|
|
|
|||||||||||||
Ở Đâu - Làm Gì“3600 ngày” của sinh viên mỹ thuật Trần Quốc Long: lần đầu tại Hà Nội 26. 11. 14 - 7:23 amBTC. 3600 NGÀY Lời giới thiệu của BTC Họa sĩ Trần Quốc Long sinh ngày 1. 7. 1981 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, hiện là sinh viên năm cuối Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Bắt đầu sáng tác từ năm đầu tiên học đại học, cho tới nay Trần Quốc Long đã thử nghiệm qua nhiều chất liệu khác nhau và dừng lại ở sơn mài, một chất liệu truyền thống nhưng để thể hiện phong cách tranh rất hiện đại và có phần phá cách của mình về bố cục, hình ảnh cũng như tư tưởng. Trong tranh của mình, Trần Quốc Long muốn phơi bày những uẩn ức, nỗi đau, giấc mơ, khát vọng có phần hơi điên cuồng trong những giấc mơ của chính mình. Qua tranh của anh, người ta nhìn thấy một thế giới hư ảo của cảm xúc với hình tượng của chính bản thể mình được bộc lộ ra ngoài. Triển lãm “3600 ngày” là cuộc trình diễn đầu tiên trong đời họa sĩ tại Thủ đô Hà Nội. Là sinh viên năm cuối khoa sơn mài trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Trần Quốc Long đã và đang theo đuổi con đường sáng tác đầy gian khó và phiêu lưu của mình. Chọn một chất liệu đòi hỏi sự đầu tư tốn kém, lại trung thành với phong cách thể hiện gai góc, nhiều xúc cảm và còn hơi “điên rồ”, họa sĩ trẻ sáng tác chỉ nhằm thỏa mãn khát vọng thể hiện nội tâm của mình. Không cần biết tới xu hướng hội họa thời thượng và phong cách trang trí salon, những bức sơn mài của anh đưa nội tâm vào một thế giới hư ảo của cảm xúc, ở đó hình tượng bản thân đã được sử dụng như hình mẫu của đời sống bên ngoài. Ngược lại, những mẫu vật, hình ảnh của đời sống lại phả ngược vào cá thể họa sĩ, tất cả đều như bị xô lệch, thay đổi, biến hóa đi. Tất cả tạo nên một phong cách rất riêng của họa sĩ. Triển lãm tranh mang tên “3600 ngày”, nói đúng ra là một cuộc chơi cá nhân của Trần Quốc Long, trưng bày hơn 30 tác phẩm đã được họa sĩ sáng tác trong thời gian 10 năm. 3.600 ngày đó chính là khoảng thời gian chàng trai trẻ rời quê hương lên Hà Nội để theo đuổi giấc mơ lớn với nghệ thuật tạo hình. Chủ đạo là sơn mài, ngoài ra có một số tác phẩm dùng sơn dầu và acrilic, những đứa con tinh thần của anh có thể rất lạ trong mắt người này, rất kỳ quái trong tư duy người khác, song chắc chắn, chúng đều là thành quả của sự lao động nghiêm túc và nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ của người họa sĩ xuất thân từ vùng biển Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Qua những bức tranh này, người ta có thể nhìn thấy những trải nghiệm của bản thân đối với cuộc đời quá nhiều xa lạ, ở đó dù tính cách và cuộc sống phải đón nhận những va chạm mạnh và cả những sự vùi dập, song bản năng sống và khát vọng thể hiện vẫn không ngừng vươn lên. Sống đơn độc giữa lòng Hà Nội, họa sĩ Trần Quốc Long vừa lo mưu sinh, vừa đơn độc tìm kiếm và thể hiện cảm xúc của riêng mình trên chất liệu sơn mài, một chất liệu của cõi xưa để gắng gỏi chạm tới những ký ức thời hiện đại. Dùng chất liệu cổ để thể hiện phong cách hiện đại và có phần hơi điên rồ, Trần Quốc Long có thể coi như một hình tượng của những gã liều lĩnh và khờ khạo đang muốn tìm riêng cho mình một chỗ đứng, một con đường trong thế giới nghệ thuật đương đại. Không thể coi đây là một sự kiện lớn trong đời sống mỹ thuật thủ đô, song đây là dấu ấn trọng đại trong đời của họa sĩ, một người chỉ bằng vào nỗi khát khao của mình mà dấn thân vào con đường lập nghiệp đầy gai góc.
Ý kiến - Thảo luận
13:55
Thursday,27.11.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Thị Thu Hòa
13:55
Thursday,27.11.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Thị Thu Hòa
Với một sinh viên, đã là có nét riêng biệt nhân tài nào cũng phải bắt đầu từ số 0 cơ mà? vẽ là cả một quá trình trau dồi, rèn luyện,
15:10
Wednesday,26.11.2014
Đăng bởi:
Trinh Tuan
Các bác cho em hỏi tí: Trường Đại học Mỹ thuật Việt nam đã mở lại Khoa Sơn mài rồi ạ?
...xem tiếp
15:10
Wednesday,26.11.2014
Đăng bởi:
Trinh Tuan
Các bác cho em hỏi tí: Trường Đại học Mỹ thuật Việt nam đã mở lại Khoa Sơn mài rồi ạ?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp