Gẫm & Bình

“Thế giới của Phú: cho người xem thấy được cái họ không nhìn thấy” 31. 01. 15 - 7:08 am

Trần Vũ Hoài

Cảm nhận của một người yêu và sưu tập tranh Phú trong nhiều năm qua

*

Tôi vẫn nhớ rất rõ ngày đầu tiên tôi nhìn thấy tranh của Trần Việt Phú tại phòng tranh Hanoi Studio. Đó là tháng 12 năm 1999, nhân triển lãm đầu đời của Phú. Đó là cơ hội đầu tiên để Phú giới thiệu những tác phẩm của mình với tư cách là một họa sĩ trẻ và rất tài năng, đang háo hức bước những bước đầu tiên vào thế giới nghệ thuật. Tại triển lãm này, các bức tranh tuyệt đẹp của Phú vẽ về nhều chủ đề khác nhau: khỏa thân, tĩnh vật, hoa, phong cảnh, em bé ngồi, sinh viên đánh bạc… Mỗi một bức tranh là một kiệt tác, được vẽ với một sự đam mê hiện rõ trên từng nét cọ. Tất cả đếu gây ấn tượng. Tất cả đều tạo nên những xúc cảm mạnh mẽ ngay khi chạm ánh mắt người xem tranh.

“Chơi bài”, 2007, 70 x 140cm, sơn dầu

Tất nhiên, tôi đã mê tranh của Phú ngay từ khoảnh khắc đầu tiên đặt chân vào thế giới nghệ thuật của em. Tôi đã quay trở lại phòng tranh Hanoi Studio nhiều lần nữa trong suốt dịp triển lãm, chỉ đơn giản để được đắm chìm sâu hơn vào thế giới tranh của Phú. Và cũng do sức hút của một bức tranh đã cuốn hút tâm trí tôi. Đúng ra, đó là một bức tranh rất “lạc lõng” so với toàn bộ các bức tranh khác của bộ sưu tập năm đó. Nó tối hơn và không có những đồ vật đẹp đẽ mà Phú thường vẽ vào thời điểm đó. Toàn bộ bức tranh chỉ là một chiếc ghế và một đôi dép nhựa, loại dép hay đi của người nghèo. Điều ám ảnh tôi về bức tranh là mặc dù tranh không vẽ người, nhưng dường như ta thấy hình ảnh mệt mỏi, đơn côi của một chàng trai trẻ, có vẻ như là sinh viên, đang ngồi trên ghế, tay chống cằm, nhìn vô định vào khoảng tường trống trước mặt như thể đang cố gắng tìm ra lối thoát cho riêng mình. Bức tranh đặc biệt đó mang tựa để “Đêm”, nhưng với tôi, nó có thể mang tựa đề “Cô Đơn” hoặc “Tự Họa”. Tôi đã mua bức tranh đó, trong sự ngạc nhiên thú vị của cô chủ phòng tranh. Ngạc nhiên vì đó là bức tranh thường được coi là “xấu lạ” so với toàn bộ sưu tập đầu đời của Phú, và thú vị trong mắt cô, đó là bức tranh đẹp nhất. Cho tới nay, Phú vẫn coi đó là một trong những sáng tác yêu thích nhất của mình.

Vì là người mến mộ và yêu thích tranh của Phú, nên Phú đã phần nào cho tôi có cơ hội được hiểu hơn về Phú và thế giới của em trong những năm sau đó, điều mà Phú không hay làm với nhiều người. Phú sống một cuộc sống giản dị như của một người nghệ sĩ hành xác, bó mình trong một thế giới tưởng chừng như ngừng trôi với thời gian. Nhưng chính thế giới tối giản đó đã giúp cho trí tưởng tượng của Phú bay thật xa và sự suy ngẫm của Phú thật sâu sắc, giúp Phú chuyển tải được cái hồn của những câu chuyện đời ẩn giấu dưới mỗi sản phẩm sáng tạo của mình. Với tôi, đó chính là sức mạnh chỉ thấy ở những nghệ sĩ bậc thầy.

Các tác phẩm của Phú cho người xem thấy được cái họ không nhìn thấy, và cảm được điều không thể diễn nên lời. Khi người xem nhìn vào một bức tranh của Phú, không vẽ gì hơn ngoài một cánh cửa lớn, người xem buộc phải nghĩ về những gì nằm ngoài vệt nứt sáng mỏng manh trên cánh cửa, dù mỏng manh, yếu ớt nhưng đủ mạnh để xâm chiếm thế giới tĩnh lặng và xác xơ bên trong căn phòng. Đối với nhiều người, trong đó có tôi, hình ảnh đó khơi gợi cuộc sống và hy vọng, tình yêu và nỗi đớn đau tuyệt vọng, và niềm khao khát sống. Người xem cảm ơn Phú và những người nghệ sĩ như em vì đã sẻ chia ý nghĩa nhân văn tuyệt vời đó của nghệ thuật và cuộc sống.

“Sân sau”, 2014, 150 x 110, sơn dầu

Điều đó cũng lý giải tại sao Phú phải mất nhiều năm mới hoàn thành xong một bộ sưu tập. Câu chuyện cuộc đời, với nhiều ý tứ, giàu cung bậc cảm xúc, lại được kể bằng ngôn từ hình ảnh đơn giản không dễ gì có thể được viết trong ngày một ngày hai. Tôi yêu tranh của Phú vì cảm nhận được hành trình trăn trở, quắt quay vì sáng tạo đó của em.

Đó là tâm hồn nghệ sĩ của một tài năng thiên bẩm. Đó là thế giới của Phú.

Ý kiến - Thảo luận

17:34 Saturday,31.1.2015 Đăng bởi:  Một người xem
Tranh của Phú luôn chứa đựng một sự cô đơn, trống vắng, một nỗi buồn nào đó. Cái mà con người thường gọi chung là nỗi buồn thân phận. Bởi vì có nỗi buồn nên nó rất người, rất nhân văn. Nỗi buồn thường làm người ta thêm sâu sắc, thấu hiểu.
Cái giỏi của Phú là từ những góc hiện thực rất hàng ngày, đời thường, Phú phủ lên nó một không gian - mầu s
...xem tiếp
17:34 Saturday,31.1.2015 Đăng bởi:  Một người xem
Tranh của Phú luôn chứa đựng một sự cô đơn, trống vắng, một nỗi buồn nào đó. Cái mà con người thường gọi chung là nỗi buồn thân phận. Bởi vì có nỗi buồn nên nó rất người, rất nhân văn. Nỗi buồn thường làm người ta thêm sâu sắc, thấu hiểu.
Cái giỏi của Phú là từ những góc hiện thực rất hàng ngày, đời thường, Phú phủ lên nó một không gian - mầu sắc - ánh sáng mơ màng của hội họa. Âm u, lấp lánh, bí ẩn, huyền hoặc... Phép màu của hội họa đã đẩy hiện thực vượt lên trên cái thực. Đó chính là nghệ thuật.
Tranh của Phú riêng biệt, nhìn là nhận ra ngay. Một nghệ thuật riêng biệt, có cá tính. 
17:25 Saturday,31.1.2015 Đăng bởi:  LC
Ngoài những điều giúp cho nhìn thấy, triển lãm lần này của Phú còn giúp cho em cảm thấy và hiểu thêm về sự tinh tế của mối quan hệ giữa các tài năng. Cùng với cách giải quyết vô cùng hay: né tránh. Bức tranh, giá bán tranh hay ai là người sỡ hữu nghệ thuật...không còn là vấn đề. Càng ôm ấp, mộng càng xa vời. Dần dà, người ta xem tranh và khen tranh bằng quán tính c
...xem tiếp
17:25 Saturday,31.1.2015 Đăng bởi:  LC
Ngoài những điều giúp cho nhìn thấy, triển lãm lần này của Phú còn giúp cho em cảm thấy và hiểu thêm về sự tinh tế của mối quan hệ giữa các tài năng. Cùng với cách giải quyết vô cùng hay: né tránh. Bức tranh, giá bán tranh hay ai là người sỡ hữu nghệ thuật...không còn là vấn đề. Càng ôm ấp, mộng càng xa vời. Dần dà, người ta xem tranh và khen tranh bằng quán tính của kỷ niệm, về một thời hoa bướm lãng mạn xa xưa, chứ không nhìn vào tấm toan trước mắt. Bởi lẽ, cái gì hay đều phải dã lìa xa, đã phai tàn, đã tiếc nhớ. Âu cũng vì chưa mấy ai thoát tục toàn phần, mà chỉ tiếp tục quờ quạng tìm cơn mơ giữa mây mù của lý trí đang kêu khóc đòi những giá trị tuyệt đích, vô vọng thôi... 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả