Đi & Ở

Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon 03. 01. 15 - 6:59 pm

Sáng Ánh

 

Hôm nay vắng khách, cô hàng cát Petra lưu niệm (nhiều màu xanh đỏ) sang tán gẫu với anh bán nước lựu vắt, phố du khách bộ hành ở Madaba. Ảnh: Sáng Ánh

Tôi uống liền một ly nước lựu vắt, và một ly café Ả-rạp. “Wassad”, tức là có một chút đường, vì bỏ ít nhiều, hay không bỏ đường vào café Ả-rạp là khi đun sôi chứ không bỏ vào sau khi đã pha. Tôi ngồi đây, ngay vỉa hè trước phố bộ hành lưu niệm của thị trấn dành cho du khách, bán những chai đựng cát màu của khu vực kỳ tích Petra hay lọ muối của Biển Chết.

Mùa này rất vắng khách, và trấn nhỏ này chỉ là một trạm ngắn dừng chân của các tour viếng núi Nebo hay trên đường ra Biển Chết cách đây 1, 2 tiếng. Thỉnh thoảng có một đoàn do hướng dẫn chăn nhanh nhẹn và lùa qua con phố để sắm lặt vặt vài lưu niệm sau khi thăm nhà thờ.

Chỉ có mình tôi ngồi trầm ngâm giải khát, trước một cửa hàng trương to đùng “Ở đây nói tiếng Đức”. Dĩ nhiên là tôi nhìn rất khác người địa phương nhưng vì tôi cố định, không lân la các cửa hàng và không rảo qua dáo dác nên cũng rất khác các du khách. Độ nửa tiếng không nói năng gì thì tôi “chìm” vào hẳn khung cảnh quán bên đường, “nhập” vào nhóm nhân viên các cửa hàng chẳng có chuyện gì làm.

Một anh quân đội rằn ri, dáng hiên ngang râu quặp xuống tận cằm vênh váo đi ngang (khác biệt văn hóa nhé, ở đây râu quặp là hiên ngang). Tôi bắt gặp tia mắt nhạo nhìn theo của hai anh cửa hàng bên kia lộ đang vắt vẻo. Mấy anh ra dấu với tôi sau lưng chiến sĩ rất màn ảnh này, là thằng này nó chỉ lái xe thôi và toác miệng cười không ra tiếng. Tại Jordan, quân đội là người Bedouin hung hãn, trung kiên với (và là chỗ dựa của) quyền lực hoàng gia. Thần dân, phần lớn là người Palestine hiền hòa, và tôi, nhìn thì đã biết, chẳng phải là công an, mật vụ của chế độ.

Mươi cô tuổi 20-30 từ đâu đổ đến, các anh chị nhân viên về lại chỗ nhiệm vụ trước cửa hàng để mời chào, mừng ra nét mặt. Khác với các đoàn châu Âu trước, các cô này ăn mặc kiểu tuy là dã ngoại đã đành nhưng kiểu hoa hậu đền An Dương Vương đi dã ngoại. Đây không phải là du khách các nước Ả- rạp trong vùng tuy nước da thì cũng có cô ngăm ngăm tương tự, có cô lại tóc vàng. Các cô tíu tít mua sắm hàng này hàng kia, tôi không nghe rõ họ nói tiếng gì. Tôi cộc lốc liếc anh bản địa ngồi cách một cái bàn.

Yahoudi (Do Thái )? Tôi hỏi bằng tiếng Ả-rạp.

Jordan là quốc gia Ả-rạp thứ nhì có hòa bình với lại Israel sau Ai cập. Israel thì cách có một con sông (Jordan), bên kia bờ Biển Chết và ở đây có lúc bắt được cả sóng di động của họ. Du khách Israel sang đây giờ là chuyện thường ngày ở huyện, đâu còn phải là năm 1967 khi nhảy dù tiến chiếm cổ thành.

Không, bọn này là Bulgaria làm gái ở Amman, đi tham quan trong ngày ấy mà, anh ta nháy.

Tôi gật đầu, chẳng nói gì thêm. Vốn liếng tiếng Ả-rạp của tôi chỉ có bấy nhiêu, nói nhiều nó lộ.

Thế ông ở đây hả? Anh ta hỏi tôi, thế là tôi hội nhập hết mức thành công.

Không, tôi bảo ngắn gọn thôi như để kết thúc, tôi ở Beirut, vậy là cũng đủ gần mà cũng đủ xa, Beirut, anh gật gù “à”.

.

*

(Những bưu thiếp từ Trung đông này gửi đến bạn đọc nhân chuyến đi mươi ngày sang Lebanon và Jordan vào đầu tháng 11. 2014 để giới thiệu tiểu thuyết “Saigon Samedi của Sáng Ánh, tức Đỗ Kh. tham gia Hội chợ sách Pháp ngữ tại Beirut 

Đây là một thành phố quen thuộc với tác giả, nhưng không gần gũi quá mức đến độ chán ngấy, và vừa ghét lại vừa thương. Bưu thiếp thì vài dòng, và phần ảnh cũng quan trọng, tuy là vớ vẩn cũng chẳng kém phần thư.)

 

*

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

8:42 Tuesday,13.1.2015 Đăng bởi:  candid
Một số mẫu phong bì bây giờ vẫn còn để hình cái máy bay và chữ airmail ở góc nhưng chắc chả ai để ý.

Bổ sung thêm tẹo lý do phải dùng 3 màu này là để bưu điện phân loại cho nhanh. Khi bưu tá lấy thư ra từ thùng thì cứ phong bì nào là airmail thì sẽ được chọn riêng ra để gửi bằng máy bay.
...xem tiếp
8:42 Tuesday,13.1.2015 Đăng bởi:  candid
Một số mẫu phong bì bây giờ vẫn còn để hình cái máy bay và chữ airmail ở góc nhưng chắc chả ai để ý.

Bổ sung thêm tẹo lý do phải dùng 3 màu này là để bưu điện phân loại cho nhanh. Khi bưu tá lấy thư ra từ thùng thì cứ phong bì nào là airmail thì sẽ được chọn riêng ra để gửi bằng máy bay. 
20:45 Monday,12.1.2015 Đăng bởi:  SA
Cám ơn bạn candid đã giải đáp hộ, có lẽ các thế hệ 9x trở đi chưa bao giờ được thấy 1 lá thơ gửi qua bưu điện (snail mail)!

Ngày (xửa, ngày )xưa, thư gửi máy bay còn tính theo cân (từng 5g một, trong khi thư gửi thường tính theo cân từng 20 g một ) cho nên bì thư rất mỏng, còn có cả giấy để viết thư gửi máy bay, cũng mong manh nốt gọi là giấy pơ-lyua (pelure) mặt
...xem tiếp
20:45 Monday,12.1.2015 Đăng bởi:  SA
Cám ơn bạn candid đã giải đáp hộ, có lẽ các thế hệ 9x trở đi chưa bao giờ được thấy 1 lá thơ gửi qua bưu điện (snail mail)!

Ngày (xửa, ngày )xưa, thư gửi máy bay còn tính theo cân (từng 5g một, trong khi thư gửi thường tính theo cân từng 20 g một ) cho nên bì thư rất mỏng, còn có cả giấy để viết thư gửi máy bay, cũng mong manh nốt gọi là giấy pơ-lyua (pelure) mặt trước nhìn thấy mặt sau.

Môt bì thư 'máy bay' và 1 trang giấy loại trên cân nặng đúng 5g và được hưởng giá tối thiểu :-) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vô cảm đến mức này thì bỏ xừ cái nền Mỹ thuật Việt

Bài của Hoàng Lan Anh từ Người Lao Động - Soi bình luận

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả