|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & Bình“Đời sống loài mèo”: đẹp, nhưng không nhiều mèo 14. 04. 15 - 6:57 amTheo Ken Johnson của New York Times - Hữu Khoa biên dịch
Mèo là một giống lạ lùng. Xa cách, lịch lãm, lúc nào cũng sạch, chúng tỏa ra một sự trầm tĩnh như Đức Phật và một sự hơn (đứt con) người về mặt tinh thần. Một con mèo có thể nhìn chằm chằm vào mặt bạn rồi thờ ơ ngó đi chỗ khác như thể bạn chẳng có gì đáng để quan tâm. Chúng có thể là những kẻ khi cần thì tỏ ra quan cách đến phát bực, lúc lại như những tên hề ngu ngốc, như vô vàn các clip tầm tầm phổ biến trên YouTube đã chứng minh, cho thấy mèo xử sự lố bịch và tệ hại. (Thí dụ mấy cái video Youtube về mấy con mèo gạt hết mọi thứ khỏi cái bàn). “Đời sống loài Mèo: Chọn lọc từ bộ sưu tập Hiraki Ukiyo-e” là một triển lãm tại Japan Society (Mỹ). Đây chắc hẳn phải là một món cho những người yêu mèo “nhấm nháp” một cách thích thú. Lại còn tuyệt hơn nữa khi triển lãm này chuyên về nghệ thuật. 86 bức họa và tranh, bản in trên gỗ, những vật trang trí… có từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, được giám đốc Japan Society là Miwako Tezuka tự tay tuyển chọn chủ yếu từ bộ sưu tập của Hiraki Ukiyo-e Foundation ở Tokyo rồi mang qua đây sắp xếp. Nhưng một số người yêu mèo có thể hơi thất vọng, vì nhiều tác phẩm trong triển lãm chỉ dùng mèo như một hình ảnh rất phụ trong toàn bộ bức tranh hoạt động sống của con người, hoặc có khi mèo chỉ được dùng như một motif trong in vải may áo quần. Trong một số tác phẩm, thí dụ như “A Black Cat Under a Tree” (1915), là một bức tranh được Niwayama Koen (1869-1942) vẽ trên những cánh cửa trượt bằng gỗ tuyết tùng, có con mèo đen đang liếm chân ở góc dưới của bức tranh, rất phụ so với cái cây đầy lá được diễn tả rất mỹ miều bên trên. Lại có những bức tranh in dành cho trẻ con trong đó mèo nhảy mua và nô đùa, nhưng ít bức trong triển lãm này cho thấy mèo có thể kỳ quặc và vui nhộn ra sao trong tính cách, trong những xử sự thưởng ngày. Xem triển lãm, bạn sẽ có ấn tượng rằng người Nhật thời Edo (1615-1868) và nửa thế kỷ sau đó không phát cuồng vì yêu mèo giống chúng ta ngày nay, như văn hóa Internet đã cho thấy. Tuy vậy, vẫn là một triển lãm đẹp. Mèo từ Trung Quốc đến nước Nhật vào giữa thế kỷ thứ VI, nghe đồn là nhờ một con tàu biển chở kinh Phật. Được nuôi làm thú cưng và “có giá” nhờ kỹ năng bắt chuột, mèo nghiễm nhiên len lỏi vào nghệ thuật, văn học, và dân gian Nhật Bản. Nói đến mèo là phải nói tới “dáng mèo”. Một bức in màu trên gỗ của Utagawa Hiroshige có tên “Asakusa Ricefields and Torinomachi Festival” (Những đồng lúa Asakusa và lễ hội Torinomachi, 1857) mô tả một con mèo trắng ngồi trên bậu cửa ngó ra phong cảnh nơi có một đám đông đang tụ tập phía xa xa.
To gần bằng một con mèo thực và đi bằng những nét cọ xám khéo léo, tinh tế, “Meditating Cat With Kyoka Poem” (Mèo thiền với bài thơ Kyoka, cuối thể kỷ 17) của Hozobo Shinkai diễn tả một con mèo mướp béo mập nhìn tới trước trong một trạng thái có thể nói là tột đỉnh mãn nguyện.
Một phong cách mèo khác dễ nhận ra ngay được diễn tả bằng lối tả thực tuyệt vời về giải phẫu học, ở một bức in khắc gỗ của Takahashi Hiroaki có tên “Cat Prowling Around a Staked Tomato Plant” (Mèo lảng vảng quanh một cây cà chua cột vào cọc – 1931), trong đó một con mèo trắng-đen mắt mở to đang uốn mình rình một con mồi vô hình.
Mèo rình mồi xuất hiện tại một trong năm mảng của triển lãm, “Mèo biến hình: tưởng tượng và thực tại”, trong đó bày những tác phẩm ấn tượng nhất diễn tả không phải là những con mèo nhà mà là những con to như sư tử hay cọp. Trong bức khổ lớn màu nước và mực nho có kỹ thuật siêu đẳng của Yoshimura Kokei. “Dragon and Tiger” (Rồng và Cọp, 1836), một con cọp dễ thương lạ lùng đứng trên một sườn núi với bộ vuốt rất xinh, nền phía sau là một con rồng uốn lượng trồi lên từ đám mây giăng vần vũ. Nếu con ác thú dễ thương này dường như thiếu phần cơ bắp săn chắc của những con hổ thực sự, thì đó là có lý do cả: ở Nhật không có những giống “ác mèo” ấy, cho nên các họa sĩ đành dùng tạm mèo nhà làm mẫu.
Mảng thứ nhất của triển lãm có tên “Mèo và Người”, là hình ảnh những cô gái bao hạng sang áo quần xa xỉ ôm thú cưng. Một vài bức vẽ lại tình cảm “quá đà” mà con người ban cho con vật, như trong một bức tranh in khắc của Tsukioka Yoshitoshi, 1888, có một người phụ nữ với đủ lệ bộ y phục cung đình đang cuộn mình quanh một con mèo trắng.
Và hình ảnh duy nhất rõ ràng là gợi dục của triển lãm này là bức “Khỏa thân chơi với mèo” của Takahashi Hiroaki, trong đó một người phụ nữ khỏa thân dùng một cái khăn quảng nhử nhử một con mèo con đang chăm chú.
Mảng thứ hai của triển lãm, “Mèo như Người”, tập trung vào một truyền thống lâu đời nhiều thế kỷ, thể hiện những con thú được nhân cách hóa, gọi là giga. Những bức tranh in giữa thế kỷ 19 bày ở đây thể hiện những sinh vật nửa người nửa mèo đủ lệ bộ áo quần đang diễn những vở tuồng giải trí của thời ấy. Có một bức của Utagawa Yoshiiku vẽ một nhóm chân dung những gương mặt diễn viên nổi tiếng nhìn là nhận ra ngay nhưng lại có tai nhọn, ria mèo, lông vằn vện.
Giống như ở phương Tây, nơi mèo hay giao du với đám phù thủy và có thể mang lại điềm gở, trong văn hóa dân gian Nhật, mèo cũng có mặt tối của chúng. Mảng thứ ba của triển lãm có tên, “Mèo vs Người” dành cho hình ảnh của mèo quái vật (bake neko). Trong số những tác phẩm phức tạp nhất về hình thức là những bức tranh in đầy ắp các hành động của hai họa sĩ thế kỷ 19, Utagawa Kuniyoshi and Utagawa Kuniteru, minh họa những câu truyện liên quan đến thứ sinh vật ác độc ấy. Trong nhiều tác phẩm của hai vị, con người hành động trên những cái nền là mặt mèo khổng lồ, gầm gừ đầy hung hiểm.
Nhưng mèo cũng có thể là điềm lành. Hãy nghĩ tới maneki neko, còn gọi là “mèo may mắt”, với mắt tròn xoe , luôn tay vẫy chào mời ở nhiều cửa tiệm châu Á. Tại triển lãm cũng có bày hai thí dụ: một tượng gốm nhỏ bằng ngón tay cái từ cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20; cái còn lại lớn hơn một chút và bọc trong lụa, có vào đầu thế kỷ 20. Chúng là tổ tiên của “nhân vật” nổi tiếng toàn cầu “Hello Kitty” – kẻ sinh năm 1974, quá trễ nên không được cho vào triển lãm này…
* “Life of Cats” tiếp tục đến 7. 6. 2015 tại Japan Society, Manhattan, New York Ý kiến - Thảo luận
23:54
Saturday,18.4.2015
Đăng bởi:
Katty
23:54
Saturday,18.4.2015
Đăng bởi:
Katty
Đẹp quá ạ!! Mà cũng nhiều mèo đấy chứ!
Giá triển lãm ở VN nhỉ, để đi xem và hy vọng mua được vài bức mini mèo của các tranh cổ. Mà em chịu chả hiểu Kitty dễ thương nổi tiếng kiểu gì, so với mèo cổ và cả các mèo thường trông Kitty ngu vãi :(
10:12
Wednesday,15.4.2015
Đăng bởi:
phó đức tùng
xem tranh long hổ buồn cười quá. mình không nghĩ lý giải em hổ đáng yêu đó là do xứ mặt trời mọc không có hổ, lấy mèo làm mẫu nên thành con hiền như vậy. Người nhật có truyền thống làm mặt nạ sân khấu, cách điệu, nhân cách hóa, năng lực thể hiện thiện ác, lành dữ vô cùng điêu luyện, cho dù là con chuột nhắt muốn thành yêu tinh cũng thể hiện được chứ đừn
...xem tiếp
10:12
Wednesday,15.4.2015
Đăng bởi:
phó đức tùng
xem tranh long hổ buồn cười quá. mình không nghĩ lý giải em hổ đáng yêu đó là do xứ mặt trời mọc không có hổ, lấy mèo làm mẫu nên thành con hiền như vậy. Người nhật có truyền thống làm mặt nạ sân khấu, cách điệu, nhân cách hóa, năng lực thể hiện thiện ác, lành dữ vô cùng điêu luyện, cho dù là con chuột nhắt muốn thành yêu tinh cũng thể hiện được chứ đừng nói con mèo.
Em hổ này vừa béo, không cơ bắp, vừa móm, không râu, không lông mày, không vuốt, vân hình tròn mềm, đặc biệt vân trán, mặt cụp xuống hiền lành, có nghĩa là cố tình bỏ đi tất cả những yếu tố tạo thành sự ác thú, khiến cho nó thành con thú bông đáng yêu. Nhưng mà để ý cái dáng con này, đúng là dáng một con mèo đang vểnh đuôi đái để đánh dấu (trym mèo nhỏ, quay ngược ra đằng sau, khi đánh dấu lãnh thổ cong đuôi lên, xịt ra sau như phun nước hoa). Để ý mắt nó vừa lưu manh, lém lỉnh, vừa hả hê. Rõ ràng nó đái vào con rồng trông hầm hố, giáp trụ kia. thẳng luồng đái của nó, vân mây khác hẳn, như vết xịt. Mặt con rồng cũng rất buồn cười, cảm giác là chun mũi vì tởm, tay đang giơ lên theo thế chuẩn bị bịt mũi. Tranh này có cái hài hước rất kiểu Banksy, không phải dạng tranh thờ long hổ thông thường. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Giá triển lãm ở VN nhỉ, để đi xem và hy vọng mua được vài bức mini mèo của các tranh cổ.
Mà em chịu chả hiểu Kitty dễ thương nổi tiếng kiểu gì, so với mèo cổ và cả các mèo thường trông Kitty ngu vãi :(
...xem tiếp