|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhCatherine Karnow – 25 năm của một đất nước đang thay đổi 05. 04. 15 - 6:43 amThông tin từ BTC
VIỆT NAM – 25 NĂM CỦA MỘT ĐẤT NƯỚC ĐANG THAY ĐỔI Nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ và 40 năm kết thúc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, Phòng tranh Art Vietnam có vinh hạnh giới thiệu tới công chúng triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Catherine Karnow, một hành trình 25 năm bước vào trái tim của Việt Nam. Cha của cô là Stanley Karnow, nhà báo nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách viết về Việt Nam “Việt Nam: Một lịch sử”. Sự kế thừa từ công việc của cha đã cho Catherine một số ảnh hưởng, nhưng rõ ràng cô cũng đã tìm thấy mối liên hệ riêng của mình với mảnh đất này với lịch sử phức tạp và tương lai hứa hẹn của nó. Mối liên kết của Catherine Karnow với Việt Nam và lịch sử 25 năm cô chụp những bức ảnh xã hội đang chuyển đổi cũng như ảnh phong cảnh, là một cuốn nhật ký mô tả từ ngày đầu cô tới mảnh đất bí ẩn này, khám phá những bước chuyển biến quanh co của nó và đắm mình vào mảnh đất và con người nơi đây. Việt Nam có một cách riêng để đi sâu vào lòng người, một cách từ từ và dịu dàng khi nó trở thành một phần trong hơi thở của ta, trong cách chúng ta sống trên cõi đời này mà ngay cả ta cũng không nhận ra điều ấy cho đến một ngày tinh thần và sự sống của ta đã được thấm đẫm nó. Việt Nam đã ăn sâu vào tâm hồn nhiếp ảnh gia này và qua mỗi lần tới đây cô lại có những tình bạn mới – thường là tình bạn lâu dài – với những nhân vật trong ảnh, ta thấy được sự chuyển đổi không chỉ của đất nước này mà còn là của chính bản thân cô. Bằng những bức ảnh, cô thể hiện tình yêu sâu sắc của mình với đất nước này và con người ở đó. Sau các bức ảnh là những câu chuyện phi thường về tình bạn và những mối liên kết kỳ lạ như định mệnh sắp đặt, như ở đây người ta hay nói “gặp duyên”: nó được sắp đặt như thế. Triển lãm được chia thành các mảng theo giai đoạn thời gian, từ những năm đầu thập niên 90, mảng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mảng về trẻ em nhiễm chất độc màu da cam, và mảng về Việt Nam ngày nay. Mỗi một mảng của trưng bày có một vị trí đặc biệt rất riêng, phản ánh những khoảnh khắc được lưu lại qua ống kính của một góc nhìn tinh tế theo từng hoàn cảnh. Các bức ảnh từ những năm đầu thập niên 90 mang tính thâm trầm với nhiều câu hỏi. Phần ảnh về tướng Giáp bắt đầu từ chuyến thăm Đại tướng lần đầu tiên vào năm 1990 cho đến khi nhà báo nước ngoài này được mời về quê hương ông trong lễ tang Đại tướng vào năm 2013, là những bằng chứng để xác định rằng cô không chỉ được chấp nhận ở đây mà cô còn thuộc về mảnh đất này.
Những hình ảnh tiếp theo về chất độc màu da cam, những đứa con lai Việt – Mỹ, cho người xem nỗi buồn và sự xót xa nuối tiếc về những thương tổn đối với những linh hồn vô tội… một bi kịch không thể bù đắp đối với cả hai phía. Những hình ảnh đầy bất an về những đứa trẻ khuyết tật hay sự cô đơn lạc long của những đứa con lai bị bỏ rơi thật không dễ chịu chút nào, nhưng có ý nghĩa quan trọng. Đối mặt với bi kịch trong quá khứ chính là để bắt đầu một quá trình hàn gắn. Trong nỗi đau thương ta vẫn tìm thấy một niềm hy vọng đó là sự hứa hẹn về những bù đắp và hàn gắn. Những bức ảnh trong giai đoạn Đổi Mới phác hoạ một đất nước đang mở cửa hướng tới thương mại quốc tế. Quan hệ hợp tác với nước ngoài được thành lập khi đất nước đường hoàng bước tới một tương lai tươi sáng và được tán dương như con hổ mới của Đông Nam Á. Tiếp tục bước sang mảng tác phẩm về một Việt Nam hiện đại, người xem sẽ cảm nhận được niềm tin khi nhìn tuổi trẻ của Việt Nam bước tới phía trước với những nguồn năng lượng mới và tràn đầy đam mê với cuộc sống. Nó hiển hiện rõ rệt khi chúng ta nhìn vào thế giới tiêu dùng, thời trang, phong cách sống, tất cả những thứ mà 25 năm trước kia chỉ thuần tuý là một giấc mơ… Tại buổi khai mạc triển lãm, chúng tôi vinh hạnh được sự có mặt của cô Karnow cũng như rất nhiều nhân vật trong các bức ảnh của cô và những nhân vật người Việt Nam và người Mỹ quan trọng khác. Đây là một dịp kỷ niệm đặc biệt khi các nhân vật và nhiếp ảnh gia chia sẻ những khoảnh khắc lịch sử được tái sinh và ôn lại những hồi ức xưa quý báu. Đối với cá nhân chúng tôi, hai phụ nữ người Mỹ, nhiếp ảnh gia Catherine Karnow và Suzanne Lecht, giám đốc nghệ thuật của phòng tranh Art Vietnam đã sinh sống ở Hà Nội 21 năm qua, buổi khai mạc này là một cơ hội để tỏ lọng kính trọng với những người đã bước vào cuộc đời chúng tôi và khiến cho Việt Nam trở thành một phần trong trái tim chúng tôi. Hãy đến chúc mừng cùng chúng tôi trong buổi hội ngộ của Catherine với đất nước này và những tình bạn được ôn lại sau hàng thập kỷ. Đây cũng là dịp quan trọng kỷ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ. Đoàn kết trong bình an và hoà hợp, chúng ta hãy cùng tiến tới một tương lai tươi sáng. Ý kiến - Thảo luận
11:45
Thursday,23.4.2015
Đăng bởi:
candid
11:45
Thursday,23.4.2015
Đăng bởi:
candid
Ngày xưa có anh tóc ở Quang Trung có mỗi cái ghế với cái gương nhưng toàn để những kiểu đầu rất oách như Mohican.
9:33
Thursday,23.4.2015
Đăng bởi:
Nghiêm Toàn
Bức ảnh "Người hớt tóc ở Hà Nội", chỗ này ở góc sân VĐ Hàng Đẫy, phía đường Nguyễn Thái Học, anh thợ cắt tóc rất nghệ, mọi người để ý bức tường phía sau. Anh ấy tỉ mẩn đắp xi măng, tô vẽ, mỗi ngày một tí, đến giờ thì thành cả bức phù điêu thủy mặc, có tổng thể, có chi tiết, rất oách :)
...xem tiếp
9:33
Thursday,23.4.2015
Đăng bởi:
Nghiêm Toàn
Bức ảnh "Người hớt tóc ở Hà Nội", chỗ này ở góc sân VĐ Hàng Đẫy, phía đường Nguyễn Thái Học, anh thợ cắt tóc rất nghệ, mọi người để ý bức tường phía sau. Anh ấy tỉ mẩn đắp xi măng, tô vẽ, mỗi ngày một tí, đến giờ thì thành cả bức phù điêu thủy mặc, có tổng thể, có chi tiết, rất oách :)
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp