|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giới30 tháng 12, 1947: ngày “ranh-họa” Han van Meegeren đi gặp zanh họa Vermeer để xin tha tội 30. 12. 14 - 12:00 amBop Lavender
Van Meegeren (1889-1947), họa sĩ người Hòa-Lan, chuyên gia vẽ tranh chân zung, được coi là một trong những “thánh nhái” quái nhất thế kỷ 20. Đương thời, “ranh-họa” gây khá nhiều phiền phức cho nghệ thuật Hòa Lan cũng như lịch sử mỹ thuật thế zới. Vì sao? 1. Thực sự kỹ thuật của “ranh-họa” rất khá, nhưng không được làng nghệ thừa nhận ngay. Sốt ruột cho sự nổi tiếng, “ranh-họa” xoay ra chế tranh đểu của các bậc thầy, đặc biệt là của Vermeer, bán bộn tiền. Thống chế Hermann Göring của Đức cũng zính đòn. 2. Sau khi Đức quốc xã đổ, chính quyền Hòa-Lan túm được tranh của trùm quốc xã, thấy em tranh đểu kia, lần mò tung tích, phát hiện ra “ranh-họa” là người bán. Thế là a-lê-hấp, mời “ranh-họa” nhập kho. Và chàng bị buộc tội: phản quốc và cộng tác với quốc xã (bán tranh Vermeer, là tài sản quốc gia, cho kẻ thù). 3. “Ranh-họa” tái mào, khai thật: chính y-thị là cha đẻ hàng loạt tranh Vermeer đểu, ra lò những năm 1930-1940. 4. Tất nhiên, để thoát tội, “ranh-họa” phải chứng minh trình độ vẽ tranh zả mạo trước sự chứng kiến của nhà đương cục. 5. Hiện nay, người Hòa-Lan tuy đã zần chấp nhận tài khéo của Han van Meegeren, song với lịch sử nghệ thuật, câu chuyện “thánh nhái” van Meegeren luôn là một ví zụ đáng xấu hổ về cái sự ăn theo zanh tiếng của các bậc thầy. À, mà ở nước Nam ta, các “thánh-nhái” từ xưa đến nay cũng không hiếm, độ-thô-bỉ cũng chả kém, đáng buồn thay :((((( * PS: Một thí zụ nhỏ (theo Wikipedia): sau khi biết Vermeer từng học tại Ý, van Meegeren đã zùng bức “The Supper at Emmaus” của một ông Ý là Michelangelo Merisi da Caravaggio làm mẫu cho một tác phẩm chế có cùng tên (hình). “Ranh họa” đem bức này cho một ông bạn là luật sư C. A. Boon, nói ông này đây là một bức thật của Vermeer, và đề nghị ông mang tới khoe cho một ông nữa là tiến sĩ Abraham Bredius đang sống ở Monaco. Ông Bredius này đeo mục kỉnh nghiên cứu kỹ càng bức này, và tuy có chút nghi ngờ nhưng vẫn kết luận đây là tranh Vermeer thật, khen nức nở. Bức tranh sau đó được Hội Rembrandt mua với zá fl.520.000 (tương đương €4.640.000 ngày nay), kế đó tặng cho bảo tàng Boijmans Van Beuningen ở Rotterdam. Đến năm 1938, bức này nổi đình đám trong một triển lãm ở Rotterdam cùng với 450 bức khác của các zanh họa Hòa Lan từ 1400–1800. Tranh được treo kính cẩn ở một khu vực khá biệt lập, người xem rón rén y như trong nhà nguyện, thành kính… Vào mùa hè 1938, “ranh họa” van Meegeren chuyển tới Nice, zùng tiền được chia từ việc bán bức tranh trên mua một zinh thự 12 phòng ngủ. Trên tường zĩ nhiên treo toàn tranh thật của các bậc tổ sư. “Ranh họa” còn chế tranh zả của nhiều zanh họa khác, thí dụ như bức “The Witch of Haarlem”bên dưới đây của Frans Hals (bên trái là tranh thật, bên phải là tranh chế của Van Meegeren – các bạn bấm vào hình mà xem cho rõ). Tháng 10. 1947, “thánh nhái” Han van Meegeren bị điệu ra vành móng ngựa của tòa Amsterdam để chịu xét xử với tội “zan lận, zả mạo các bậc thầy Vermeer và Pieter De Hooch”, “cả gan ký tên các bậc thầy lên tranh zả và thu lời tới 700 ngàn USD” (thời đó, số tiền này rất lớn). * Nguồn: từ FB của Bop Lavender Ý kiến - Thảo luận
9:51
Wednesday,31.12.2014
Đăng bởi:
diletant
9:51
Wednesday,31.12.2014
Đăng bởi:
diletant
Chuyện này hơi bị hay. Cách làm của "ranh họa" tuy gây ra những phê phán, nhưng ổng cũng có được những sản phẩm gây thán phục (The Witch of the Harleem, nhái còn "ngon" hơn thật trong mắt diletant.
Thà làm "ranh họa", đi nhái còn hơn một số... ganh họa, chỉ thấy kèn cựa với người khác vẽ tranh hơn mình.
22:17
Tuesday,30.12.2014
Đăng bởi:
Ngoc Dung
Thông tin trong bài rất hay. Nhưng đọc cả bài khó chịu quá bạn ơi, sao cứ phải dùng chữ "z" vậy?
...xem tiếp
22:17
Tuesday,30.12.2014
Đăng bởi:
Ngoc Dung
Thông tin trong bài rất hay. Nhưng đọc cả bài khó chịu quá bạn ơi, sao cứ phải dùng chữ "z" vậy?
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Thà làm "ranh họa", đi nhái còn hơn một số... ganh họa, chỉ thấy kèn cựa với người khác vẽ tranh hơn mình.
...xem tiếp