|
|
|
|||||||||||||
Tin tứcTin-ảnh: Đời là một bể chỉ toàn đấu tranh 18. 12. 14 - 1:47 pmPhạm Phong tổng hợp và dịchSTANBUL – Một phụ nữ nhảy múa trước đội quân cảnh sát trong một cuộc tuần hành hôm 9. 12. 2014 tại ngoại ô Kadikoy của Istanbul, chống lại việc cưỡng chế một tòa nhà. Tòa nhà bỏ hoang này lâu nay được/bị chiếm dụng bất hợp pháp, biến thành một trung tâm hội họp của các nhà hoạt động xã hội từng tham gia biểu tình tại sự kiện Gezi Park đình đám hồi 2013. Ảnh: Ozan Kose – AFP Năm 2013, khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một kế hoạch xây cất xóa bỏ và thế chỗ những mảng xanh của công viên Gezi, gần quảng trường Taksim, cuộc biểu tình ban đầu chỉ là chống lại việc phá hủy không gian xanh quý giá của thành phố, và chỉ tập trung ở công viên Gezi. Thế rồi, vấn đề nở nồi dần, lan rộng hơn thành không hỏi ý dân, mất dân chủ, quyền tự do… Biểu tình lan rộng đến 90 địa điểm trên Thổ Nhĩ Kỳ, với 11 người chết, hàng ngàn người bị thương trong những cuộc đàn áp và va chạm. Nghệ sĩ khi ấy cũng tham gia nhiều, và dùng điệu múa, lời ca (ôi!), thêm mặt nạ chống khí độc để thể hiện quan điểm. Ảnh từ huffingtonpost.com
HONG KONG – Một phụ nữ (có vẻ) ung dung tự tại đọc sách bên một con đường, giữa lúc cảnh sát Hong Kong đứng đầy phía sau trong cuộc giải tán các lều lán của người biểu tình tại quận Admiralty hôm 11. 12. 2014, sau hơn hai tháng diễn ra phong trào biểu tình tại đây, chống lại sự áp đặt, siết chặt và thiếu dân chủ của Bắc Kinh thông qua bầu cử sắp tới đối với Hong Kong. Với những người biểu tình vẫn cương quyết thề chiến đấu đến cùng, cảnh sát đã dùng vũ lực để giải tán. Ảnh: Pedro Ugarte – AFP
LIMA – Đấu tranh với con người, với cả thiên nhiên. Một phụ nữ trong trang phục điển hình của cộng đồng người Andean (ở nhiều nước Nam Mỹ, sống bên dãy Andes, có ngôn ngữ Quechua và ẩm thực cùng kiểu Andean) đi ngang một sắp đặt khi ấy đang chuẩn bị cho khai mạc People’s Summit (Hội nghị Thượng đỉnh Nhân dân?) ở Lima, Peru, hôm 9. 12. 2014. Lima của Peru vào tháng 12 đầy những cuộc họp cho việc nước lẫn chuyện toàn cầu. Đó là Hội nghị lần thứ 20 của Liên Hiệp Quốc về chống biến đổi khí hậu (COP20) đang nhức hết cả đầu vì nhiệt độ Trái đất tăng tới mức đáng sợ vào 2014. Sau đó các đại biểu chạy tiếp sang Hội nghị lần thứ 10 các bên tham gia Nghị định thư Kyoto (CMP10), cũng về biến đổi khí hậu. Ảnh: Alonso Chero – AFP
NAZARE – Người thì băn khoăn trước sự giận dữ của thiên nhiên, người lại hồn nhiên tận hưởng sức mạnh của nó. Trong ảnh, người lướt ván không rõ tên đang vượt những con sóng ở ngoài biển Praia do Norte tại Nazare, trung Bồ Đào Nha. Ảnh chụp hôm 11. 12. 2014 của Francisco Leong – AFP
RAWALPINDI – Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, nhiều khi kẻ thù gần nhất lại là con người. Trong ảnh, một nhân viên y tế Pakistan cho một em bé dùng vaccine bại liệt trong chiến dịch chủng ngừa ở Rawalpindi hôm 9. 12. 2014. Các tay súng đã giết 9 thành viên của đội chủng ngừa ở Pakistan, trong lúc trước đó một ngày, phiến quân Taliban khoe rằng họ đã giết được hai cảnh sát được giao đi bảo vệ đội chủng ngừa. Ảnh: Farooq Naeem
MINGORA – Các nữ sinh ở Pakistan đang cầu nguyện cho cô Malala Yousafzai – người nhận giải Nobel Hòa bình – trong một buổi tập trung dưới sân trường tại Mingora, ở thung lũng Swat, hôm 10. 12. 2014. Nữ sinh, đồng thời là nhà hoạt động xã hội Malala Yousafzai từng bị Taliban bắn vì đã can đảm đấu tranh cho việc các bé gái được đến trường. Ảnh: A Majeed.
OSLO – Một nhân viên đang xem những vết máu khô trên bộ đồng phục học sinh của người nhận giải Nobel Hòa bình năm nay, cô Malala Yousafzai. Bộ đồng phục này được triển lãm tại Trung tâm Nobel Hòa bình ở Oslo, hôm 9. 12. 2014. Ảnh: Odd Andersen
Vào tuổi 17, cô Malala đi vào lịch sử là người nhận giải Nobel trẻ nhất, 17 tuổi. Đồng giải với cô là ông Kailash Satyarthi, 60, Ấn Độ, người đã đấu tranh suốt 35 năm cho việc giải phóng hàn ngàn trẻ em khỏi nạn bóc lột lao động. Việc hai người vào chung một giải Nobel Hòa bình thế này đã tạo một biểu tượng về sự liên hệ giữa hai quốc gia láng giềng vốn hàng chục năm nay vẫn xích mích mới nhau. Ảnh: Heiko Junge
17 tuổi, với giải Nobel danh giá này, bỗng thấy thương cho cô Malala Yousafzai. Được đặt lên bàn thờ quá sớm cho những hoạt động khi còn ở tuổi vị thành niên, tuổi được coi là “chưa phát triển một cách đầy đủ về tâm, sinh lý, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn nhiều hạn chế; dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo…”, rồi cả cuộc đời của cô về sau sẽ ra sao, nếu chỉ muốn là một phụ nữ bình thường, không tranh đấu, thậm chí không dám tranh đấu với chồng? Trong ảnh: Malala Yousafzai ở London. Ảnh: Mariana De Vitto Ý kiến - Thảo luận
22:05
Thursday,18.12.2014
Đăng bởi:
ong Bắp
22:05
Thursday,18.12.2014
Đăng bởi:
ong Bắp
kết đoạn cuối nhất
21:02
Thursday,18.12.2014
Đăng bởi:
KK
Cái nhận xét dưới cùng tự nhiên rất lãng xẹt (nhưng mà đúng) :)
...xem tiếp
21:02
Thursday,18.12.2014
Đăng bởi:
KK
Cái nhận xét dưới cùng tự nhiên rất lãng xẹt (nhưng mà đúng) :)
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp