|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & Bình“LÂY” như thế liệu có lây được không? 30. 03. 15 - 9:45 amTrang Thanh Hiền
LÂY * Nằm trong chuỗi triển lãm thường niên của câu lạc bộ họa sĩ trẻ diễn ra hàng năm vào tháng 3, “Lây” là nhan đề của cuộc triển lãm năm nay, với tham vọng “truyền lửa, kích thích đam mê sáng tạo, khơi dậy niềm hứng khởi cho những tinh thần trẻ”- như lời giới thiệu của triển lãm. Nhưng thực tế Lây có thực sự là Lây và có lây được không thì còn là điều phải bàn. “Bạn bị lây rồi à? Không chỉ có lời giới thiệu đầy ấn tượng, triển lãm năm nay dường như hoành tráng hơn bởi không gian được các họa sĩ trẻ dày công thiết kế ngày từ mặt ngoài của nhà triển lãm. Những ô vuông đa sắc dày đặc như thể hứa hẹn một nội hàm phong phú. Chưa kể đến danh sách tên những người tham gia. Một sự qui tụ khá đông các thế hệ nghệ sĩ; từ những người đã từng tham gia CLB trước đây và hiện đang hoạt động năng nổ trong môi trường sáng tạo nghệ thuật như Vương Văn Thạo, Lý Hùng Anh, Trần Văn Thức, Đoàn Xuân Tặng, Nguyễn Thế Sơn với vai trò làm khách mời danh dự – “những người truyền lửa đam mê”; tiếp đến là thành viên hiện thời như Phạm Tuấn Tú, Hoàng Duy Vàng, Hoàng Hữu Vân, Trịnh Minh Tiến, Đỗ Hiệp, Vũ Bạch Liên, Lê Thị Minh Tâm, Đặng Tú Thư, Thái Nhật Minh, Lương Trung, Nguyễn Khắc Chinh, và những gương mặt mới tinh như Công Quốc Thắng, Lê Đạt, Phạm Trà My, Lê Thúy, Trịnh Nhật Vũ, Trương Văn Ngọc… khiến người xem đầy hy vọng. Ấy vậy mà, lượn một vòng triển lãm, hầu như lại chả có gì mới. Chưa tính đến không gian kém ánh sáng của nhà triển lãm của Hội Mỹ thuật, thì hầu hết các tác phẩm như im lìm từ sơn dầu, sơn mài, cho đến cả sắp đặt … như thể là đã cũ từng triển lãm ở đâu đó được tập hợp về. Tác phẩm của Thế Sơn với điêu khắc ảnh mặt nhà là một ví dụ. Rất nhiều tác phẩm mang thông điệp không rõ ràng như Lương Trung với “Nhà mặt phố”. Tác phẩm mô tả một bé gái hơi dị dạng ngồi bấp bênh trên một chiếc ghế nhựa, trên đó là một chai bia, một ly rượu, dưới sàn – có lẽ không phải vỉa hè bởi sàn được lát gạch ô đen trắng kiểu nội thất gia đình – là một con chó phốc. Rồi ở cái không gian mà người ta ngỡ là trong nhà ấy lại có một cái mái che di động và một cái cột điện với biển đề phố hàng mã. Cạnh đó là một anh chàng đứng nghiêng đầu vẽ theo hướng nhìn từ trên xuống. Tất nhiên việc hội tụ tất cả những hình ảnh phi lý, siêu tưởng trong một không gian như thực là quyền của nghệ sĩ. Nhưng vấn đề tối quan trọng hơn là việc hội tụ đó chuyển tải được thông điệp gì? Chất độc da cam ư? Nếu nhìn vào gương mặt cô bé? Hay “hàng mã” là sự giả hiệu, vô hình kém bền vững của xã hội đương đại? trong khi đó tên tranh “nhà mặt phố” lại vắt sang một nẻo khác. Vậy thông điệp “Lây” ở đây là gì? “Giấc mơ” của Mai Đại Lưu cũng lâm vào tình trạng tương tự. Tranh vẽ một người đàn bà béo đang lơ lửng trên không trung với một đứa trẻ như đồ chơi nhựa cạnh đó không rõ thông điệp là gì. Chưa kể, điều khiến người ta gờn gợn hơn ở tranh là sự bắt chước cách vẽ người béo của họa sĩ rất nổi tiếng người Columbia Fernando Botero, trong khi nội hàm nghệ thuật và sự khác biệt về bản sắc lại không có. Tính siêu thực tranh tác phẩm “Nằm ổ” của Nguyễn Thái Thăng cũng vậy. Một người đàn bà chửa bị bọc trong một quả trứng và một cái lồng chim dường như đem lại một cảm nhận đèm đẹp nhiều hơn là xúc cảm về cuộc sinh nở hay cầm tù. Vô cảm nhất có lẽ là Nguyễn Khắc Chinh với “Thiền và hoa sen”. Một cô gái mặc áo dài cầm những chiếc lá sen đứng như tượng trên nền màu vàng … Có lẽ cô nàng ấy cũng ngơ ngác không hiểu “Lây” là gì y như người xem vậy. Hay chăng cô nàng bị lây bởi một thẩm mỹ hàng chợ nào đó? Không chỉ tranh, nhìn vào một số những tác phẩm sắp đặt, tình trạng cũng không khá hơn. Tác phẩm “cái nhìn” của Hoàng Hữu Văn với hai khuôn mặt một được vẽ, đặt dưới sàn trên một tấm thảm đỏ, một được làm bằng một khung thép đối ứng ở phía trên làm khung cho những tua dây đỏ tỏa xuống. Không rõ liệu có phải đây là thông điệp về tầm nhìn hay không, nhưng có lẽ cái “lây” thiếu tính sáng tạo bị dập khuôn từ hình mặt người mà trước đó Vũ Đình Tuấn đã làm lập tức được nhận ra. Tất nhiên cũng có một số tác phẩm mang những ý tưởng khá khẩm hơn. “Từ nơi ấy” của Đỗ Hiệp là ví dụ. Trong bóng hình của một người đàn ông, phong cảnh hoa lá như thể được trích ra từ tranh của Henri Rouseaux, nhằm ẩn dụ về “bóng” tức kẻ đồng tính. Nhưng hình như thông điệp cũng chưa đủ mạnh bởi “lây” khiến người ta liên tưởng đến đám đông. Ở tác phẩm “năm người” của Ngô Thành Bắc, thì ý tưởng về đám đông dường như đã hình thành. Họ được rập khuôn kiểu tranh cổ động và bỏ vào trong những cái hộp. Có thể xem đây là một ý tưởng hay, nhưng sâu thì không sâu. Tính chất đa nghĩa, chồng tầng cho những lớp lang nghệ thuật không có, do đó tác phẩm như thể chỉ phản ánh hiện tượng mà không có tính nội hàm. Phải chăng “Lây” chỉ là cái tên “tỏ ra nguy hiểm”, chứ thực chất chẳng có gì khác biệt với các cuộc triển lãm khác. Vẫn là những gương mặt ấy, vẫn là những cái tên ấy, gom lại thành một cuộc triển lãm. Thật hoài công hy vọng rằng ngần ấy những tài năng, ít nhiều đã được khẳng định ở sân chơi đương đại, quyết chơi chung một cuộc và chuẩn bị rục rịch từ khá sớm. Nếu bỏ cái nhan đề “Lây” qua một bên, mà nhìn vào chất lượng thì không ít những tác phẩm cho thấy một tìm tòi sáng tạo mới. Tranh lụa của Lê Thúy, Nguyễn Thu Hương hay tác phẩm đồ họa máy tính của Vũ Bạch Liên đã cho một cái nhìn khác. Nhưng dẫu thế, đó cũng chỉ là những nỗ lực cá nhân, theo đuổi cảm hứng riêng. Để nhập cuộc lại là cả một vấn đề. Lây buồn tẻ bởi cái mạch ngầm chỗ thông chỗ tắc. Bản thân các nghệ sĩ còn không thể chia sẻ với nhau trong cùng một không gian, cất lên được những tiếng nói, thì Lây thế nào được đến cộng đồng?
Rút cục là một chủ đề dẫu hay đến mấy, một ý tưởng mang đầy tính xã hội đến mấy, mong muốn đến mấy cho một sự hòa nhập nghệ thuật vào thời cuộc của ban tổ chức, mà các nghệ sĩ việc ai nấy làm thì triển lãm vẫn chỉ lộ cộ như câu chuyện “góp gạo thổi cơm chung” mà thôi. * (Bài đã đăng trên tạp chí mỹ thuật của Hội mỹ thuật số 267 -268 tháng 3-4/ 2015)
Ý kiến - Thảo luận
3:32
Tuesday,7.4.2015
Đăng bởi:
Nobita-Voldemort
3:32
Tuesday,7.4.2015
Đăng bởi:
Nobita-Voldemort
Ebola nghệ thuật
Bài viết “lây như thế liệu có lây được không)”lại một lần nữa là một thảm hoạ của phê bình lý luận. Thật là khó có thể tưởng tượng nổi lại có những người bỏ công ra viết những lời vô căn cứ, thiếu dữ liệu và vô cảm như vậy. Quang cảnh mới thật thê lương làm sao. Trên quan điểm cá nhân tôi thấy rằng triển lãm “Lây” của Câu lạc bộ hoạ sy trẻ lần này đã có những chuyển biến lớn và chất lượng khác hẳn so với những cuộc triển lãm diễn ra trước đó của Clb. Triển lãm đã dành thời gian để họp bàn một cách tích cực, chủ động trong công việc và dành nhiều thời gian cho công tác tổ chức, kêu gọi được những cá nhân có trách nhiệm, có chất lượng tác phẩm tốt và còn có cả danh tiếng. Các thành viên ban tổ chức cũng là những nghệ sỹ phân chia công việc cụ thể và giúp đỡ lẫn nhau từ dàn dựng trang trí đến trưng bày. Năm nay không có chuyện đến sát giờ mới cầm tác phẩm đến và cố nhồi nhét như các năm trước. Những công việc trên cá nhân tôi đã chứng kiến tận mắt. Tuy nhiên để có một triển lãm với chất lượng chuyên môn cao thì quả thật là “Lây” vẫn chưa làm được. Tôi nghĩ rằng để khắc phục được những hạn chế cố hữu cần phải có những việc làm cụ thể trong tương lai để có được những triển lãm có chất lượng và giàu tính chuyên môn hơn. Cụ thể như việc thành lập một hội đồng độc lập xây dựng những tiêu chuẩn, tiêu chí cần thiết cho những tác phẩm được tham gia. Phải chuẩn bị được kinh phí bằng nhiều cách,giả sử như kêu gọi được tài trợ và có những quy định rõ ràng từ việc bán tác phẩm của những nghệ sỹ trong triển lãm. Quay trở lại vấn đề của bài viết, tác giả quy chụp một cách đầy định kiến và đưa ra những liên kết hời hợt và thiếu khảo sát. Đặt ra những câu hỏi không hề có câu trả lời và hình như tác giả cũng chẳng cần đến câu trả lời từ các phía. Như trường hợp tác giả nhận định tác phẩm của Lương Trung. Tác giả viết “Nhưng vấn đề tối quan trọng hơn là việc hội tụ đó chuyển tải được thông điệp gì? Chất độc da cam ư? Nếu nhìn vào gương mặt cô bé? Hay “hàng mã” là sự giả hiệu, vô hình kém bền vững của xã hội đương đại? trong khi đó tên tranh “nhà mặt phố” lại vắt sang một nẻo khác. Vậy thông điệp “Lây” ở đây là gì?” Băn khoăn như thế sao không phỏng vấn trực tiếp nghệ sỹ. Tiếp tục là sự nhận xét về tác phẩm “Giấc mơ” của Mai Đại Lưu tác giả viết “điều khiến người ta gờn gợn hơn ở tranh là sự bắt chước cách vẽ người béo của họa sĩ rất nổi tiếng người Columbia Fernando Botero, trong khi nội hàm nghệ thuật và sự khác biệt về bản sắc lại không có”. Đọc đến đoạn này quả thật là tôi quá kinh hoàng trước sự nhận xét sắc xảo của tác giả. Tôi không hiểu một trong những hoạ sỹ bậc thầy của nghệ thuật thế giới là Lucian Freud lại dám cả gan “ăn cắp” một cách sống xượng tác phẩm của Jean-Baptiste-Siméon Chardin. Bắt chước từ bố cục cho đến màu sắc, (Tác phẩm của Lucian Freud – After Chardin(1999)). Tôi băn khoăn tự hỏi mình rằng “Nội hàm" của tác phẩm và bản sắc cả nhân của cái lão Freud này ở đâu nhỉ ?” Tác giả có vẻ rất thích từ “nội hàm” và sử dụng 3 lần trong bài viết của mình và ở những vị trí trọng yếu trong bài viết để quy nạp các ý. “Tính chất đa nghĩa, chồng tầng cho những lớp lang nghệ thuật không có, do đó tác phẩm như thể chỉ phản ánh hiện tượng mà không có tính nội hàm.” Phải chăng “Lây” chỉ là cái tên “tỏ ra nguy hiểm” Tôi cũng mạo muội mà nhận xét rằng Chữ nội hàm ở đây cũng nguy hiểm không kém. Và hình như tác giả có vẻ cũng lờ mờ về khái niệm này trong logic học nội hàm. Chỉ là phán đoán từ âm hán việt và nghĩ là nó là một biến đổi nào đó từ phía trong. Chẳng biết “Lây” thì lây thế nào chứ bài viết này mà lây đến cộng đồng thì hậu hoạ chắc cũng chẳng thua virus Ebola là mấy. Những nhà khoa học ở Việt Nam mà rút ra được hình hài của những loại bài viết như trên. Ta tổ chức nhồi bông bán tôi nghĩ cũng đắt hàng chả kém Ebola nhồi bông đang bán rầm rầm ở mỹ.
17:41
Monday,6.4.2015
Đăng bởi:
ong Bắp
rất , rất, rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất giống hình minh họa sách báo
...xem tiếp
17:41
Monday,6.4.2015
Đăng bởi:
ong Bắp
rất , rất, rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất,rất giống hình minh họa sách báo
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Bài viết “lây như thế liệu có lây được không)”lại một lần nữa là một thảm hoạ của phê bình lý luận. Thật là khó có thể tưởng tượng nổi lại có những người bỏ công ra viết những lời vô căn cứ, thiếu dữ liệu và vô cảm như vậy. Quang cảnh mới thật thê lương làm sao.
Trên quan điểm cá nhân tôi thấy rằng triển lãm “Lây” củ
...xem tiếp