|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giới“Ông Bastian – người du hành vượt thời gian”: khi Kum Kum làm kí ức hiện hình 03. 12. 14 - 10:03 amTử DạÔNG BASTIAN – NGƯỜI DU HÀNH VƯỢT THỜI GIAN “Lúc bạn đọc điều này, tôi đã chết Ông ngoại tôi – G.K Bastian Triển lãm này nhằm để tri niệm người ông thiên tài của tôi
Kí ức, là hình dáng của những vật thể rời rạc hiện ra trong tiềm thức. Khi đã trôi qua, một số được kết dính lại vào một khoảnh khắc nhất định, số khác, biến mất. Khi tìm được nhật kí của ông ngoại mình, ông G.K.Bastian – tên say rượu – kẻ dở người – nhà thiên tài – không rõ, Kum Kum Fernando đã cố gắng tìm lời giải hữu hình cho những ghi chép thiếu mạch lạc ấy. Một ngày, sau khi cố gắng sửa chiếc đồng hồ nhưng bất lực, anh nhìn những mảnh vô tri và nhận ra chúng chính là những mảnh tiềm thức, là công cụ vận hành cỗ máy thời gian. Và anh quyết định lắp ghép những mảnh vật sắp sửa trôi vào kí ức trở thành hữu hình, lấy thực tại của bản thân tạo hình cho những chuyện kể của ông ngoại. Tuy nhiên không thể thu lượm tất cả những vật thể hiện hữu, dẫn đến chỉ có thể lắp ghép những vât thể anh khả dĩ thu lượm được qua nhiều thời điểm, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa, biến chúng thành một dẫn chứng thu gọn cho thực tại, thành một mô phỏng cho quá khứ. Có thể hình dung tác phẩm của Kum Kum qua lời của ông anh được dùng để lí giải cho chuỗi tác phẩm: “Bức tường của nhà sưu tầm” Bước vào không gian triển lãm là bước vào không gian của quá khứ. Một bản thu gọn của nhật kí được bằng chữ Sri Lanka trải gần hết không gian triển lãm. (Tuy nhiên ý tưởng này của Kum Kum có vẻ không thành công lắm, vì chúng không trải được toàn bộ không gian, lại trải dưới nền đất để bước lên tạo cảm giác thiếu tôn trọng. Tuy nhiên, sự cuốn hút của tác phẩm cũng khiến điểm trừ này trở nên không đáng kể). Mỗi lần xem tác phẩm của Kum Kum, người xem nhận lại ra rằng mình xem chưa đủ. Bởi cuộc cóp nhặt hàng thập kỉ qua hàng chục quốc gia mang đến sự đa dạng khổng lồ cho những vật thể minh họa cho từng câu chuyện ấy. Xem lần thứ nhất, khán giả thấy những mảnh ghép của chiếc đồng hồ, tờ tiền Việt Nam, mảnh hình nhân thế mạng, cái thìa, chiếc lá, nắp đèn dầu, cái bóng đèn… Xem lần thứ hai khán giả nhận ra mình đã bỏ lỡ sợi xích xe, đôi bông tai, mảnh sứ, sợi dây chuyền… Xem lần thứ ba khán giả vẫn thấy mình vẫn sót chiếc chìa khóa, cái lò xo, ống nghiệm, cây kéo, cái kẹp, cái ốc vít… cho đến lần thứ n mà có lẽ chính tác giả cũng không liệt kê hết những vật thể dẫn chứng cho quá trình sống và thu thập của mình. Và cũng từ đó khiến ta rùng mình, bởi số lượng này tuy nhiều nhưng vẫn có thể đếm được, nhưng lại không là tất cả. Tức là ta đã bỏ lỡ quá nhiều thứ trong chính quá khứ của mình.
Một số tác phẩm khác có đời sống phong phú hơn hẳn khi là viện dẫn cho một câu chuyện thú vị. Như tác phẩm “Tổ chim Koha”. Kum Kum kể: “Mỗi lần mất chìa khóa, ông ngoại tôi bảo hãy tìm ở chỗ chim Koha”. Trên thực tế, Koha là một loài chim không bao giờ làm tổ, chúng đẻ trứng vào tổ của những loài chim khác. Thế là một mảnh tiềm thức được Kum Kum tạo hình nặn dáng, và cái tổ chim không bao giờ có thật ấy đã hiện ra, và đầy những chiếc chìa khóa. Trong khi tìm tòi để hiểu được những câu chuyện hoang đường và đứt quãng của ông ngoại. Kum Kum buộc phải tin vào những gì ông viết, hồ như chúng là những câu chuyện cổ tích. Ông từng nhắc rất nhiều đến những cánh cửa trong nhật kí của mình, rằng một ngày ông bước vào bằng cánh cửa bên trái, nó đã khiến ông du hành thời gian đến một thập kỉ, khiến ông không giữ được lời hứa với người mình yêu, cô đã đi lấy ông chủ nhà băng. Và ông đặt ra một nguyên tắc rằng “Không bao giờ vào bằng cửa bên trái, không bao giờ!”
Triển lãm “Ông Bastian – người du hành vượt thời gian của Kum Kum” có lẽ đã khiến nhiều người bật khóc, nhiều người trố mắt bất ngờ, bởi nó không chỉ kể lại câu chuyện của ông Bastian hay Kum Kum, mà gợi lên một cách rõ ràng về những điều mà chúng ta đánh mất. Đặt ở khu vực cuối cùng của triển lãm, Kum Kum đã tạo ra mô hình của vật mà tất cả chúng ta đều ao ước – cỗ máy thời gian, hẳn đó chỉ là một cỗ máy theo trí tưởng tượng của Kum Kum. Tìm mãi thì tôi mới nhìn thấy chú thích cho cỗ máy này, và có lẽ đó cũng là cách vận hành cho cỗ máy, cách vận hành vô cùng đơn giản: XIN ĐỪNG SỜ VÀO!
Một số hình ảnh của triển lãm:
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|