Đi & Ở

Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh 14. 01. 15 - 6:58 am

Sáng Ánh

Đất Thánh (nói rộng là các địa danh khu vực trong Kinh Thánh) không phải chỉ có người đi hành hương mà cũng có ấm những đôi nhân tình trẻ. Để rồi “tình yêu đó, phôi pha vào sương gió, những nắng trưa tỉnh nhỏ” tại Madaba (30.000 dân số). Ảnh: Sáng Ánh

Cơm phở Jordan các món thì cũng thế, tuy là so với Lebanon hay Syria thì rất tệ. Phụ nữ cũng truyền thống hơn và vẻ đẹp thì tiềm ẩn, phần lớn cài khăn che tóc nhưng không phải cái áo choàng ngoài của họ là không có duyên. Nó cũng ôm người theo bước đi uyển chuyển và xô dạt trời chiều , xóa những ngày đìu hiu chẳng kém ở đâu cả.

Tôi ngồi ăn trưa, nhìn người qua lại rất thưa thớt, dại dột uống một lon bia Petra lớn, 8 độ cồn.

Các em tan trường ra, đây các nữ sinh lại đầu trần, quần bò áo phông, vào quán uống nước. Tôi nhìn ra, mắt đã bắt đầu hoa, chẳng phải tại trưa nắng bên ngoài mà là vì bia ở bên trong. Bên kia công viên là một trường Ki tô chính thống, thuộc giáo phận Jerusalem quản. Giờ mà cách nào về đến được khách sạn, chung quanh đây không có xe khách, mà bước chân tôi sau lon bia mấy ngàn năm văn hiến này giờ cao thấp không được nhịp nhàng.

Bên cạnh chỉ có một nhà thờ. Tường đá, thế kỷ 19 và bé tí xíu. Tôi vào, ông đứng cửa bảo vé 1 dinar (30.000 DVN). Đúng ra, tôi phải thấy là lạ, sao có chuyện trả tiền vé vào nhà thờ. Nhưng tôi đang ngất ngây và mắt díu, bên trong lại mát dịu và nhạc lễ từ loa thánh thót ru. Tôi tìm một chỗ sát tường, cẩn thận thế, nếu mình nghiêng thì còn nó mà đỡ chứ, chắp hai tay trước trán và gục đầu vào cầu nguyện.

Một tiếng sau hay là nửa tiếng, người vào người ra chẳng thấy ai nói gì, mấy cô bé quỳ một gối trước khi vào, một tay chống xuống đất rồi tiến đến bàn thờ hôn lên tượng Chúa, tượng Mẹ. Một anh du khách đeo túi đi vòng vòng xem tranh Thánh và cứ nhắm sàn nhà mà bấm máy liên tục.

Thì ra, đây là Saint George Church, xây dựng lại trên nền cũ của một di tích cổ, chứa bản đồ mosaic trên đá của khu vực Jerusalem từ thế kỷ thứ 6 và được cho là cổ nhất, rành mạch đến mức thấy con lộ chính băng qua thành phố Thánh này, tuy không được bằng Google Map ngày nay. Trong liên kết này, ảnh thứ nhì cũng có một cô bé tư thế y như tôi lúc nãy vậy.

Bản đồ này thì tôi cũng nhìn qua và không có ý kiến, nhưng giấc trưa thì rất đáng một quan tiền dinar.

*

.

*

(Những bưu thiếp từ Trung đông này gửi đến bạn đọc nhân chuyến đi mươi ngày sang Lebanon và Jordan vào đầu tháng 11. 2014 để giới thiệu tiểu thuyết “Saigon Samedi” của Sáng Ánh, tức Đỗ Kh. tham gia Hội chợ sách Pháp ngữ tại Beirut 

Đây là một thành phố quen thuộc với tác giả, nhưng không gần gũi quá mức đến độ chán ngấy, và vừa ghét lại vừa thương. Bưu thiếp thì vài dòng, và phần ảnh cũng quan trọng, tuy là vớ vẩn cũng chẳng kém phần thư.)

 

*

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả