Thị trường

Lý do nghệ sỹ nên sáng tác theo series thay vì từng tác phẩm riêng lẻ 25. 11. 14 - 12:35 pm

Thúy Anh lược dịch

 

“Không đề”, 6 hộpm của Donald Judd – điêu khắc gia trung thành với những khối hộp vuông

 Nếu sáng tác cho bản thân không cho ai khác thì cứ sáng tác tùy thích. Còn nếu sáng tác cho mọi người và thích được mọi người yêu thích và hiểu mình đang nói gì, thì nên sáng tác theo các cách sao cho cho người xem cơ hội tìm hiểu. Bạn hiểu nghệ thuật của mình rõ hơn ai hết vì bạn làm ra nó, bạn hiểu bản thân mình, hiểu các nguồn cảm hứng và động cơ của mình, còn mọi người, hoặc không biết rõ bạn hoặc không biết tí gì về bạn, điều đó có nghĩa là họ cần được giúp đỡ trong việc giải mã nghệ thuật của bạn. Vậy hãy giúp họ.

Ngày nay cách dễ nhất là sáng tác từng loạt (series), tạo ra một số lượng các tác phẩm thống nhất, dính kết, mạch lạc. Nhiều nghệ sỹ không nhìn thấy được lợi điểm của việc tạo nhiều tác phẩm xoay quanh một ý tưởng, đề tài, quan điểm triết học hay một khái niệm. Thay vào đó họ sáng tác từng tác phẩm riêng lẻ không liên quan – không phải đối với tác giả, mà đối với người xem. Tệ hơn họ còn bày chúng chung với nhau trên trang web hay trên các mạng xã hội, trong xưởng… mà không có hoặc rất ít lời giải thích hoặc sự sắp xếp hợp lý, cứ thế mà “Nghệ thuật của tôi đây, mọi người tự hiểu nhé.”

Người xem chúng tôi thấy khó hiểu thì sẽ dừng không tìm hiểu nữa. Tác phẩm này khác tác phẩm kia như kiểu hiểu xong tác phẩm này rồi tìm hiểu từ đầu tác phẩm khác, phải bật tắt liên hồi dòng cảm xúc, tốn công sức thời gian, rất mệt mỏi.

Phạm Huy Thông, “Hi-end Surround 5.1”, trong một series dựa trên tranh dân gian Việt Nam.

Khi tôi hỏi tại sao tác giả sáng tác như thế, họ nói họ muốn người xem ai cũng có một ít. Nhưng rủi thay rốt cục chẳng ai có được (hiểu, cảm thụ, nhận được) tí gì về nghệ thuật của tác giả. Người xem ngộp bởi sự đa dạng hoặc không có thời gian sức lực nhìn phân tích từng tác phẩm một mang nhân dạng hay mục đích riêng, bị rối khi tự quyết định xem mình thích tác phẩm nào nhất và tại sao. Nhiều sự lựa chọn quá, cuối cùng sẽ thấy bối rối, bực mình rồi không mua gì cả.

Như viết tiểu thuyết hay viết nhạc vậy, mỗi series là một chương, một lối hòa âm riêng, hòa quyện và đồng nhất ở một điểm nào đó. Theo bản năng, con người ta sẽ loại bỏ trạng thái lộn xộn trong đầu và muốn hiểu, muốn có chút kiểm soát. Họ không thích những điều họ không hiểu. Đối với nghệ thuật cũng vậy, họ muốn có cảm giác kết nối với. Và đây là lý do sáng tác tác phẩm theo từng loạt thì hiệu quả hơn từng tác phẩm riêng lẻ.

Một loạt tác phẩm được thực hiện tốt sẽ chứng minh trước những lời bình hiểm ác, những chủ phòng tranh năm sao sâu sắc và những nhà sưu tập khó tính rằng bạn can đảm, biết mình đang làm gì đang đi đến đâu và đã làm những gì để đến được đó, tách mình ra khỏi và lên trên cái đầm lầy nghệ thuật xoàng xĩnh kia. Sáng tác một hay hai tác phẩm riêng lẻ tốt, chuyên gia sẽ thắc mắc “Không biết có do may mắn không, làm lại liệu có tốt như vậy không?”

“Two comrades with red baby, 1994” (Hai đồng chí và hồng nhi) của Zang Xiaogang, với series tranh nổi tiếng nhái những bức ảnh chụp gia đình một thời của Trung Quốc

Một vài gợi ý sáng tác theo từng loạt:

– Cân nhắc xem loạt tác phẩm sẽ nói về gì, suy nghĩ từ chặng đầu của loạt thậm chí trước cả khi bắt đầu. Càng nghĩ sớm càng có thể định hình số lượng và ý định cụ thể, càng tập trung hơn.

– Nếu không rõ mình muốn gì đi hướng nào trong các tác phẩm thì hãy tạo những tác phẩm hoàn chỉnh từ lúc bắt đầu, xem kỹ bức nào bạn thích nhất, có đáng phát triển tiếp thành loạt không hay tác phẩm không lôi cuốn lắm như bạn đã nghĩ, rồi từ từ xem lại cách tiếp cận của mình.

– Nếu khăng khăng sáng tác nhiều kiểu tác phẩm khác nhau về mặt nghệ thuật, hãy sáng tác một loạt nào đó song song với từng tác phẩm riêng lẻ khác. Hoặc sáng tác theo loạt một tí rồi nghỉ ngơi quay sang các tác phẩm riêng kia rồi lại quay lại sáng tác tiếp loạt.

– Khi đã chốt được ý tưởng cho loạt tác phẩm, hãy theo sát ý tưởng đó, khó nhưng hãy bắt bản thân tập trung cao độ, có kỷ luật để không bị sao lãng. Sự kiên định luôn được thấy trong loạt các tác phẩm thành công.

*

Lời người dịch:

– Sáng tác theo series số lượng tác phẩm vừa phải không phải sản xuất hàng loạt mass production số lượng tác phẩm nhiều bất thường.

– Bài này đúng với những tác phẩm riêng lẻ thuộc tầm trung hoặc trung cao, còn những tác phẩm đỉnh cao như bức “Cầu Long Biên” của họa sỹ Mai Duy Minh thì ngoài chất lượng nghệ thuật, giá trị của tác phẩm là ở tính độc nhất về mặt vật lý vật chất của nó, vẽ nhiều lại mất hay, tôi nghĩ vậy.

Mai Duy Minh, “Cầu Long Biên”, 1.65 x 2m

*

SOI: Lúc đầu Soi post nhầm bức “Cầu Long Biên” khác, cũng của Mai Duy Minh, khiến một bạn đọc cmt xong thì cái hình cũng đã biến mất. Soi xin được post thêm ảnh chụp tác phẩm đó vào đây nhé, dù đây không phải là bức mà Thúy Anh nói tới trong bài:

Mai Duy Minh, “Cầu Long Biên”, 2012, sơn dầu

Ý kiến - Thảo luận

19:00 Friday,16.1.2015 Đăng bởi:  admin
@ Long: Biết là lược dịch từ nhiều nguồn. Thế đi nhé Long.
...xem tiếp
19:00 Friday,16.1.2015 Đăng bởi:  admin
@ Long: Biết là lược dịch từ nhiều nguồn. Thế đi nhé Long. 
18:49 Friday,16.1.2015 Đăng bởi:  Long
Lược dịch từ nguồn nào vậy? Phải ghi rõ nguồn chứ Soi.
...xem tiếp
18:49 Friday,16.1.2015 Đăng bởi:  Long
Lược dịch từ nguồn nào vậy? Phải ghi rõ nguồn chứ Soi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả