|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞĐặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava 05. 02. 15 - 8:36 amĐặng TháiỞ bài trước, chúng ta đã mải lang thang qua hết những yếu tố văn hóa ngoại lai ở Fiji, giờ có lẽ nên quay lại với những gì là bản địa, là iTaukei. Là một đất nước gồm nhiều đảo lớn nhỏ, trọng tâm của thương hiệu du lịch Fiji là những hòn đảo bé tí ti, nằm trơ trọi giữa biển xanh, nước trong vắt. Có đảo to nhiều resort sang trọng, có đảo hoang, có đảo chỉ tổ chức tour trong ngày nhưng cũng có dịch vụ cực kỳ cao cấp: đảo chỉ có một cái nhà cho đôi tình nhân mới cưới hưởng tuần trăng mật với cảm giác vương quốc này có mỗi hai ta. Biển ở đây còn rất sạch, môi trường cũng được giữ gìn cẩn thận nên chỉ lội nước đến bụng cũng đã thấy san hô và cá bơi quanh chân. Lặn biển ở Fiji tuyệt đẹp, đúng là một trong những nơi lặn đẹp nhất thế giới. Ai có hứng thú với bộ môn này thì không nên bỏ qua. Cá bơi từng đàn và san hô mãn nhãn như trong Finding Nemo, có cả dịch vụ lặn xem cá mập. Hai anh chị người Anh nọ mê lặn đến Fiji từ mười năm trước, rồi quên luôn đường về, sinh cơ lập nghiệp ở đây, mở dịch vụ lặn biển quy củ và đàng hoàng, hướng dẫn viên lặn người Fiji tận tình và chu đáo khỏi bàn, giá thì đương nhiên không rẻ như Việt Nam nhưng cũng còn rẻ chán so với những gì được ngắm. Người Việt mình thường không biết bơi bài bản hoặc là sợ nước, phổ cập bơi cho trẻ con càng yếu kém, máy bay trên trời cao cả nghìn cây số thì đi rồi chứ xuống đáy biển có chục mét thì không dám thử mặc dù rất đơn giản và an toàn. Phải lặn xuống mới thấy được cảm giác cực kỳ khác lạ, mọi âm thanh và mùi biến mất nên thị giác được tập trung toàn bộ sức lực để chiêm ngưỡng những tuyệt tác của tạo hóa. Những ngọn núi lửa ở Fiji vẫn chứa đựng trong lòng đầy nhiệt lượng nên những dòng suối nước nóng và bùn khoáng nóng ở đây cũng là một điểm hấp dẫn cho khách du lịch. Mình cũng phải tranh thủ đi để “tân trang nhan sắc” và “chăm sóc làn da”. Đi taxi cùng một đôi người Anh để chia hai tiền xe, họ ngồi rì rầm tâm sự còn mình lại chìm ngập trong thiên nhiên qua cửa kính. Những nhà thờ ở Fiji phải nói là những thiết kế đơn giản nhất mình từng thấy mà sao chúng quá hoàn hảo khi nằm yên tĩnh và hài hòa trong khung cảnh xung quanh. Điểm tắm nằm ngay cạnh ruộng khoai sắn, rất là gần gũi với thiên nhiên. Nước nóng đến gần 80°C, người ta cho trứng vào cái túi, treo lơ lửng giữa ao nước nóng để luộc. Không biết món trứng luộc nước khoáng có tính là đặc sản ở đây không nhỉ? Đầu tiên tất cả bị lùa xuống ao bùn, rồi đắp bùn lên mặt cho nhau. Ông Tây đầu hói bóng lộn đắp bùn lên kín cả đầu, thấy dễ chịu quá còn kêu lên: “Hình như tóc tôi đang mọc lại thì phải?”. Có một em Hàn Quốc rất xinh, da trắng nõn nà, mặt như diễn viên, cũng xuống “spa” ngâm bùn. Thế mà đến lúc em ấy tắm lại cho bùn rã ra thì thôi rồi, bao nhiêu son phấn trôi đi hết, chỉ còn mặt em… ôi xót xa!Mình tự nhủ rằng sau này phải cho vợ sắp cưới đi tắm bùn, để có thể yên tâm thanh thản trong suốt quãng đời còn lại. Nhìn những làng quê nghèo, điểm tắm suối khoáng đơn sơ mình cũng muốn mua gì đấy cho họ, coi như là đóng góp cho kinh tế địa phương. Nước thì nóng, trời thì nắng, lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô thì bụng đã kêu òng ọc. Gọi luôn món của nhà người ta, trông hai cái đĩa nhựa sơ sài, ăn ai ngờ ngon quắt tai. Đây mới thực sự là món ăn ở đây, không phải của bất kì dân tộc nào khác mang đến.
Sau cả ngày rong ruổi, được nằm trên võng trong ánh trăng mịn màng, nghe sóng biển nhịp nhàng, gió biển dịu dàng và tiếng là dừa xào xạc đã thấy hạnh phúc lắm rồi. Ai ngờ còn gặp ngay ban nhạc bên nhà hàng xóm lôi đàn ra hát và vò rễ cây để uống. Loại rễ cây này vò trong nước tạo ra một loại rượu gọi là kava nổi tiếng khắp vùng. Món rượu dân tộc này giờ đã được đóng chai xuất khẩu. Ai đi Fiji mà chưa uống kava kể cũng phí. Men rượu ngà ngà và nhạc rộn rã kết hợp với nhau vui đáo để. Xem hát xong vào nhà bật tivi xem tin tức, chợt khựng lại vì thấy trên màn hình một bộ phim truyền hình mình đã xem. Cao thủ nào đoán được phim gì, xin nhận của tại hạ một lạy. Tên phim là gì xin đợi hồi sau sẽ rõ! Tái bút: Chuyện này kể ra thì vừa buồn cười nhưng cũng vừa đáng nhớ. Quốc phục của người Fiji gồm Bula shirt ở trên và một cái váy ở dưới gọi là Sulu. Thỉnh thoảng vẫn nghe có người nói duy nhất đàn ông Scotland mặc váy, sang Fiji mới biết không phải. Từ chính trị gia, cảnh sát đến thường dân, đàn ông hay đàn bà, ở nhà hay đi làm đều có thể mặc váy. Sulu được thiết kế rất đẹp, lịch sự chứ không phải longi suốt ngày tuột của dân Myanmar. Số là mình muốn hòa nhập cộng đồng nên đã mua một cái loại công sở. Lần đầu tiên trong đời được mặc váy thấy khác lạ lắm ạ. Giờ mới thực sự hiểu đoạn hội thoại: “Mặc váy để làm gì?”-”Cho nó mát”-”Nó là cái gì?”. Để mà gây được ấn tượng bằng trang phục mình đang mặc ở một sân bay của Mỹ hay Úc thật khó lắm, vì người ta đến từ khắp nơi trên thế giới, sari lướt thướt của Ấn Độ, áo choàng lòng thòng và kín mít của phụ nữ hồi giáo, khăn quấn đầu và váy vắt chéo ngực của phụ nữ châu Phi, mũ vuông tròn của đàn ông các nước… thế mà mình vẫn nổi bật lên như một thằng ăn mặc kì quái nhất sân bay. Cái lạ là mình tóc đen, da vàng, mũi tẹt mà lại mặc váy. Đứng trước chỗ nhập cảnh, mấy ông bà Trung Quốc đang xì xà xì xồ, thấy mình càng bàn tán tợn, cuối cùng một ông đại diện ra hỏi bằng tiếng Tàu, đại loại là cậu đến từ đâu. Tiếng Trung thì biết được dăm ba chữ, đành tương đại “Yuè Nán” (Việt Nam), thế là ồ lên rõ to làm tất cả đội cảnh sát phải quay ra nhìn. Lúc ra khỏi sân bay còn có hai bà Fiji chạy lại khen sulu đẹp và nhận đồng hương, làm mình cứ cười mãi đến tận lúc về nhà.
* Cùng một tác giả: - Nobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel - “Hồng trà” của Tàu và “Chai ” của Ấn - Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc? - Ẩm thực Ấn Độ (bài 2): Chán cơm có roti, chán cà ri thì nhịn! - 16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc - “Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười - Ẩm thực Ấn Độ (bài 3): Nếu không ngại làm và không sợ dầu mỡ - Ẩm thực Ấn Độ (bài 4): Mật ngọt chết người - Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam - Kẻ hảo ngọt lần theo con đường của mía - Phía nam biên giới, phía đông mặt trời: Khi thời gian trôi kiểu Fiji - Đặc sản Fiji (bài 1): Fish and chip, cà ri, vịt quay và thịt người - Đặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava - Chưa đi chưa biết Suva, đi rồi mới biết… - Đường lên biên giới: thăm Sa Vĩ, ăn gật gù, xem Mũi Ngọc - Qua cầu Bắc Luân: xong bát mì tàu, mong về cố quốc - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 1): những con buôn thông minh - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 2): Đất nước đa tài và Đông Tây chạm mặt - Muốn thỏa mãn bao tử phải thử bao tử Trung Hoa - Hai anh em bánh nếp: một miền Bắc, một miền Trung - Vanuatu (bài 1): từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá - Vanuatu (bài 2): run rẩy đi rình núi lửa phun - Vanuatu (bài 3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo - Vanuatu (bài 4): từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo - Vanuatu (bài 5): tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh - Vanuatu (bài 6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng - Vanuatu (bài 7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic - Vanuatu (bài 8): bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu - Nobel Banquet (phần 1): từ ngày ra đời đến khi thắt lưng buộc bụng - Nobel Banquet (phần 2): hết chiến tranh là ăn phức tạp - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 4): Hạng bét tranh tĩnh vật, hạng nhất vẽ thánh thần - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 5): Dầu thay cho trứng, gỗ cứng thế bằng vải mềm - Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 6): Thoát ly họa phường, bắt chước hàng Tàu - Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà - Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp - Quốc bảo thường để cất đi - Đi xem quốc bảo: ngắm núi này lo cho núi nọ - Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn - Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối - Vanuatu (bài 9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển - Ấn Độ: Nam-Bắc một nhà, hay là việc ăn lá đa và lá chuối - Nobel banquet 2019: “Đến cuối thì mọi việc cũng đâu vào đấy!” - “Thụy Điển kiều”: những Karl Oskar và Kristina không quên quá khứ Ý kiến - Thảo luận
20:24
Friday,6.2.2015
Đăng bởi:
Lâm Karo
20:24
Friday,6.2.2015
Đăng bởi:
Lâm Karo
Hawai Five-0 ??? :)
12:18
Friday,6.2.2015
Đăng bởi:
Riêng&Chung
Bài này hay và vui. Cảm ơn tác giả.
Bài 1, 3 đọc vui và truyền cảm hứng, bài 2 không cộng hưởng lắm vì đọc hơi mệt, dù biết hỏi bác google chưa chắc ra nhiều thông tin bằng trong bài. Cài câu đố về phim truyền hình để gợi bài tiếp theo cũng thú vị phết : )). Nhưng sao cảm thấy hình bóng người Hàn Quốc hiện lên qua các bài của tác giả hơi rõ ràng, theo kiểu vai ...xem tiếp
12:18
Friday,6.2.2015
Đăng bởi:
Riêng&Chung
Bài này hay và vui. Cảm ơn tác giả.
Bài 1, 3 đọc vui và truyền cảm hứng, bài 2 không cộng hưởng lắm vì đọc hơi mệt, dù biết hỏi bác google chưa chắc ra nhiều thông tin bằng trong bài. Cài câu đố về phim truyền hình để gợi bài tiếp theo cũng thú vị phết : )). Nhưng sao cảm thấy hình bóng người Hàn Quốc hiện lên qua các bài của tác giả hơi rõ ràng, theo kiểu vai phản diện?! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp