|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamBravo là Hoan hô hay là một sự kiện không thể bỏ qua của tháng 5 22. 05. 15 - 7:40 pmVũ LâmNgày 3- 5 vừa qua có một triển lãm “không thành kế” vừa diễn ra ở một nơi khá xa trung tâm thủ đô, tại tổ 11 thôn Gia Tân, thị trấn Quang Minh (gần Mê Linh Plaza). Nôm na cho dễ hiểu, thì nó diễn ra gần sân bay Nội Bài, đi từ trung tâm Hà Nội đến đó cũng chừng gần 30km Tại sao lại gọi là triển lãm “không thành kế”, vì xét ra nó vẫn là một cuộc trưng bày chưa chính thức (theo nghĩa “chính thức” là phải có giấy phép của cơ quan chủ quản), thành ra nó trở thành một cuộc bày tranh tại tư gia mời bạn bè đến xem. Cuộc trưng bày này diễn ra tại một căn nhà mát của gia chủ tên là Đinh (hình như anh là một kiến trúc sư, rất thân thiết với giới mỹ thuật), giữa xung quanh là cánh đồng và một con sông nhỏ bao bọc, làm khi đến đây, ta rất nhớ đến những buổi chiều ở miền Tây Nam Bộ… Đây là một dự án của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Đinh Thị Thắm Poong và (sự tái xuất giang hồ) của nghệ sĩ Nguyễn Văn Cường cùng chị Đỗ Tường Linh (tôi không rõ có thể gọi Linh là nghệ sĩ không khi cô rất yêu mỹ thuật, lấy họa sĩ và đẻ ra… nghệ sĩ nhí). Dự án được tài trợ bởi Quỹ CDEF (Quỹ trao đổi và Phát triển văn hóa Đan Mạch-Việt Nam), được khởi động từ giữa năm 2014. Như vậy là dự án kéo dài được khoảng gần 1 năm, và đếm số nghệ sĩ tham gia tác phẩm (làm tôi hoa cả mắt) là 56 tác giả, lớn bé, già trẻ; nổi tiếng, chưa nổi tiếng, giầu có, chưa giầu có… đủ cả. Tại sao cái gì mà thu hút đông thế này? Có lần được trò chuyện với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tôi hỏi ông tại sao ông lại viết “Võ Lâm ngoại sử” – một tiểu thuyết hài hước về chân dung các văn sĩ Việt dưới hình thức “chưởng” pha “Tây du”. Ông không nghĩ ngợi mà trả lời và kèm hỏi ngược lại ngay, đại ý rằng tôi viết truyện đó vì thấy văn chương ta lâu nay nó nặng nề quá, kém vui, kém u-mua, cậu có thấy thế không? Tôi nghĩ một hồi rằng từ bé đến nhớn học và đọc văn ta đúng là không chiến đấu thì cũng giáo huấn, chở đạo thuyền khẳm nọ kia nhọc thật, ít thứ truyện mà không truyện, lấp lánh tinh anh biến hóa buồn cười giữa những điều củ chuối. Có phải vì vậy mà khi lớn lên về nhà, rầu đời liếc lên giá sách ngại chẳng dám rút quyển nào, nhưng rút Tây du ký ra, vẫn đọc và cười hức lên được? Dự án của họa sĩ Thắm Poong có tiêu đề là “Hoan hô” tiếng Việt hoặc “Bravo!” (tiếng Pháp, thật buồn cười là tiếng Anh cũng dùng thán từ này, nhưng là danh từ thì nó có nghĩa là “thích khách”) và đề nghị nghệ sĩ tham gia vẽ tranh tương tự như tranh cổ động. Thường thì ta hiểu vẽ tranh áp-phích, cổ động là vẽ theo một mục đích của một thế lực đông đảo cần huy động nhiều người hưởng ứng. Các họa sĩ Việt Nam, phía Bắc từ sau 1945, từ danh họa cho đến không danh họa gần như chẳng ai chưa từng vẽ tranh cổ động. Tranh cổ động vẽ tay, in đồ họa thời kháng chiến, chiến tranh của Việt Nam giờ trở thành một di sản rất được các nhà sưu tầm nước ngoài ưa thích. Cũng cần nói thêm là sau khi có công nghệ đồ họa vi tính và photoshop, cùng in bạt hiflex, nghề vẽ tranh cổ động bằng tay coi như chết hẳn từ hàng chục năm nay. Họa sĩ Thắm Poong không yêu cầu họa sĩ vẽ cổ động như là bị bắt làm hay được thuê, mà “cổ động” những thứ mỗi cá nhân muốn, nghĩ ra. Hình thức vẽ, khổ tranh và chất liệu tùy thích, như vậy là độ mở hết cỡ. Chính vì vậy nó thu hút được (quá) nhiều nghệ sĩ tham gia tác phẩm. Và cũng do vậy nên xem tranh của dự án rất chi là vui trong tình hình mỹ thuật đương đại ở ta vốn cũng hay “chở đạo (ít mà) thuyền (vẫn) khẳm”. Tuy nhiên cũng có nhiều nghệ sĩ hiểu khác đi mục đích của dự án, thành ra… phong phú thêm. Nhiều bức họa bị đẩy xa tới mức không cổ động nữa mà trở thành “mạn họa” (một từ khác của biếm họa, nhưng nghĩa rộng hơn, do họa sĩ Phan Kế An đề cập từ tiếng Tầu). Và sau đây là một số ảnh tường thuật từ cuộc trưng bày này:
(Muốn xem từng bức thì đợi đến kỳ sau nhé, xem từng bức và tiểu sử nghệ sĩ). Ý kiến - Thảo luận
10:51
Saturday,23.5.2015
Đăng bởi:
lc
10:51
Saturday,23.5.2015
Đăng bởi:
lc
bây giờ bầy xong, gặp nhau xong, tiệc xong, dự án xong...thì ai đem tranh về nhà người nấy ư? thế thì chán, ứ hay ! chị Thắm nên lập một Quỹ tranh và đồ art, hay một bộ sưu tập đương đại, hay một cái kho kỷ niệm. Rồi sau vài lần như thế nữa, ở những đề tài to lớn hơn, là một Bảo tàng contemprary dần thành hình đấy. Địa điểm thì về xin số1 Lương Yên, chỗ anh Thanh. Rồi ta bán vé vào cửa, hớ hớ, rồi làm các solo và work shop... Chứ cứ áo gấm đi đêm thế, chẳng cống hiến gì cho dân cho nước, thơm lừng mùa chả rươi được một thoáng chốc, uổng phí lắm. Em có ý kiến thế thôi chứ lòng em chong chắng, áo dính nhựa cây, thuốc tẩy giun đây, bôi vào là hết...!!! Ối anh Cường em vẫn còn cái lọ vẽ mua từ salon Natasha từ thế kỷ trước nè?
20:39
Friday,22.5.2015
Đăng bởi:
Bàn-Văn-Lùi
chèng đéc !
sự kiện ngầm oách thế mà không thấy các loắt choắt phím hoặc gửi tin mật báo vào các hộp thư kín trong nội đô cho các lão thành ẩn dần dật biết mà lần mò bí hiểm đến hội kiến nhể ??? Tiếc đứt ruột ! ...xem tiếp
20:39
Friday,22.5.2015
Đăng bởi:
Bàn-Văn-Lùi
chèng đéc !
sự kiện ngầm oách thế mà không thấy các loắt choắt phím hoặc gửi tin mật báo vào các hộp thư kín trong nội đô cho các lão thành ẩn dần dật biết mà lần mò bí hiểm đến hội kiến nhể ??? Tiếc đứt ruột ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp