|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnNói lại với nghiencuumythuat: Có nên ngậm miệng để nhìn sâu hại canh? 24. 03. 12 - 8:06 pmPhạm Quốc TrungSOI: Đây là cmt của anh Phạm Quốc Trung – Viện Mỹ thuật, trả lời cho những cmt của bạn nghiencuumythuat, trong bài Phía sau đặc san “luxury”: khi nào mới thôi “du kích”?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Đang đọc cuốn Sát thủ đầu mưng mủ, đến đoạn “Đã Ngu còn tỏ ra Nguy hiểm” thì đứa bạn bảo vào Soi xem có comment NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT (của nick nghiencuumythuat – Soi) ngộ lắm. Thì xem. Đang được câu khen của Soi nên hí hửng. Vào xem thì thấy đúng là mình lại sa vào vòng thị phi rồi, khi cmt suy nghĩ của mình lên Soi về cái lễ kỷ niệm 10 năm Đặc san Nghiên cứu mỹ thuật, kèm độn danh tọa đàm nghiên cứu và đào tạo mỹ thuật. Cũng lại lạ (Hi, Em Có ý Kiến), phì cười vì nghĩ đã có bao ý kiến, ý cò góp ý nội bộ cho việc chấn chỉnh nội dung Đặc san nhưng nào có chuyển biến gì đâu. Quan khách góp ý để sướng tai mà làm gì. Nói độn danh tọa đàm cũng không sai khi mọi người đều chứng kiến rõ điều đó. Nêu một cái tên rất kêu nhưng nào thấy nội dung nghiên cứu và đào tạo đâu? Kiểu treo đầu dê, những việc như vậy sẽ làm mất đi ý định làm việc nghiêm túc và uy tín nghề nghiệp của bao thế hệ cán bộ ở trường ĐHMT và Viện phấn đấu nhiều chục năm mới có được. Mất cái “Gia phong”, như một cán bộ trường ĐHMT nói. Là thành viên trong cuộc, không thể biết mà không nói, không đành ngậm miệng để rồi chịu nhìn thấy có những con sâu làm rầu nồi canh, ô nhiễm sự lành mạnh chung nên tôi phải có ý kiến. Dù biết là sẽ có những ý kiến khác sẽ nói lại. OK. Khi đã vạch ra cái gian dối, cái giả, cái đểu mạo danh công việc chung thì phải chịu tranh cãi thị phi thôi. 1. 2. (SOI: Về đoạn này, xin được tóm tắt một chút để các bạn dễ theo dõi là nick nghiencuumythuat đã viết: Tôi thấy rất nhiều người comment ở đây như ếch ngồi đáy giếng, có một con ếch là Phạm Quốc Trung làm ở Viện Mỹ thuật, thành viên Ban Biên tập thì ngồi trên miệng giếng, nhưng chẳng hiểu vì sao anh ta lại cố gắng gào thét lên là “mọi người ơi trời chỉ to bằng cái vung thôi” trong khi đó những năm đầu tiên tờ đặc san này ra đời, anh PQT là một trong những người đầu tiên trong Ban Biên tập nhưng đặc san chỉ bán mà không phát, mà bán cũng chẳng mấy ai mua, ngay cả giảng viên cũng không được phát, lỗi biên tập thì nhiều vô kể, vậy lúc đó anh PQT đứng ở đâu nhỉ?. Chỉ có điều để Nghiên cứu Mỹ thuật không là “du kích” thì anh Phạm Quốc Trung làm trưởng Ban Biên tập thay anh TRần Hậu Yên Thế.) Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ là sẽ làm trưởng ban biên tập ở cái Nội/ Đặc san này, mà muốn cũng không được. Hi hi. Thời buổi này, muốn cầu danh, mót danh thì phải cơ hội, thậm chí lưu manh, chạy chọt, ngậm miệng nằm gai để cầu thân, những cái đó với tôi khá mệt mỏi, và không thích thế. Tính tôi cứ choang choác, thấy chướng, đểu giả là góp ý choảng ngay, không biết ngậm miệng ăn tiền, không biết “nâng bi” như… ai thì làm cái gì. Chính tôi đã nói nhiều lần trước đây và bây giờ cũng vậy, là chất lượng các bài viết đã từng được đăng trong Nội san quá yếu, nếu tôi có thẩm quyền thì có đến 2/3 (2 phần 3) các bài trong mỗi số Nội san là không in được, yếu cả từ văn phạm cho đến phương pháp nghiên cứu, kiến thức thiếu hụt chắp vá… Thậm chí hiện nay, còn tệ hại hơn khi xuất hiện cả những bài đầy lỗi đạo văn, ngụy tạo, gian dối, mê sảng trong các số gần đây. Ai đọc kỹ thì sẽ nhận ra thôi. Việc này tôi cũng đã có ý kiến với lãnh đạo và ban biên tập rồi. Thế mới đau. Quân hồi vô phèng, nghiên cứu chụp giật thì làm gì có sản phẩm nghiêm túc… (Tất nhiên tôi cũng dốt, như mọi người thôi, nhưng tôi vẫn có quyền nghĩ như vậy). Với ý nghĩ đó thì đừng có mơ, và tôi không mơ và cũng chẳng mong làm trưởng ban biên tập Nội hay Đặc san nào cả. Một cái danh Còi ở một cái Đặc san “Du kích” (mượn lời Soi) thì có đáng gì. Nên đừng ai nghĩ là tôi góp ý kiến phê phán những gì khuất tất, ma giáo trong cách tổ chức bài vở, biên tập và phát hành hiện nay ở Đặc san NCMT là vì mót chức này nọ. Suy nghĩ như thế là đã bệnh hoạn rồi đấy. Ai là trưởng ban biên tập cũng được, miễn là người đấy phải có trình độ nghiên cứu, quảng đại vì công việc, và phải không hành xử khuất tất, thù vặt kiếm mọi cớ dìm bài của những ai không hợp ý mình như hiện nay. Nhưng mà khó tìm ra phết trong tình trạng suy vi về chất lượng con người ở Trường ĐHMT, Viện Mỹ thuật hiện nay. Đau nhất là sự khuất tất trong công việc hiện lại đang chiếm phần chủ đạo trong khâu chuẩn bị tổ chức bài vở, phát hành của Đặc san đấy bạn ạ. Cái đấy không nên nói ra ở đây cho mọi người cười bạn nhỉ.
Cũng không hiểu tại sao, đang thành cái bệnh là, nội dung vẫn thế, phạm vi vẫn thế, chỉ luẩn quẩn phát hành nội bộ mà hai năm gần đây nhiều Nội san của các trường, cơ quan gần như nhất loạt đổi tên là Đặc san, oách hơn thì thành tạp chí. Vậy tên Đặc san thì đặc biệt hơn chăng? Và chất lượng tự trở nên hay hơn chăng? Con người trong ban biên tập đó thì trở nên sang trọng, cao quý hơn chăng? Có lẽ do cảm thấy thế nên có người thày dùi, tư vấn phải làm Đặc san tiếng Anh để giải quyết khâu oai, cho sang, cho tự thấy mình quốc tế ngang với Tây, dù mình thì chữ tiếng Anh Mít đặc? Kết quả, tự vạch cái dốt ra cho người ta cười. Để ra sản phẩm đầy “sâu”. Những ai đã đọc, đã cầm cuốn VNUFA tiếng Anh, bộ mặt đại diện cho học phong của trường ĐHMT VN, Viện nghiên cứu MT, nếu mà biết chữ, hiểu được phần nào, khi thấy thứ tiếng Anh “sâu” hổ lốn ở đó mà vẫn khen lấy, khen để khen xã giao là cuốn đó hay lắm, đẳng cấp lắm, Tây thích lắm… thì phải xem lại nhân cách hoặc trình độ người đó. Khen thế thì có bằng khen đểu, hại nhau rồi còn gì. Lỗi này do ai, bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT chắc biết rõ hơn chúng tôi, sao không nhảy dựng lên mà mắng vào mặt cái đứa nhận thực hiện đã vô trách nhiệm, làm tốn bao tiền thuế của dân và làm xấu uy tín học thuật của Trường Mỹ thuật và Viện? Tiền chùa như vỏ hến. Mắng cả cái đối tác vô trách nhiệm và mắng cái đứa dấu dốt, không chịu hỏi rộng ra thiên hạ, khi bên trường ĐHMT ít ra cũng có vài thày cô có thể xoa đầu nó mà dạy cho vài chữ tiếng Anh để đỡ quê khi làm với văn bản tiếng Anh. Nếu bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT mà có chút vai trò nào đó (thậm chí chỉ là chạy lăng xăng) ở hôm ra mắt cuốn Vờ Nu Pha tiếng Anh, hẳn còn nhớ chuyện này. Một ông họa sĩ Tây sống ở ta, nghe quảng cáo trên mạng nên tìm đến dự buổi ra mắt. Chân ướt chân ráo vừa đến thì ông bị lôi, mời ngay lên ngồi vào hàng ghế chủ tọa và trước đông đảo quan khách, nhà báo, tivi còn được mời phát biểu cảm tưởng về chất lượng nội dung, trình bày tờ VNUFA. Vì phép lịch sự, ông Tây kia đành nói lời hay ý đẹp (dĩ nhiên) là trình bày có nhiều ảnh màu, hình thức có vẻ chuyên sâu… Có cái gì đó tương tự không khí cuộc kỷ niêm 10 năm vừa rồi. Thế nhưng, sau buổi lễ , ông Tây gặp mấy bà Đầm, họ bình về cuốn VNUFA, chê dịch thuật quá kém thì dù đã chót khen nức lòng chủ nhà, ông vẫn phàn nàn chuyện bị MC buổi diễn “bỏ bom”. Quá giả và ẩu. Thôi sự đã rồi, mặt đất có nẻ đâu để mà chui. Lê-nin nói: “Ngu dốt cộng với sự nhiệt tình thì thành kẻ phá hoại”. Quá chuẩn. 3. Thế nhưng, nếu không bán, hay phát không, thì cũng cần gửi đến những địa chỉ có nhu cầu thực sự, đó là ưu tiên thư viện các trường mỹ thuật, những người làm mỹ thuật, những cộng tác viên viết bài, sinh viên mỹ thuật sau đó mới đến các công chức…. gì gì đó. Nếu thấy cần thiết và vô tư trong sáng, thì bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT hãy đề nghị bộ phận phát hành của Đặc san công bố danh sách những địa chỉ nào hiện nay thường xuyên nhận được đặc san gửi biếu? Xem có bao nhiêu phần trăm là các nghệ sĩ , nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, sinh viên mỹ thuật, trường nghệ thuật…lúc đó chúng ta sẽ thấy các số Đặc san mỗi năm tiêu tốn hàng mấy trăm triệu đến được đâu? Vào tay ai, đúng người đúng việc hay vô tăm tích. Ngay cả những người từng làm ở Viện mỹ thuật, làm nghiên cứu mỹ thuật mà hai năm nay không nhận được Đặc san thì mong gì các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, bạn bè cộng tác viên khác nhận được. Hay là có sự lạm quyền ở đây? Muốn phát cho ai thì cho, kiểu ban ơn? Để cũng chứng tỏ là có quyền này nọ dù cái chân phát hành chỉ thực chất là lon ton, nhiều phẩm chất gia nhân trong mắt mọi người. Oai gì đâu mà cứ nhoắng cả lên. Thế nhưng, một ông Tây đầu thế kỷ XX đã viết đại ý: Trong đầu mỗi người Việt Nam đều có một ông quan. Khổ thế, bây giờ đã thế kỷ XXI điều đó vẫn đúng, dù là ông xã, ông huyện, ông viên chức, ông bảo vệ hay ông gia nhân. Tôi nghĩ là đến lúc phải chấn chỉnh lại tất cả các khâu từ biên tập, trị sự của Đặc san và thay đổi cả nhân sự nếu như muốn Đặc san tốt lên, đấy là chưa bàn đến những việc khác. 10 năm kỷ niệm, đã là quý nhưng tồn tại tiếp theo thế nào mới khó nói khi thực tế Đặc san đã phơi bày rõ tổ chức và con người, giả làm việc, giả khoa học, trơ tráo như thế này. Đứa bạn tôi nói: thôi rồi, quá đúng, đúng là một “case study”: Đã Ngu còn tỏ ra Nguy Hiểm Nhưng “case study” là gì nhỉ hả bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT? Chúc vui vẻ.
* Bài liên quan: – 9g sáng 15. 3: Kỷ niệm 10 năm của một đặc san “du kích”
Ý kiến - Thảo luận
15:23
Monday,26.3.2012
Đăng bởi:
Hoale
15:23
Monday,26.3.2012
Đăng bởi:
Hoale
anh Phạm Huy Thông ơi, có tài mới làm nghệ sỹ tự do được, anh còn bán được tranh pháo, chứ đằng naỳ anh Trung của em làm sao bán chữ để có tiền, viết cho SOI cả ngày có được đồng nào đâu, may mà SOI còn yêu thương anh Trung đấy. Cảm ơn SOI đã yêu anh Trung của em.
Đừng dại làm nghệ tự do anh nhé.
12:17
Sunday,25.3.2012
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Tình hình này thì anh Trung cũng sớm thành "nghệ sĩ tự do" thôi. Vote cho anh một phiếu.
...xem tiếp
12:17
Sunday,25.3.2012
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Tình hình này thì anh Trung cũng sớm thành "nghệ sĩ tự do" thôi. Vote cho anh một phiếu.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Đừng dại làm nghệ tự do anh nhé.
...xem tiếp