|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếArtu’s Boutique: 4 tiêu chí và 3 dòng gốm Việt 05. 01. 15 - 6:58 am
Về Artu’s Boutique Artu’s Boutique tọa lạc tại số 6 đường Trần Đăng Ninh kéo dài, khu đô thị Dịch Vọng (gần cổng công viên Cầu Giấy), Cầu Giấy, Hà Nội. Được thành lập từ đầu năm 2014, Artu’s Boutique là một thương hiệu chuyên kinh doanh các sản phẩm gốm thủ công cao cấp được sản xuất bởi các nghệ sỹ/nghệ nhân gốm. Các dòng sản phẩm chính là: 1. Dòng gốm kết hợp giữa phong cách Á đông và đương đại (qua mầu men, kiểu dáng, họa tiết và công năng sử dụng). Chủ nhân của dòng gốm này là họa sỹ/nghệ nhân gốm người Pháp Francois Jalov. 2. Dòng gốm thuần Việt phong cách cổ điển: tái tạo các sản phẩm gốm mang kiểu dáng, mầu sắc, hoa văn của gốm Việt cổ. Chủ nhân của dòng gốm này là họa sỹ/nghệ nhân gốm Bùi Hoài Mai 3. Dòng gốm mang phong cách mộc mạc, gần gũi với tự nhiên. Chủ nhân của dòng gốm này là nghệ sỹ Nguyễn Tân, con trai của nghệ nhân gốm Chi Các sản phẩm của Artu’s Boutique bao gồm: Mỗi sản phẩm của Artu’s Boutique là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Ẩn đằng sau mỗi sản phẩm của Artu’s Boutique là một câu chuyện mang đậm ý nghĩa về văn hóa, xã hội và dấu ấn thời gian mà người nghệ sỹ/nghệ nhân muốn truyền tải. Về sự ra đời của Artu’s Boutique Xuất phát từ niềm đam mê đặc biệt với đồ gốm, anh Nguyễn Khắc Tâm – chủ nhân của Artu’s Boutique đã tìm đến những dòng gốm nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam như gốm Đông Gia, gốm Mai, gốm Chi để tạo dựng một không gian là nơi hội tụ và lan tỏa tinh hoa gốm Việt đến người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, Mặc dù mới thành lập từ đầu năm 2014 song Artu’s Boutique đã được nhiều người biết đến. Không chỉ khách hàng trong nước mà khách hàng nước ngoài, khách du lịch đến Việt Nam rất yêu thích.
Artu là viết tắt của Art (nghệ thuật) và Unique (độc đáo) là hai trong bốn tiêu chí bắt buộc phải có đối với sản phẩm của Artu’s Boutique. Bốn tiêu chí đó là: – Nghệ thuật: Được sáng tạo bởi các họa sỹ/nghệ sỹ. – Độc đáo: Khác biệt về kiểu dáng, màu men, họa tiết. – Thủ công: 100% công đoạn sản xuất là làm bằng tay. – Xanh: Là sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường, 100% nguyên liệu được lấy từ tự nhiên, không có hóa chất. Các dòng gốm: 1. GỐM SỨ ĐÔNG GIA – NGHỆ THUẬT TỪ GỐM Cách đây hơn tám năm, François Jarlov, một chàng nghệ sĩ Pháp, vốn được đào tạo về gốm đã đặt những bước chân đầu tiên đến Việt Nam qua khóa đào tạo cho sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội về kỹ thuật Raku – một kỹ thuật làm gốm xưa của Nhật Bản đã được cách tân. Hơn 30 năm gắn bó với gốm, chính anh François Jarlov cũng không ngờ, đến một ngày, tình yêu gốm sẽ đưa anh đến Việt Nam để gặp và yêu chị Mai rồi kết thành chồng vợ. Còn chị Mai, từ một cô gái chưa biết gì về sự kỳ diệu của đất và lửa cho đến khi gặp anh, yêu anh, đã yêu luôn cả gốm. Sau khi lấy nhau, anh chị đã sang Pháp để xây dựng cho xưởng gốm gia đình ở vùng Provence (Pháp). Song với tình yêu Việt Nam và mong muốn góp phần cho quê hương thêm khởi sắc, anh Francois Jalov và chị Mai đã từ bỏ tất cả thị trường ổn định và tên tuổi ở Pháp để về Việt Nam làm lại từ đầu. Họ đã xây dựng một xưởng gốm Gò Công Tây. Mất hàng năm trời thử nghiệm, đi từ cái đầu tiên này đến cái đầu tiên khác, vợ chồng chị Mai phải nghiên cứu xây dựng lò nung thế nào cho phù hợp, chọn đất, chọn men, tìm nguồn cung cấp vật liệu để làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và an toàn cho người sử dụng bằng chính bàn tay của mình. Sự độc đáo khác biệt của gốm Đông Gia Những sản phẩm của Đông Gia đều được làm hoàn toàn thủ công bằng tay, tất cả đều tỉ mỉ từ khâu chọn đất, nặn xương gốm cho đến pha men, nhúng men và canh lò bởi chính người nghệ nhân. Đất được dùng để làm gốm phải là loại đất giàu hàm lượng cao lanh được lấy từ Hải Dương và Gò Công Tây. Khác với những loại đất bình thường khác, loại đất này có khả năng chịu lực và chịu nhiệt độ rất cao. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tới độ bền của gốm Đông Gia. Quy trình nung gốm cũng là điểm khác biệt rất lớn giữa gốm Đông Gia với những dòng gốm khác. Các sản phẩm của Đông Gia đều sẽ phải trải qua hai lần nung trong lò ga. Đâu tiên, sau khi được nặn hình bằng tay, xương gốm thô sẽ được đưa vào lò và nung ở nhiệt độ hơn 900 độ C, sau đó được mang ra để nguội và nhúng men. Tiếp đến sản phẩm lại được đưa vào lò và nung ở nhiệt độ 1300 độ C, mục đích của việc này là tạo được độ chín cần thiết cho men, khiến men chảy ra và kết dính rất chắc với xương gốm. Men chính là yếu tố quan trọng nhất và cũng là bí quyết riêng của mỗi lò Gốm. Đông Gia sử dụng men Hỏa Biến hay còn được gọi là men sống làm bí quyết riêng cho mình. Trong quá trình nung, do yếu tố nhiệt độ và môi trường lò nung thìmen, cao lanh, oxit sắt, xương đất được nung chảy và có sự biến hóa trên khắp bề mặt của sản phẩm, tạo ra bức tranh màu sắc sống động và có hồn ở mỗi góc nhìn khác nhau. Bạn có thể thấy hiệu ứng này khi nhìn trực tiếp những sản phẩm của gốm Đông Gia. Là một họa sĩ tài năng Francois Jarlov luôn biết cách thể hiện, dung hòa giữa sáng tạo hội họa và kỹ thuật chế tác gốm trên từng sản phẩm của mình khiến chúng không chỉ mang màu sắc tươi sáng, có chiều sâu, mà còn rất bên và cứng chắc. Hơn nữa, các sản phẩm của Đông Gia còn là sự kết hợp giữa văn hóa Á Đông và văn hóa phương Tây. Ngoài ra những sản phẩm của Đông Gia còn rất thân thiện với môi trường và mang tính bền vững cao. Thành phần men hoàn toàn tự nhiên 100%, hoàn toàn không chứa chì và các thành phần độc hại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Điều đặc biệt nhất, với mỗi sản phẩm của Đông Gia đều có một công dụng nhất định và ý nghĩa liên quan rất thú vị mà các bạn có thể biết để hiểu thêm hoặc tặng những câu chuyện hết sức ý nghĩa đó đến bạn bè, người thân và hơn thế nữa.
MAI CERAMICS – GIÁ TRỊ THEO TỪNG BƯỚC ĐI CỦA THỜI GIAN Họa sĩ Bùi Hoài Mai là một nhà sưu tập đồ gốm cổ “… mê mẩn những món đồ Lý, Trần, Lê… rồi tiếc, sợ truyền thống đó thất truyền, bèn mày mò làm gốm mong tìm lại những kỹ thuật, hoa văn và khó nhất là mong tiếp nối lại được cái hồn cốt của một thời”. Với tinh thần và niềm say mê ấy, gốm Mai được ra đời. Gốm Mai kết tinh từ ba thành tố: đất, nước và lửa, là sự dung hòa giữa thiên nhiên phong thủy và sự tài hoa của con người. Mỗi sản phẩm mang đậm những giá trị văn hóa và nghệ thuật, toát lên từ màu men tới từng kiểu dáng và họa tiết.
Men cổ: Làm nên nét độc đáo của gốm Mai đó chính là men. Men được tạo nên từ những bài men cổ truyền tiêu biểu thời Lý – Trần, đó là men ngọc, hoa nâu và hoa lam. Nói như Leonardo Da Vinci, đơn giản là sự tinh tế tối thượng. Tìm thấy sự hoàn hảo từ sự đơn giản thực sự là một thách thức thẩm mĩ. Những bài men cổ tưởng chừng mộc mạc mà đòi hỏi bao công sức tìm tòi nghiên cứu mới có thể tạo ra những chất men đẹp thuần khiết. Ngoài ra, màu men của gốm Mai thay đổi rất đa dạng về sắc độ: men xanh trong vắt, xanh ngọc bích, xanh cobalt, màu trắng sữa, trắng đục, hay men nâu màu mật cháy… các màu sắc đều hài hòa tự nhiên.
Tinh hoa của gốm Mai là kế thừa tinh hoa của những hoa văn họa tiết thời Lý Trần – thời kì gốm Việt phát triển lên đến đỉnh cao với những thành tựu rực rỡ. Những nét vẽ mây trời non nước lúc ẩn lúc hiện, thanh thoát và uyển chuyển. Thiên nhiên hoa lá như bung nở và tràn ra trong từng chiếc đĩa, chiếc bát trên nền men dung dị. Tượng ngưu đầu–mã diện theo tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa về sự an lành, tượng gốm hầu quan gửi gắm những tư tưởng tích cực về cuộc sống sung túc. Thạp gốm hoa văn cổ vùng kinh Bắc như thiếu nữ tắm sen, tượng đua thuyền, phù điêu bát âm hay điệu múa cổ truyền dân tộc lấy cảm hứng từ những tác phẩm mỹ thuật, bức trạm khắc cổ mô tả đời sống và các tập tục truyền thống từ xa xưa. Tất cả các họa tiết trên mỗi sản phẩm đều toát lên nét đẹp tao nhã và cổ điển.
Những hình khối, đường nét được vuốt nặn bởi những đôi bàn tay khéo léo của những người thợ ở Hiên Vân Bắc Ninh dưới sự định hướng thẩm mỹ, sự tìm tòi sáng tạo và phát triển của họa sĩ Bùi Hoài Mai. Không cần quá vất vả tìm kiếm cho mình một con đường hay định hình về phong cách, gốm Mai bình dị ngược dòng thời gian, để tiếp nối quá khứ với hiện tại. Gốm Mai như mang hồn cốt cả một thời kì của dân tộc. Gốm Mai chứa đựng những giá trị cốt lõi của đời sống người Việt. Nét đẹp dung dị – gần gũi lan tỏa từ mỗi chiếc bát chiết yêu hay mỗi chiếc đĩa xanh men ngọc giúp ta thoát khỏi những chùng chình hay xô bồ của cuộc sống, bình yên trong không gian gia đình bên những bữa cơm ấm cúng. Bên cạnh việc sử dụng trong ẩm thực, gốm Mai được nâng lên thành những món đồ mang giá trị thẩm mĩ cao dùng để trang trí nội thất hay dành cho nhu cầu thưởng thức. Đó cũng là những món quà tặng tuyệt vời gửi gắm cho bạn bè và người thân bao tình cảm và ý nghĩa tốt đẹp về cuộc sống.
GỐM CHI – VUA GỐM, CHI LỌ Gốm Chi – một thương hiệu nổi tiếng trong giới mỹ thuật được xây dựng bởi nghệ nhân Nguyễn Chi. Đó là một dòng gốm không rực rỡ, nhưng gây tác động mạnh với người xem bởi chất men và kiểu dáng lạ lẫm mà tự nhiên. Người ta còn gọi dòng gốm này là một thiếu nữ thôn quê mộc mạc, chất phác, nhưng có cái duyên ngầm rất đáng yêu.
Sự khác biệt làm nên thương hiệu Gốm Chi nổi tiếng bởi tính ngẫu hứng với kiểu dáng không theo qui chuẩn, màu men tự nhiên biến ảo và những họa tiết trang trí đơn giản mang tính cách điệu. Về kiểu dáng, gốm Chi luôn tạo ra được sự thanh thản. Một chiếc bình cách điệu, được thổi vào đó tinh thần của người nghệ nhân tài hoa. Mỗi bình gốm đều có dáng cao, miệng ngắn, độ eo cân đối, với những họa tiết đơn giản. Men gốm phong phú, độc đáo cũng là một sự khác biệt của gốm Chi. Lớp men tráng lên bề mặt gốm không đều đặn, mà phủ chỗ dày, chỗ mỏng, chỗ để trống, chỗ khác lại nhỏ giọt thả buông, tạo nên sự gợi cảm chiều sâu tinh tế. Ngoài ra về cách thức trang trí, gốm Chi không màu mè sặc sỡ. Đôi khi chỉ là sự cách điệu, tạo điểm nhấn bằng vài ba chi tiết đơn giản, hoặc một vài màu nền nã, nhưng hiệu quả cao. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các sản phẩm của Artu’s boutique qua:
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|