Trường phái

Về phong trào Biểu hiện (Expressionism) Đức, thế kỷ 20 07. 03. 15 - 6:36 am

Thúy Anh dịch

 SOI: bài này nằm trong loạt bài “Các trường phái hội hoạ: Chủ nghĩa Lãng mạn đến nghệ thuật Hiện đại” mà Thuý Anh dùng xin tài trợ in sách bán gây quỹ hỗ trợ hoạ sỹ. Xem thêm về dự án tại đây. Những tít nhỏ trong bài do Soi đặt thêm. Bài ở đây sẽ không đầy đủ bằng bài mà Thúy Anh sẽ in trong sách do Soi đã lượt bớt, đặc biệt là phần “Những người chịu ảnh hưởng”.)

Franz Marc, “The Large Blue Horses”, 1911

Biểu hiện (Expressionism) là phong trào nghệ thuật hiện đại bắt nguồn từ lĩnh vực thơ ca và hội họa ở Đức đầu thế kỷ 20, sau mở rộng ra nhiều lĩnh vực kiến trúc, hội họa, văn chương, nhạc kịch, múa, phim ảnh và âm nhạc. Đặc điểm của phong trào là thể hiện thế giới xung quanh bằng cái nhìn chủ quan, triệt để bóp méo (thế giới xung quanh) tạo hiệu ứng về mặt cảm xúc nhằm khơi gợi tâm trạng hoặc ý tưởng. Họa sỹ Biểu hiện mong muốn thể hiện ý nghĩa và những trải nghiệm tình cảm hơn là hiện thực vật chất.

Expressionism được phát triển như là một phong cách tiên phong chủ yếu ở Berlin trước Thế chiến I, 1914, phổ biến qua suốt thời Cộng hòa Weimar (là chính phủ của nước Đức từ 1918 sau Cách mạng tháng 11 sau khi Thế Chiến I kết thúc đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào 1933 và Đảng Quốc xã lên nắm quyền).

Thuật ngữ biểu hiện – Expressionism – đôi khi gợi nhắc đến nỗi sợ hãi, lo lắng (angst). Theo cách hiểu chung nhất thì hai họa sỹ thế kỷ 16 Matthias Grünewald và El Greco đôi khi cũng được cho là họa sỹ Biểu hiện dù trên thực tế thuật ngữ Biểu hiện chỉ dùng chỉ các tác phẩm Biểu hiện ở thế kỷ 20.

Quang cảnh Toledo của El Greco, 1595/1610, được cho là mang phong cách trường phái Biểu hiện thế kỷ 20, theo lịch sử được xem là tác phẩm điển hình của trường phái Kiểu cách (Mannerism)

Đặc điểm của trường phái

Các họa sỹ Biểu hiện tập trung vào quan điểm cá nhân, phản ứng lại với chủ nghĩa thực chứng positivism (khuynh hướng nhận thức luận của triết học và xã hội học cho rằng phương pháp khoa học là cách thức tốt nhất để lý giải các sự kiện của tự nhiên, xã hội và con người) và với những phong cách hội họa khác như chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và Ấn tượng (Impressionism).

Trong khi từ Biểu hiện đã được dùng theo nghĩa hiện đại từ sớm những năm 1850 thì xuất xứ của nó đôi khi được quy về cho những tác phẩm có tên Expressionismes của họa sỹ vô danh Julien-Auguste Hervé trưng bày năm 1901 ở Pháp. Một ý kiến khác lại cho rằng từ này được đặt vào năm 1910 bởi sử gia nghệ thuật người Czech Antonin Matějček, trái nghĩa với từ Ấn tượng:

“Họa sỹ Biểu hiện mong ước trên hết được thể hiện chính mình, (từ chối) những nhận thức trực tiếp của mắt để xây dựng nên các cấu trúc hình ảnh phức tạp của tinh thần. Những ấn tượng và hình ảnh trong trí óc đi qua tâm hồn tựa như đi qua một bộ lọc, giúp anh ta rũ bỏ mọi điều vây bám, làm hiện lên cái tinh chất thuần túy nhất của con người anh ta, và rồi cái tinh chất ấy được tinh lọc và cô đặc thành những dạng thức tổng quát hơn để anh ta nhanh chóng chép lại dưới dạng những thể thức và biểu tượng đơn giản trên tranh.”

“Tiếng thét” của Edvard Munch (1893) gây ảnh hưởng đến các họa sỹ Biểu hiện thế kỷ 20


Những tiền nhân

Tiền nhân của phong trào Biểu hiện là họa sỹ Hà Lan Vincent van Gogh, họa sỹ Bỉ James Ensor, Sigmund Freud.

Năm 1905, nhóm bốn họa sỹ Đức dẫn đầu là Ernst Ludwig Kirchner thành lập phong trào Cây cầu – Die Brücke (the Bridge) – ở thành phố Dresden. Có thể cho rằng đây là tổ chức sáng lập nền hội họa Biểu hiện Đức.

Ernst Ludwig Kirchner, “Self-Portrait as a Soldier”, 1915

Vài năm sau, vào 1911, một nhóm họa sỹ cùng tư tưởng thành lập Kỵ mã xanh – Der Blaue Reiter (The Blue Rider) ở Munich –  tên gọi này đến từ tác phẩm Kỵ mã xanh của Wassily Kandinsky năm 1903 và chỉ được dùng chính thức từ 1913. Thành viên gồm Kandinsky, Franz Marc, Paul Klee và Auguste Macke. Là phong trào nghệ thuật Đức, nổi bật với hội họa, thơ ca và nhạc kịch từ 1910-30 nhưng tiền nhân của phong trào lại không phải là người Đức. Bị sa sút ở Đức vì Hitler những năm 1930, phong trào vẫn có những tác phẩm Biểu hiện tiếp nối ra đời.

Franz Marc, “Fighting Forms”, 1914

 

August Macke,” Lady in a Green Jacket”, 1913

Có nhiều nhóm thuộc phong trào Biểu hiện, trong đó có Cây cầu và Kỵ mã xanh như đã nói. Cây cầu tồn tại lâu hơn, Kỵ mã xanh chỉ tồn tại 1911 – 1914 cao trào là 1912. Các họa sỹ Biểu hiện nói chung chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn trong đó có Edvard Munch, Vincent van Gogh và nghệ thuật châu Phi. Họ cũng để ý đến phong trào Dã thú ở Pháp – nguồn cơn khiến họ có xu hướng dùng màu tùy ý ngẫu hứng và bố cục chướng mắt.

Người Biểu hiện cũng không nhận là Biểu hiện

Trường phái Biểu hiện nổi tiếng khó định nghĩa, một phần là do trùng với các phong trào “isms” khác của nghệ thuật Hiện đại như Tương lai Futurism, Cơn lốc Vorticism, Lập thể Cubism, Siêu thực Surrealism và Dada. Richard Murphy từng nói: “Việc tìm kiếm định nghĩa bao quát cho từ Biểu hiện khó đến độ hầu hết các họa sỹ Biểu hiện như Kafka, Gottfried Benn và Döblin đều (là những họa sỹ) một mực chống lại Biểu hiện anti-expressionist.”

Phong trào phát triển đầu thế kỷ 20 ở Đức này là nhằm phản ứng lại với tình trạng mất nhân tính của quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa và nói một cách rõ ràng là Biểu hiện từ chối hệ tư tưởng của Hiện thực. Họa sỹ Biểu hiện chỉ mô tả những sự vật hiện tượng nào kích thích, lay động họ và mô tả theo cảm xúc chủ quan. Điều gây tranh cãi ở đây là họa sỹ nào cũng đầy xúc cảm, không chỉ họa sỹ Biểu hiện, nhiều trường hợp tác phẩm sáng tác ở châu Âu từ thế kỷ 15 trở đi cũng nhấn mạnh cảm xúc mãnh liệt.

Các kiểu nghệ thuật ấy xuất hiện trong giai đoạn xã hội có nhiều biến chuyển như phong trào Cải cách Tin lành Protestant Reformation, Chiến tranh Nông dân Đức German Peasants’ War, Chiến tranh Tám năm Eight Years’ War và sự chiếm đóng Hà Lan của Tây Ban Nha. Khi đó tình trạng cướp bóc, hãm hiếp, tai ương, hỗn loạn, đàn áp… được phản ánh bằng các tác phẩm in khắc, các cảnh vẽ kịch tính kinh dị được mô tả trong đó thường không mấy ấn tượng về mặt mỹ thuật và cũng không gây nhiều cảm xúc nơi người xem.

Biểu hiện Expressionism được so sánh tương tự phong trào Baroque thế kỷ 17 bởi giới phê bình như sử gia nghệ thuật Michel Ragon và triết gia Đức Walter Benjamin. Theo nhà văn Ý Alberto Arbasino, sự khác nhau giữa hai phong trào là “Biểu hiện không lảng tránh các hiệu ứng bạo lực khó chịu, Baroque thì ngược lại. Biểu hiện tung ra nhiều cái “fuck you”, Baroque thì không. Baroque lịch sự hơn.””

Đối nghịch với phong trào Ấn tượng Pháp tập trung diễn tả hình thù trông thấy được của vật thể, các họa sỹ Biểu hiện tìm kiếm khắc họa nội tâm và những cảm nhận chủ quan. Việc tái hiện những ấn tượng đẹp đẽ thẩm mỹ cao về đề tài không quan trọng, điều quan trọng là lột tả những phản ứng nội tâm sâu sắc bằng những màu mạnh và bố cục năng động.

Kandinsky, họa sỹ chính của nhóm Kỵ mã xanh tin rằng chỉ với màu và hình dạng người xem có thể hình dung tâm trạng và cảm xúc trong tranh, một lập luận khiến ông tiến gần hơn đến trừu tượng.

Một thí dụ cho lập luận của Kandinsky: bức “Elbe Bridge I” của Rolf Nesch

 

Bức “Nollendorfplatz” của Ernst Ludwig Kirchner, 1912

 

Franz Marc của nhóm Kỵ Mã Xanh, “Deer in Woods” (Nai trong rừng), 1914

Những người chịu ảnh hưởng

Những ý tưởng sáng tác của họa sỹ Biểu hiện Đức đã ảnh hưởng nhiều họa sỹ Mỹ và rất nhiều họa sỹ quan trọng của châu Âu…

Cuối thế kỷ 20, đầu 21 một số các họa sỹ Mỹ phát triển những phong cách riêng được cho là có Biểu hiện trong đó.

Biểu hiện Mỹ (American Expressionism) và Biểu hiện Tượng hình Mỹ (American Figurative Expressionism) mà cụ thể phong trào Biểu hiện Tượng hình Boston là phần không thể thiếu của nghệ thuật Hiện đại Mỹ giai đoạn Thế chiến II… Biểu hiện Tượng hình Boston dần suy yếu bởi sự phát triển của Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) ở New York.

Sau Thế chiến II, đên lượt Biểu hiện Tượng hình (Figurative Expressionism) gây ảnh hưởng đến nhiều họa sỹ và phong cách trên toàn cầu. Thomas B. Hess viết rằng “Tranh (Biểu hiện) Tượng hình mới mà một số người hằng mong mỏi như để phản ứng lại với Biểu hiện Trừu tượng thì đã tiềm tàng ngay trong Biểu hiện Trừu tượng từ lúc mới bắt đầu, và (Biểu hiện Tượng hình) là một trong những mạch phát triển trực hệ nhất của Biểu hiện Trừu tượng.”

Rồi Biểu hiện Tượng hình New York, Trừu tượng Trữ tình (Lyrical Abstraction), phái Vệt màu (Tachisme) những năm 1940 và 1950 ở châu Âu, phong trào Tượng hình Bay Area (Bay Area Figurative Movement)…

Một số họa sĩ thuộc Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) những năm 1950 cùng tham gia Biểu hiện Tượng hình Figurative Expressionism.

Ở Mỹ và Canada, Trừu tượng Trữ tình bắt đầu từ những năm cuối 1960 và đến những năm 1970. Và Tân Biểu hiện (Neo-Expressionism) là phong cách quốc tế hồi sinh vào cuối những năm 1970 gồm họa sỹ nhiều quốc tịch…

 

Ý kiến - Thảo luận

18:29 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Phạm Kỳ Đăng
Hoan nghênh bài dịch công phu và bổ ích của bạn. Lưu ý bạn xem lại chăng: Kafka, Gottfried Benn và Döblin là những nhà văn và nhà thơ, họ không hề là họa sĩ.
...xem tiếp
18:29 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Phạm Kỳ Đăng
Hoan nghênh bài dịch công phu và bổ ích của bạn. Lưu ý bạn xem lại chăng: Kafka, Gottfried Benn và Döblin là những nhà văn và nhà thơ, họ không hề là họa sĩ. 
11:06 Sunday,8.3.2015 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Trân trọng việc dịch và phổ biến kiến thức! Dưng mà anh Tùng đã bình chỉ ra cái gì thì miễn bàn thêm mất rồi!
Góp ý, hình như những người dịch trước dịch là nhóm "Kỵ sĩ xanh". "Rider" có lẽ đơn giản là "kỵ sĩ', chỉ người cưỡi ngựa chuyên nghiệp (chiến binh, hoặc đưa thư, hoặc "nài"). Còn "kỵ mã' là động từ, là "cưỡi con ngựa" thôi.
"Tướng công kỵ bà c
...xem tiếp
11:06 Sunday,8.3.2015 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Trân trọng việc dịch và phổ biến kiến thức! Dưng mà anh Tùng đã bình chỉ ra cái gì thì miễn bàn thêm mất rồi!
Góp ý, hình như những người dịch trước dịch là nhóm "Kỵ sĩ xanh". "Rider" có lẽ đơn giản là "kỵ sĩ', chỉ người cưỡi ngựa chuyên nghiệp (chiến binh, hoặc đưa thư, hoặc "nài"). Còn "kỵ mã' là động từ, là "cưỡi con ngựa" thôi.
"Tướng công kỵ bà cụ/ Bà cụ tẩu như phi". Hic 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thông báo số 1 và 9 cái băn khoăn

Thông tin từ Cục Mỹ thuật–Nhiếp ảnh–Triển lãm và NGUYỄN THỊ HOÀI BÃO

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả