lồng bàn Sinamay Philippines:
Lồng bàn có các hình dạng vuông, chữ nhật, oval, giá từ 390.000đ đến 680.000đ. Lồng bàn Sinamay hình oval 680.000đ

*

Các sản phẩm thủ công của Cambodia luôn có 3 điểm nổi bật: 1. Duy trì lao động làng nghề tại các tỉnh nghèo; 2. Nhiều sản phẩm tái chế; 3. Đậm đặc bản sắc trong thiết kế.

Những chiếc chiếu cói này được một tổ chức Đức tài trợ cho dân làng Preak Tatorn, tỉnh Kandal, sản xuất từ cách đây 16 năm. Đàn ông trồng cói, phụ nữ làm thợ dệt. Cả ngôi làng trở thành một nhà máy lớn để lên khung các chiếc chiếu sặc sỡ do các nhà thiết kế Đức tạo mẫu. Chiếc chiếu đơn sắc của người châu Á trở nên rực rỡ hơn và được chuyển đổi chức năng thành thảm trải sàn, thảm trang trí. Sản phẩm này được Đức kiểm định chất lượng an toàn màu hóa học và đã được phân phối khắp châu Âu và thị trường Nhật.

Chiếu cói Cambodia:
Chiếu khổ 100x200cm, giá 950.000đ

*

Table Runner và Plate Mat bằng chất liệu vải linen, Sản phẩm riêng của Sadec District được thiết kế bởi nhà thiết kế đồ hoạ Từ Phương Thảo. Hoạ tiết trên sản phẩm là hình dáng chiếc bát cổ của Việt Nam theo tỉ lệ chính xác 1:1 trên nền vải linen với 2 màu tương phản. Phần hình hoạ được vẽ bằng màu acrylic bởi hoạ sĩ Chu Chỉ Mỵ.

Bộ tấm lót đĩa và khăn trải dọc bàn ăn (Placemat & Tablerunner) Việt Nam:
Tấm lót đĩa bộ 6 cái 1.020.000đ. Khăn trải dọc bàn ăn 50x180cm 600.000đ

*

5 năm trước, Ingrid Ploem – người Hà Lan và Ina Stas – người Bỉ đến Saigon. Ngay lập tức, hai cô đã “phải lòng” vùng đất phương Nam nhiệt đới phóng khoáng và hồn hậu này. Với niềm đam mê thiết kế, màu sắc, bố cục, cả hai đã quyết định đóng góp cho mảnh đất này một dòng sản phẩm dành cho gia đình có tên Amai, bao gồm đồ gốm và kim loại.

Có rất nhiều điều đặc biệt ở gốm Amai.

Đầu tiên là tạo hình. Theo cảm quan riêng của chúng tôi, những sản phẩm gốm mà ta thấy hằng ngày thường được tạo hình bởi những đường cong hay những đường thẳng. Gốm Amai khác biệt hoàn toàn, bề mặt được tạo bởi những đường gấp khúc, tạo nên các mặt phẳng và vệt lồi lõm không đồng nhất, như những tờ giấy được vò nhẹ trong tay, ngẫu hứng và cực kỳ bay bổng. Bạn có thể thoả sức sáng tạo, phối hợp gốm Amai với những đồ dùng kiểu khác trên bàn ăn gia đình mình, theo phong cách phương Đông hoặc phương Tây đều thích hợp.

Thứ đến hầu hết các sản phẩm gốm Amai có màu sắc cốt gốm tương đồng với màu men. Ingrid cho biết, cô đã sử dụng kỹ thuật trộn đất sét với chất nhuộm màu và gốm được nung trong lò nung chất lượng cao ở nhiệt độ 1250 độ C. Gốm Amai không phủ men ở mặt ngoài sản phẩm, nên khi bạn chạm tay vào gốm sẽ cảm nhận đầy đủ sự thô nhám quyến rũ. Mỏng manh và nhẹ nhàng, nhưng vẫn đạt độ bền và an toàn của một sản phẩm gốm gia dụng, gốm Amai có thể được sử dụng với máy rửa chén, lò vi sóng và cả lò nướng.

Cuối cùng, chúng tôi rất vui khi được biết gốm Amai hoàn toàn được sản xuất ở Việt Nam

Sản phẩm gốm Amai, Việt Nam: Giá từ 30.000đ đến 350.000đ
Chén cơm 170.000đ. Tô lớn (D19cm) 220.000đ. Ly cappuchino 150.000đ. Đĩa lót ly 130.000đ. Đĩa lớn  (D23cm) 325.000đ

 

.

*

Trong khi đi tìm kiếm các sản phẩm thủ công từ đất nước Cambodia, chúng tôi gặp được Alan James Flux. Alan là một nhà thiết kế, từng được đào tạo về haute-couture, tốt nghiệp trường London College of Art và có đến 2 thập kỷ hoạt động trong giới showbiz Anh Quốc. Ông cũng từng được vinh danh trong chuỗi phim James Bond (Never say never again). 


Sau đó Alan rũ bỏ công việc để trở thành tình nguyện viên của tổ chức British Volunteers Organization. Công việc này đã đưa ông đến nhiều vùng đất châu Á còn khó khăn để để hướng dẫn các nghệ nhân, nghệ sĩ địa phương thiết kế các sản phẩm chinh phục thị trường phương Tây. Để rồi sau đó Alan mở thương hiệu A.N.D tại Pnompenh với một chuỗi các sản phẩm thủ công mà vẻ đẹp của nó khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ, thán phục.

Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về những chiếc khăn lụa nhuộm bằng kỹ thuật Ikat được làm tại tỉnh Takeo, Cambodia.

Từ những miếng lụa được dệt trên công cụ thô sơ cổ truyền được tuyển chọn kỹ lưỡng, người thợ thủ công dùng những sợi vải tỉ mẩn thắt và cuốn thành các nút nhỏ trên miếng lụa, sau đó chúng được nhúng màu tràn khắp. Thuốc nhuộm không ngấm tới những phần thắt nút, mảng màu nguyên thuỷ được giữ nguyên, trở thành những đốm hoa văn hình dạng độc nhất vô nhị. Và như thế, những chiếc khăn lụa cổ truyền của người Cambodia đã được tạo nên một diện mạo mới, tưng bừng, bay nhảy.

Có thể đâu đó bạn đã thấy kỹ thuật này, nhưng ở đây, độ tinh xảo tỉ mỉ và cách phối màu vô cùng đặc sắc.

Khăn lụa Cambodia. Giá 850.000đ

 *

Những chiếc bình này được làm từ lavasand, một loại chất liệu từ tận dụng từ khai thác mỏ đá sỏi ở các khu vực có núi lửa từng hoạt động với tinh thể nhỏ hơn cát được tinh luyện để và đổ khuôn thành những vật dụng trang trí hay vật liệu xây dựng. Lavasand được khai phá và hoàn thiện trong những năm gần đây với những phẩm chất ưu việt. Bề mặt mịn hoặc nhám tùy ý. Dễ dàng tạo hình, nhuộm màu, tạo hoa văn. Độ kết dính cao nên khó bể hơn các chất liệu từ đất qua lửa.

Sản phẩm chất liệu lavasand Việt Nam:
Bình hình hoa tulip màu tím & xám 450.000đ. Bình hình tròn 280.000đ

*

Một số sản phẩm khác:

Sản phẩm Việt Nam:
Thớt gỗ 3 lỗ 315.000đ. Hũ/vại gốm muối dưa cà 380.000đ

 

Sản phẩm Việt Nam:
Bình gốm xanh 165.000đ – 210.000đ. Thớt gỗ khoan lỗ 135.000đ. Chai thủy tinh tròn: 210.000đ. Chai vang gỗ: 420.000đ

 

Sản phẩm thủ công Việt Nam:
Tô đan sợi PE họa tiết châu Phi 600.000đ. Lồng bàn khung sắt đan sợi PE 440.000đ.

 

Khăn cotton 2 lớp Chiangmai Thailand. Giá 280.000đ.

 

Sản phẩm mây tre lá Việt Nam:
Thang tre xám giá 340.000đ. Thang tre đen 315.000đ. . Sọt tre 295.000đ. Gối in hình bánh tráng 440.000đ

 

Sản phẩm gỗ Việt Nam và Inox Thailand:
Thớt (khay) gỗ tự nhiên dài 80cm 445.000đ. Xẻng xúc bánh inox 550.000đ. Dao muỗng nĩa inox 210.000đ/cái

 

Sản phẩm gốm Việt Nam:
Tô gốm xám (ngoài cùng bên trái) 115.000đ. Ly gốm xám 105.000đ

 

Sản phẩm gỗ Silapeng, Philippines:
Giá từ 850.000đ đến 2.450.000đ. Khay gỗ Silapeng chữ nhật 2.450.000đ. Đĩa gỗ Silapeng vuông 850.000đ. Tô gỗ Silapeng tròn 1.100.000đ

 

Khăn cotton Chiangmai Thailand. Giá 280.000đ

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả