NEW YORK – NO. 5/NO. 22. 1950 của Mark Rothko (sơn dầu trên canvas, 297 x 272 cm), trong triển lãm “Các nhà biểu hiện trừu tượng” (3. 10. 2010) tại MoMA (Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại, New York). 250 tác phẩm trong bộ sưu tập riêng của MoMa, gồm tranh, tượng, ký họa, tranh in, ảnh, phim được trưng bày trong dịp này.
NEW YORK – “ONE: NUMBER 31, 1950” (Sơn dầu và sơn enamel trên canvas, 270 x 531 cm) của Jackson Pollock là một bức tiêu biểu trong triển lãm “Các nhà biểu hiện trừu tượng” tại MoMA (bắt đầu từ 3. 10. 2010). Truy ngược lại con đường phát triển của chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng từ những ngày đầu tiên của nó ở Mỹ vào 1940, cho đến lúc cực đỉnh là những năm 1960, triển lãm này diễn ra đồng thời với hai triển lãm khác trên nước Mỹ cũng về đề tài này, để tôn vinh “hội họa phong cách Mỹ”.
BEVERLY HILLS – Gallery Gagosian giới thiệu triển lãm “Những bậc thầy về phong cách” – gồm các tác phẩm của các bậc thầy trường phái Biểu hiện Hrừu tượng (hay hội họa phong cách Mỹ). Khác với MoMA, triển lãm mượn tác phẩm từ những bộ sưu tập cá nhân và sưu tập công. Triển lãm cho thấy những phong cách riêng biệt và gần gũi, thể hiện rõ con người họa sĩ khi vẽ của trường phái Biểu hiện Trừu tượng – một lối vẽ mà K. Pollock gọi là “action painting “. Triển lãm mở cửa từ 3. 10 đến 25. 4 năm 2011. Trong ảnh, bức “Không đề XXIV, 1977” của Willem de Kooning, sơn dầu trên canvas, tại triển lãm.
Bức Gathering của Josh Dov (sinh 1971). Josh là một họa sĩ nổi tiếng với những bức vẽ ca-rô. Trong triển lãm mới nhất, “Filles de Kilimanjaro”, Josh Dove không còn vẽ theo motif này nữa.
SAN FRANCISCO – Triển lãm mới, “Filles de Kilimanjaro” (Những cô con gái của Kilimanjaro”), tại Brian Gross Fine Art giới thiệu toàn tranh mới của họa sĩ người Los Angeles, Josh Dov. Vẫn công thức “màu + đường kẻ” nhưng Josh Dove chuyển từ motif ca-rô sang những vạch ngang. Trong ảnh: bức Frelon Brun của Josh Dove.
Lần này, với chất liệu acrylic, trong đợt tranh mới, Josh Dov khai thác sự tương tác giữa những đường viền khi chúng gặp nhau (xưa là chúng “cắt nhau”). Sự lặp lại của màu và sự thay đổi về hình dạng của mỗi đường ngang cùng tạo nên những lượn sóng nhịp nhàng, cho mỗi bức tranh một không khí riêng biệt. Thí dụ trong bức Những cô gái của Kilimanjaro trên, những đường xanh đen, xanh lá cây, và tím biếc với các sắc độ khác nhau đã tạo ra một bảng màu đậm nhưng sống động. Triển lãm tiếp tục đến 11. 9. 2010.
NEW YORK – Gallery Michael Werner giới thiệu triển lãm gồm các tác phẩm quan trọng của Marcel Broodthaers (Bỉ), một trong những nghệ sĩ lớn nhất của thế kỷ 20.
NEW YORK – Sinh năm 1924, ngay từ rất trẻ Broodthaers đã làm thơ và đi gắn bó với phong trào siêu thực Bỉ. Suốt hai mươi năm ông theo nghề viết lách, vật lộn với đói nghèo và không tiếng tăm, trước khi quay sang với nghệ thuật thị giác vào năm 40 tuổi. Năm 1976, khi mất đi, Broodthaers đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn lao và có nhiều ảnh hưởng đến các nghệ sỹ thế hệ sau. Nhiều bảo tàng lớn trên thế giới đã mở các triển lãm về Marcel Broodthaers. Triển lãm tưởng nhớ ông lần này diễn ra vào 9. 9 tới 13. 11. 2010. Trong ảnh: tác phẩm “MB MB MB 1968” của Marcel Broodthaers cũng có mặt trong triển lãm tưởng nhớ ông lần này tại gallery Michael Werner (N.Y).