Nghệ sĩ thế giới

Chiến dịch văn hóa mới của Trung Quốc: cấm cả chơi chữ 06. 12. 14 - 8:09 am

Hữu Khoa - Thúy Vy tổng hợp và dịch.

Mang âm hưởng của Cách mạng Văn hóa ngày nào, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây tuyên bố các họa sĩ, nhà làm phim, và những người làm cho truyền hình sẽ được cử đến sống và làm việc ở những làng nông thôn, để có thể “hình thành một nhãn quan đúng đắn về nghệ thuật và sáng tạo nhiều tuyệt tác hơn,” hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc là Xihua cho biết.

Sáng kiến về kế hoạch này, xuất phát từ Cục Quản lí Báo chí, Truyền thông, Vô tuyến, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc, kêu gọi các đoàn sản xuất phim truyền hình và phim truyện hàng quý đi thăm “những cộng đồng dân thường, các làng mạc, những khu mỏ để làm nghiên cứu thực địa và trải nghiệm đời sống”; và với một vài nhóm làm phim thì nên “sống giữa quần chúng mỗi năm” ít nhất là 30 ngày, trong “những vùng dân tộc ít người và vùng biên”, cũng như tại những thành phố được coi là đóng một vai trò quan trọng trong Cách mạng Văn hóa.

Diễn tuồng mùng Một Tết. Ảnh: Reuters

Tuyên bố này được phát đi chưa tới hai tháng sau khi ông Tập có một bài nói chuyện minh họa rõ sự định vị của ông về nghệ thuật trong xã hội. Theo ông Tập, nghệ sĩ cần “phổ biến rộng những giá trị Trung Quốc đương đại”, và “sự sáng tạo nghệ thuật có thể bay bằng đôi cánh của tưởng tượng… nhưng người lao động nghệ thuật phải giẫm trên nền đất chắc”. Chiến dịch mới dường như để nhằm đảm bảo cho điều kiện thứ hai.

Cục Quản lí Báo chí, Truyền thông, Vô tuyến, Điện ảnh và Truyền hình cũng tuyên bố tuần trước về cấm chơi chữ và chế chữ. Lý do là chơi chữ “làm rối loạn niêm luật trong tiếng Trung Quốc viết và nói, khiến việc cổ súy di sản văn hóa thành khó khăn và có thể làm lạc lối quần chúng, đặc biệt là trẻ em”, theo tờ Guardian thuật lại. Mọi phương tiện truyền thông do đó phải “tuân theo một cách chặt chẽ chuẩn phát âm và chuẩn dùng từ, câu, thành ngữ, – tránh thay đổi chữ viết, câu nói, và ý nghĩa.”

Tiếng Trung vô cùng thích hợp để chơi chữ, chế chữ, vì nó có biết bao nhiêu là từ đồng âm dị nghĩa. Người Trung Quốc tung hứng trên ngôn ngữ của họ, dựa trên chơi chữ, chiết tự, chế lại thành ngữ để tạo những chuyện vui, lời nói thâm thúy…

Nhưng Cục nói: “Các đài phát thanh và truyền hình ở mọi cấp phải thắt chặt các quy định và thẳng tay với việc dùng tiếng Trung bất quy tắc, không chính xác, đặc việt là việc dùng sai các thành ngữ”.

*

Để minh họa cho các bạn thế nào là chơi chữ trong tiếng Trung, xin giới thiệu một tác phẩm của Kenneth Tin-Kin Hung

Kenneth Tin-Kin Hung, “爱国矛盾酒” – “Rượu Mâu Thuẫn Ái Quốc”, 2011, in kĩ thuật số trên canvas, đóng khung gỗ

 “爱国矛盾酒” – “Rượu Mâu Thuẫn Ái Quốc” của Kenneth Tin-Kin Hung 

Đây là một phép chơi chữ về loại quốc tửu nổi tiếng của Trung Quốc (茅台酒 – Mao Đài), nội dung chỉnh sửa của rượu Mâu Thuẫn (矛盾酒) gồm những câu tiếng Trung như sau:
– 纯茉莉花酿制: Lên men và ủ hoàn toàn từ Hoa Lài 
– 爱国度: Độ ái quốc: 120% thể tích.
– 净含量: Khối lượng tịnh: 5000 Năm

– Ma de in China – “Ma de” là phiên âm của 妈的, nghĩa đen là “của mẹ” và giản lược của “đ* mẹ”. Cụm từ này tương đương như “mẹ kiếp!”, hay “Đ…”.

神州天朝马勒戈壁市某山寨酒厂 – “Xưởng rượu Mỗ Sơn Trại, thành phố Mã Lặc Qua Bích, Thần Châu Thiên Triều”.
Thần Châu (神州) tên chỉ Trung Quốc từ thời Chiến Quốc.
Thiên Triều (天朝) là cách dân Trung thời xưa gọi bản thân vương quốc của mình. Nay cư dân mạng dùng cụm từ này một cách giễu cợt để ám chỉ Trung Quốc dưới tay chính quyền hiện thời. Đa phần cụm từ này được sử dụng để ngụ ý các lãnh đạo Trung Quốc là những kẻ tự cao và coi Trung Quốc là tâm điểm của thế giới.
“Mã Lặc Qua Bích” (马勒戈壁)- Sa Mạc Mahler Gobi là quê hương hư cấu của ‘ngựa thảo nê’ (ngựa bùn cỏ) – đây là từ cư dân mạng hay dùng để thay thế cho từ 肏你妈 (đ* mẹ mày) do có cách đọc gần giống nhau để tránh kiểm duyệt trên mạng. Trong tiếng Trung Quốc, (马勒戈壁) “mǎ lè gē bì” nghe cũng giống như 妈了个屄 (l*n mẹ mày).
Xưởng rượu Mỗ Sơn Trại – là xưởng rượu giả nhái nào đó.

敏感瓷加倍过滤- 敏感瓷 (đồ sứ mẫn cảm) đọc giống như “mẫn cảm từ” trong tiếng Trung.
“Từ nhạy cảm” tại Trung Quốc là những thứ như tên các chính trị gia, các phong trào tôn giáo (như Pháp Luân Công), sự kiện như vụ Thiên An Môn (cư dân mạng gọi là ngày 35 tháng Năm, do chính xác đó là ngày 4 tháng Sáu nhưng để tránh kiểm duyệt đã gọi thành như thế, chứ tháng Năm nào có 35 ngày!). 加倍过滤 có nghĩa tăng cường chưng cất (sàng lọc). Cả hai cụm gộp lại thì câu có nghĩa “những từ nhạy cảm đang bị kiểm duyệt khắt khe”.

不管红酒白酒,喝得醉的就是好酒“Dù là rượu trắng hay rượu đỏ, miễn uống say thì là rượu tốt”.
Đây là chơi chữ từ câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình “Dù là mèo trắng hay mèo đen, miễn bắt được chuột thì là mèo tốt”.

 

Ý kiến - Thảo luận

11:25 Saturday,13.12.2014 Đăng bởi:  diletant
Cũng thuộc dạng: bài gì mà hay thế này - với diletant. Lập tức các liên tưởng đổ về" vô sản hóa trí thức văn nghệ sĩ của QTCS cuối thập kỷ 20 TK trước. Nào là chuyện Tập bá bá từng đi cải tạo nhiều năm trong CM văn hóa, nào là chuyện bác Khơ Lốp xốp xem tranh kiểu thày bói... Nào là chuyện Đại vương Zhou Yong Kang bị chơi chữ thành Mỳ tôm hiệu sư phụ Khang (mast
...xem tiếp
11:25 Saturday,13.12.2014 Đăng bởi:  diletant
Cũng thuộc dạng: bài gì mà hay thế này - với diletant. Lập tức các liên tưởng đổ về" vô sản hóa trí thức văn nghệ sĩ của QTCS cuối thập kỷ 20 TK trước. Nào là chuyện Tập bá bá từng đi cải tạo nhiều năm trong CM văn hóa, nào là chuyện bác Khơ Lốp xốp xem tranh kiểu thày bói... Nào là chuyện Đại vương Zhou Yong Kang bị chơi chữ thành Mỳ tôm hiệu sư phụ Khang (master Kang) ở xứ tàu.
Ước mơ có thời gian để dịch một bài của Tây ví nghệ thuật của Tàu là là thứ chính trị (tôn giáo hóa, Lương sơn bạc hóa). Cũng là một cách chơi chữ. Nhưng không luẩn quẩn như của thần dân xứ Khổng, dù có thể vẫn gây tranh cãi. Nhưng nó lại đoán trước được cục diện "bị ép lấy Tàu" của bác Pu. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hợp thể nói về hợp thể

Phan Phương Đông

Leonardo: Ông nói đúng!

Jonathan Jones - Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả