Đấu giá tranh Việt (tiếp theo)
01. 10. 10 - 9:54 am
Soi lược dịch từ web Gala
(tiếp theo phần 1 bài “Người Việt có được đấu giá tranh Việt“, dưới đây là giá một số bức tranh Việt Nam có mặt trong Gala đấu giá của Hội đồng Anh sắp tới.)
Lot. 17
CHINH LÊ (sinh năm 1969)
Bốn Mùa Tứ bình, 2003
Màu tự nhiên trên lụa
67.5 cm x 27 cm
Ước lượng: $7,000 – $12,000 USD/ 136,500,000VND – 234,000,000VND
Nguồn gốc: Quỹ Ford tại Hanoi mua từ gallery Vietnam và tặng cho Hội đồng Anh tại Hà Nội
Bốn mùa diễn tả một vòng đời một con người. Tranh Chinh Lê dụng ít nét cọ, các chi tiết và màu sắc được tiết chế, đậm chất thiền, tỏa ra một sự tĩnh mịch, yên lặng đến ngạc nhiên.
Lot. 9
DIỆP QUÝ HẢI (sinh năm 1971)
Tình yêu #1 Sơn mài, 2002
106 cm x 106 cm
Ước lượng: $3,500 – $7,000 USD/ 68,250,000VND – 136,500,000VND
Nguồn gốc: Quỹ Ford tại Hanoi mua từ gallery Vietnam và tặng cho Hội đồng Anh tại Hà Nội
Tình yêu #1, với màu đỏ son được thể hiện rất khéo trên chất liệu sơn mài, diễn tả ý niệm về loại cảm xúc sâu sắc này – một thứ tình cảm không hình thù rõ hệt, chỉ là một khối ngùn ngụt nhưng mơ hồ bên trong mỗi chúng ta.
Lot. 4
ĐINH CÔNG ĐẠT (sinh năm 1966)
Những mặt nạ dương
(Masks Positive – bộ bốn), 2003 – 2008
Gỗ, sợi thủy tinh, sơn mài, giấy báo
30 cm x 24 cm
Ước lượng: $1,000 – $2,000 USD / 19,500,000VND – 39,000,000VND
Nguồn gốc: Quỹ Ford tại Hanoi mua từ gallery Vietnam và tặng cho Hội đồng Anh tại Hà Nội
Serie Mặt Nạ được sáng tác khoảng 2002 – 2008, bộc lộ hết sức hoàn hảo tính hài hước của nghệ sĩ. Nhại cả pop art và những thứ “kitsch”, serie này khai thác khía cạnh khôi hài của cuộc sống ngày thường.
Lot. 11
ĐINH CÔNG ĐẠT (sinh năm 1966)
Những mặt nạ âm (Masks Negative – 23 chiếc), 2003 – 2010
Gỗ, fiberglass, sơn mài
30 cm x 24 cm
Ước lượng: $5,000 – $8,000 USD / 97,500,000VND – 156,000,000VND
Nguồn gốc: Quỹ Ford tại Hanoi mua từ gallery Vietnam và tặng cho Hội đồng Anh tại Hà Nội
Dùng những chất liệu như sơn mài, giấy vò, acrylic, báo và các tạp chí láng lẩy, những gương mặt Phật, khi dương (lồi) khi âm (lõm), đặt trong những khung gỗ khi thì nhẵn mịn, lúc lại sần sùi, xếp cạnh nhau vừa đối nghịch, vừa hài hòa, diễn tả mối liên hệ giữa cá nhân với xã hội. Sự đa dạng trên mỗi gương mặt Phật thể hiện vẻ đẹp riêng biệt của mỗi con người.
HÀ MẠNH THẮNG (sinh năm 1980)
Vẻ đẹp truyền thống(Traditional Beauty)
2010
Acrylic trên canvas
48 cm x 70 cm
Ước lượng: $2,000 -$ 5,000 USD / 39,000,000VND – 97,500,000VND
Nguồn gốc: họa sĩ tặng
Kỹ thuật dùng màu của Thắng thật đặc biệt. Thường Thắng rất mạnh dạn khi phối đỏ, vàng kim, xanh lơ, neon, đối lập với một nền đậm, “đùa” mắt người xem bằng sự qua lại giữa màu sắc và hình dạng trong tranh.
Trong Vẻ đẹp truyền thống, có hoa hồng, ánh mặt trời, phong cảnh núi non, và một gương mặt nữ dịu dàng, là tất cả những gì ngàn năm nay người ta gọi là đẹp. Tuy nhiên, trên nền đậm đen phía sau, bóng một tòa nhà cao tầng ngăn mặt trời, người phụ nữ mặc áo dài rằn ri, là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ xung quanh đẹp đẽ thực ra đã “trông vậy mà không phải vậy”. Thắng bắt người xem nhìn sâu hơn, qua khỏi bề mặt tranh, để dấn thân vào một cảnh ngộ với mọi sự đối lập của nó.
Lot. 15
LÝ TRẦN QUỲNH GIANG (sinh năm 1978)
Dây Chằng (Wire)
2007
Khắc gỗ
67.5 cm x 27 cm
Ước lượng: $6,000 – $9,000 USD / 17,000,000VND – 175,000,000VND
Nguồn gốc: họa sĩ tặng
Wire cho thấy một sự say mê của họa sĩ với những chủ đề tăm tối, bi kịch, đầy mâu thuẫn của cuộc đời. Những tạo vật đáng sợ, nguy hiểm và dữ dội này cho người xem được nhìn vào thế giới nội tâm rất riêng và rất phong phú của nghệ sĩ. Kỹ thuật khắc gỗ của cô thật xuất sắc, đáng nể.
LÝ TRẦN QUỲNH GIANG (sinh năm 1978)
Hộp 2010
Sơn dầu trên canvas
130 cm x 155 cm
Ước lượng: $8,000 – $10,000 /155,880,000VND – 194,850,000VND
Nguồn gốc: họa sĩ tặng
Nhân vật tranh Giang thường xa xăm, u uẩn. Hộp, với những nét cọ chắc, lớp màu dày, làm nổi bật một gương mặt bơ phờ, và lởn vởn trên đó là câu hỏi lớn: Cuộc đời có chuyển động không hay chỉ là một thực tại bất động?
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
14:03Tuesday,5.10.2010Đăng bởi: tuantran
Mình xin lỗi các bạn SOI, mình đánh tiếng Việt không dấu vì máy tính của mình bị lỗi phông chữ, mình sẽ cố gắng sửa sớm để các bạn không mất nhiều thì giờ biên tập lại.
Trở lại với bạn Thông nhé, mình cảm ơn bạn đã chỉ ra những chi tiết của bức tranh, chi tiết đó đúng là quan trọng thật, vì nó làm mình cảm nhận bức tranh theo hướng khác, mình đã khôn ...xem tiếp
14:03Tuesday,5.10.2010Đăng bởi: tuantran
Mình xin lỗi các bạn SOI, mình đánh tiếng Việt không dấu vì máy tính của mình bị lỗi phông chữ, mình sẽ cố gắng sửa sớm để các bạn không mất nhiều thì giờ biên tập lại.
Trở lại với bạn Thông nhé, mình cảm ơn bạn đã chỉ ra những chi tiết của bức tranh, chi tiết đó đúng là quan trọng thật, vì nó làm mình cảm nhận bức tranh theo hướng khác, mình đã không nhận ra vì ảnh đưa trên Soi hơi bé (qua đây mình cũng kiến nghị oi có thể đưa ảnh lên hơn lớn hơn một tí nữa không, như thế thì thuận tiện hơn cho người xem). Mình lại thích bức tranh này hơn nếu không xem chi tiết giọt lệ đó là chi tiết quan trọng, nó làm cho bức tranh có vẻ u sầu buồn bẽ chứ không ám ảnh ma quái như không khí mà toàn bộ bức tranh này tạo ra.
Mình có thói quen xem tranh không để ý nhiều tới chi tiết nếu chi tiết đó không thật sự gây ấn tượng vì như thế thì mệt lắm, cứ một chi tiết mình lại suy luận theo một kiểu khác nhau, như thế thì hỏng mất cái ý chính của bức tranh mà mình muốn hiểu hay cảm nhận.
Đó chỉ là cái nhìn của cá nhân mình thôi, cách nhìn của mình khác của bạn Thông, điều đó chứng tỏ tác phẩm đó có nhiều tầng ý nghĩa và được tiếp cận một cách đa chiều.
23:53Monday,4.10.2010Đăng bởi: thong
Anh Tuan Tran oi, anh có để ý thấy giọt nước mắt đang chảy từ mắt cô gái đó không? một chi tiết quan trọng không nên bỏ qua. Tôi chẳng nghĩ cô này có liên quan gì đến Trần Lệ Xuân cả (trừ giọt lệ ra). Cái áo dài cổ đứng càng không phải (Lệ Xuân chuyên sài áo cổ thuyền). Tôi nghĩ Thắng vẽ một cô tiểu thư khuê các miền Bắc. ...xem tiếp
23:53Monday,4.10.2010Đăng bởi: thong
Anh Tuan Tran oi, anh có để ý thấy giọt nước mắt đang chảy từ mắt cô gái đó không? một chi tiết quan trọng không nên bỏ qua. Tôi chẳng nghĩ cô này có liên quan gì đến Trần Lệ Xuân cả (trừ giọt lệ ra). Cái áo dài cổ đứng càng không phải (Lệ Xuân chuyên sài áo cổ thuyền). Tôi nghĩ Thắng vẽ một cô tiểu thư khuê các miền Bắc.
Trở lại với bạn Thông nhé, mình cảm ơn bạn đã chỉ ra những chi tiết của bức tranh, chi tiết đó đúng là quan trọng thật, vì nó làm mình cảm nhận bức tranh theo hướng khác, mình đã khôn
...xem tiếp