Bàn luận

PHƯƠNG LINH: Chắc chắn anh đã hiểu sai ý tôi 29. 06. 10 - 1:38 am

NGUYỄN PHƯƠNG LINH

(SOI: Đây là cmt của nghệ sĩ Nguyễn Phương Linh trong bài “To be (ác) or not to be” của bạn Lê Hà. Soi xin được cắt thành một bài riêng để bạn đọc tiện theo dõi và để cho ý kiến của mọi người đều được công bằng. Cảm ơn nghệ sĩ Phương Linh về sự trao đổi quanh tác phẩm. Tên bài do Soi đặt thêm.)

 

Có một số điều tôi muốn chia sẻ cùng anh Lê Hà như sau:
– Anh so sánh việc cắt một cái cây đang sống thì ghê rợn hơn cắt đôi một con lợn đã chết, vì rằng con lợn ấy sinh ra là để cho người ta ăn thịt, làm tôi thấy bất bình thay cho con lợn.
Không có sinh vật nào sinh ra đời đã có chức năng như cây để lấy gỗ, lợn để ăn thịt, cũng như cá mập không sinh ra để người ta lấy vây, gấu không sinh ra để người ta lấy mật, tê giác không sinh ra để người ta lấy sừng… Tất cả đều là do con người tạo ra những chức năng đó cho các loài động/thực vật khác.
Con lợn trước khi chết thì nó cũng đã sống. Người ta phải giết nó trước rồi cắt đôi nó sau. Nếu anh thấy một thân cây là tượng trưng cho sự sống, hy vọng, thì tôi lại thấy con lợn nó cũng là biểu tượng của sự sống, của hy vọng, của phồn thực… Quyền làm lợn của nó cũng cao quý không kém gì quyền làm cây… Anh đã đề cao cái cây của tôi quá, mà hạ thấp phẩm cấp của một con lợn. Tôi thiết nghĩ tôi cắt phần ngọn của hai cây hoa sữa 3 năm, thì cái gốc vẫn còn đó, và ít lâu sau nó lại mọc mầm hai cây mới, còn như con lợn cắt mất cái chân, hay bộ phận nào khác của nó đi, nó vẫn sống, nhưng xem ra thật khốn khổ. Anh thật đã coi thường con lợn quá!
Anh còn nói việc tôi cắt cây hoa sữa 3 năm còn ghê rợn hơn cả việc sử dụng cơ thể đã chết của người khiến tôi đinh ninh anh Lê Hà chắc phái học y học ra mới dũng cảm so sánh như vậy. Tôi đã cắt cây của tôi rồi mà nghĩ đến chuyện làm việc với các xác chết, tôi không khỏi rùng mình.

– Trong các loại quyền (bao gồm quyền của cây cỏ, quyền của lợn…) thì quyền con người là cao quý nhất.
Tôi thấy rất thú vị khi tác phẩm của tôi làm anh liên tưởng tới nhân loại, con người. Trí tưởng tượng của anh rất sâu sắc khi nghĩ tới “bây giờ đang là 1941, một nữ nghệ sĩ bế một em bé Do Thái ra giữa Quảng trường Thời đại cắt tiết. Khi được hỏi tại sao làm vậy thì cô ấy bảo là để cho dân Mỹ thấy điều gì đang xảy ra ở các trại tập trung phát xít, và người Mỹ đừng mũ ni che tai nữa mà hãy nhảy vào tham chiến”.
Tôi đã hình dung ra được một cảnh tượng bi đát như trong phim. Ý anh như tôi hiểu là tôi muốn khuyên người ta đừng cắt cây, nên tôi cắt cho người ta xem cây khổ thế nào. Ví dụ rất mãnh liệt, động chạm đến con người làm tôi thấy mình thật càng thêm ác. Tôi cũng xin có ý kiến rằng đã có những người tự hy sinh mạng sống để đạt tới lý tưởng, và là những câu chuyện thật đã xảy ra chân thực và cảm động hơn câu chuyện của anh như Thích Quảng Đức tự thiêu thân, Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai…

– Tác phẩm của tôi chắng đả động gì đến nữ quyền, giới tính… Anh đã rất cẩn thận trong việc hỏi han người bạn thân bảo vệ nữ quyền. Như vậy trong đầu anh hẳn đã có phân biệt Nữ và Nam khi nhìn vào tác phẩm của tôi. “Tôi thấy các nữ nghệ sĩ thường dễ mắc phải hai cái cliché: một là luôn phải tỏ ra nhân hậu. Hai là phải thật ác, kể cả với ngọn cỏ lá cây cũng phải ác, để chứng tỏ mình mạnh mẽ, mình nữ quyền, mình sexy”. Lại một lần nữa bị động chạm đến tiếng là ác, tôi tự hỏi người thấy làm việc với xác chết không ghê rợn, không tôn trọng quyền của lợn thì có bị gọi là ác như tôi không biết thương cây hay không? Hay phải gọi anh Lê Hà là người có trái tim dũng cảm?

– Tôi chưa bao giờ gặp anh Lê Hà, tôi chắc anh cũng chưa đi xem triển lãm của tôi, chắc chắn chưa một lần phỏng vấn tôi về ý tưởng, học thuật, chắc chắn anh còn chưa đọc cả bản chú thích tác phẩm mà tôi viết, nên cũng chắc chắn là anh đã hiểu sai nhiều về ý đồ của tôi. Nên tôi hy vọng anh đừng vội phán xét công việc của nghệ sĩ bằng cách ngồi nhà nhìn qua ảnh. Tin vui cho anh, người yêu cây, là hai cái gốc của hai cây hoa sữa vẫn sống và đang được trồng lại tại Hòa Lạc, chẳng bao lâu sẽ mọc thành hai cây hoa sữa mới xinh tươi.

*

Bài liên quan:

Phương Linh sẽ làm gì với cái cây?
Chà, lần này thì thương cái cây
–  Nữ nghệ sĩ, xin đừng giết!

Cái cây của Linh: SOI HN lại thấy khác
Đừng vội phán xét
Biết đâu lợn và cây nghĩ khác?

– To be (ác) or not to be?
 – Phương Linh có lời mời

– Thôi thì hy vọng ở bộ rễ 
– Chắc chắn là anh đã hiểu sai ý tôi
– Quyền được chết hẳn
Cảm ơn vì đã cứu SOI

 

Ý kiến - Thảo luận

0:53 Monday,23.6.2014 Đăng bởi:  tetekh
Có 2 thể loại quyền (và trong số nhiều người, ng ta chia làm hai phe là chủ yếu):
1 phe cho rằng, quyền là tự thân nó có, nếu nó gắn với sinh tồn thì quyền đó vô địch, miễn đụng đến, dù anh là ai, cao cấp cỡ nào đi nữa. Phe này tuyên bố cấm đụng đến tánh mạng, nó giết 1 ch
...xem tiếp
0:53 Monday,23.6.2014 Đăng bởi:  tetekh
Có 2 thể loại quyền (và trong số nhiều người, ng ta chia làm hai phe là chủ yếu):
1 phe cho rằng, quyền là tự thân nó có, nếu nó gắn với sinh tồn thì quyền đó vô địch, miễn đụng đến, dù anh là ai, cao cấp cỡ nào đi nữa. Phe này tuyên bố cấm đụng đến tánh mạng, nó giết 1 chục người, ăn thịt đồng loại, phạm tội kiểu j đi nữa thì cũng là mạng sống con người, không đc tử hình, chỉ đc giam lại mà thôi.
1 phe khác cho rằng, con người sống trong xã hội. Quyền con người to thì quyền của cộng đồng còn lại cũng to, quyền của đất nước cũng to, nên nếu vì lợi ích cộng đồng, công lý xã hội chúng tôi có quyền tước bỏ quyền của cá nhân anh. Với người phe này thì bắn bỏ 1 thằng nếu bị kết án tử hình cũng là bình thường vì nó hợp "công lý".
PL VN, thể chế VN đang theo cách này, đa phần "người mình" cũng theo cách này nên dù ấm ức với cái ý tưởng tồi của cô Họa sĩ (?) trên nhưng khi đọc đến phần sau thì tôi ko ấm ức nữa, mà trở nên bình thường: "...chắc chắn anh còn chưa đọc cả bản chú thích tác phẩm mà tôi viết, nên cũng chắc chắn là anh đã hiểu sai nhiều về ý đồ của tôi..."
Đại khái là tôi hiểu, vì cô ấy có ý tưởng tốt, nghệ thuật j j ấy, nên việc cô ấy cảm thấy mình có quyền cưa ngang các bộ phận sinh dưỡng của cây để bà con chiêm nghiệm là điều đúng đắn.
Nhớ mấy bận trước, đọc mấy truyện cũ của ông Nguyễn Tuân, ông có kể về cái nghề chặt đầu. Nghe đâu nhiều thủ thuật lắm, trong số ấy có thủ thuật chặt nhưng ko đứt hết, mà còn dính chút da chút thịt cho đầu nó tòn ten. Thị uy mà, bởi người ta "có quyền" thì người ta làm thế, đừng có xoắn!
ps: gửi cô "Họa sĩ", không biết cô có xót cái cây và thực là muốn nó sống tiếp hay không? Nếu có thì lần sau cô hỏi thử mấy ông hay nghịch cây, nghịch đất xem có cách nào mà cắt ngang thân, trưng 5 ngày nó vẫn sống không? Viện vào cái cớ là cây Mò cua nhiều nhựa nên nó sống dai thì ngô nghê quá.
Cá nhân tôi mách nhỏ cô 1 ý là phần thân đem triển lãm, cô đối xử với nó như là giâm cành vậy: cô ngâm gốc vào thau nước sạch (đừng phân thuốc chi cả) để nó hút nước giữ ẩm. Với phần trên thì cô tháo khớp các cành có lá (cắt hết) để tránh cây mất nước, sau đó cô ráp lại để đạt hiệu quả cây "nguyên con" như mong muốn triển lãm. Chỗ ráp muốn tự nhiên thì với 502 và ít mạt cưa, bụi nhang, đất, tí màu thì không ai nhận ra cây bị cắt đâu. Trong những ngày triễn lãm, cô nên phun sương giữ ẩm cho phần thân cần nó sống. Sau triển lãm, xử lý phần thân như với cành giâm, nguyên tắc là nóng, ẩm để kích rễ và mọi thứ phải sạch để ko thối.
<= quá sức nhiêu khê nhỉ, đúng là đầu đất, thích nghịch đất nên kể lắm chuyện nó dài dòng.
Mong cô cứ sáng tạo thật nhiều, và không phải gánh gạch đá về nhà xây bồn trồng cây.
Thân!
 
16:09 Wednesday,30.6.2010 Đăng bởi:  Lê Hà
Thật xấu hổ các bạn ạ. Giả sử đây là một cuộc đối thoại trong một workshop của Tây thì mọi chuyện đã khác rồi, không có chuyện giả điên lù mù nói chuyện nọ xọ chuyện kia để né tránh vấn đề.
...xem tiếp
16:09 Wednesday,30.6.2010 Đăng bởi:  Lê Hà
Thật xấu hổ các bạn ạ. Giả sử đây là một cuộc đối thoại trong một workshop của Tây thì mọi chuyện đã khác rồi, không có chuyện giả điên lù mù nói chuyện nọ xọ chuyện kia để né tránh vấn đề. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả