Kiến trúc

Optical Glass House: đẹp nhờ vách kính công phu 28. 05. 15 - 7:50 am

Phát Tường phỏng dịch từ Dezeen

Optical Glass House được xây dựng bên một con lộ đông đúc, nhưng kiến trúc sư Hiroshi Nakamura và studio NAP của ông lại muốn tạo nên một ốc đảo riêng tư, trong đó chủ nhân vẫn hình dung được bên kia bức tường kính xe cộ đi lại ra sao, người ta qua lại thế nào…

“Cảnh xe chạy và đám đông đi lại bên ngoài êm ru không tiếng động đã truyền cho đời sống căn nhà thêm phong phú,” kiến trúc sư nói.

Đứng bên trong và nhìn ra đường phố chuyển động, không tiếng động

*

Nhà hơi phức tạp, nên hãy xem clip ở đầu bài này, nếu lười thì đọc tiếp:
 

Đầu tiên ông xã cho xe vào garage, bạn mở cổng bước vào nhà. Tầng trệt, bố trí cùng với garage là một phòng ngủ phụ, một phòng trà Nhật, và một phòng “ăn chơi”.

 

Có một cầu thang dẫn từ tầng trệt lên. Trước khi bước tới những bậc cấp, bạn đi qua một giếng trời có ghế tựa. Ngồi đây vừa nhìn được ra phố, vừa thấy những chuyển động của nước từ trên cao chiếu xuống.

 

À, vì ngay trên đầu là một giếng trời nước, cũng là đáy kính của một hồ nước lộ thiên ở tầng trên.

 

Rồi bạn lên cầu thang

 

Vườn của ngôi nhà này được nâng lên ở tầng 1 (như nhà Quốc hội ở ta có vườn cũng lơ lửng đâu đó trên cao), với mấy cái cây khá to.

 

Ở tầng một là phòng khách mở, chỉ cách khỏi mảnh vườn bằng một bức màn kim loại nhẹ phất phơ.

 

Trong vườn có cái hồ nước nhỏ, với đáy trong veo chính là cái giếng trời lúc nãy, nhìn xuống là thấy được ai mới mở cổng vào nhà.

 

Hồ nước lặng lờ và cây ở tầng 1

 

Ở cuối phòng khách là một bức vách kính thứ hai, vừa để che ngang cầu thang ở giữa nhà dẫn tiếp lên tầng trên, vừa lửng lơ che khu vực phòng ăn ở phía sau.

 

Phòng ăn, với một bức vách gỗ dày

 

Bức vách này đủ dày để có thể làm tủ

 

Lại cũng là cửa để đi sang cầu thang lên tầng trên

 

Cầu thang lên tầng trên, có phòng ngủ chính, phòng của trẻ con, nhà tắm, khu sauna…

 

Từ một phòng của trẻ con nhìn ra bức tường kính

 

Diện tích mặt đất là 243.73m2. Các kiến trúc sư muốn phòng nào trong căn nhà cũng phải thấy vườn, nên ở đuôi nhà cũng có thêm một mảnh vườn con. Từ cửa nhà tắm nhìn ra là thấy cây xanh.

 

Mặt bằng tầng trệt

 

Mặt bằng lầu 1

 

Mặt bằng lầu 2

 

Thiết diện dọc

*
 

.

Nhưng đặc biệt nhất của ngôi nhà là bức tường kính ở phía trước. Các kiến trúc sư đã dùng 6.000 viên gạch kính đặc biệt, gắn chặt nhau làm một bức tường chắn cao cỡ hai tầng lầu, chắn phía trước.

Ánh sáng lọc qua kính tạo những hình thù nhảy nhót trên những bức tường nhà, trên những thân cây, tán lá…

“ Mặc dù ở ngay trung tâm, nhưng ngôi nhà cho phép thân chủ hưởng được sự thay đổi trong ngày của ánh sáng cũng như của nhịp sống thành phố. Họ sống mà biết các mùa đang đổi…”
 

.

6.000 viên gạch kính có kích thước 50mm x 235mm x 50mm được chế tạo đặc biệt: bằng borosilicate, phải thật trong. Quá trình làm hồ rất phức tạp, vừa phải rất chính xác khi gắn gạch, vừa phải làm rất sạch vữa thừa. Thế mà trên mặt kính vẫn còn một độ xù xì, tuy rất bé, nhưng thế cũng hay: bề mặt ấy tạo ra những hình ảnh bất ngờ khi ánh sáng rọi vào.
 
Mặt tiền kính thế là rộng tới 8.6m x 8.6m, và bức tường kính ấy không thể đứng độc lập nếu chỉ xây bằng cách đơn giản là xếp từng lớp gạch kính lên nhau, mỗi viên “sâu” 5cm (tức bức tường cũng dày 5cm). Đội thi công phải cho đục lỗ những viên gạch kính, cột chúng vào những móc thép 75 treo từ rầm xuống. Để tránh bị võng, các kiến trúc sư lại cột gạch tiếp trên những bản thép không rỉ phẳng lừ (rộng 4cm x dày 4mm) cách nhau mỗi 10cm (tức 2 viên gạch). Thanh thép phẳng này luồn trong viên gạch kính để không nhìn thấy, và thế là có được mối gắn đồng bộ 6mm giữa những viên gạch. Kết quả là từ trong vườn nhìn ra hay từ ngoài đường nhìn vào cũng là một mặt tiền trong suốt.
 

.

Mặt tiền kính này nặng khoảng 13 tấn. Rầm đỡ nó nếu xây bằng xi măng thì sẽ phải có kích cỡ cực to. Dùng khung thép có bê tông trợ lực, các kiến trúc sư đã giảm tải cho chiếc rầm thép, kéo nó hướng lên trên. Rồi sau khi đã trao cho nó gánh nặng của mặt tiền kính, các kiến trúc sư “trét” xi măng quanh rầm thép, khiến nó giảm thiểu được kích cỡ đến tối đa.
 

.

“Mặt tiền này giống như một thắc nước chảy xuống, rắc ánh sáng chan hòa và lọc cho không khí được tươi mát,” khi nhà hoàn thành, các kiến trúc sư xoa tay bình luận.
 

 

Ý kiến - Thảo luận

13:23 Friday,26.6.2015 Đăng bởi:  phó đức tùng
Đặng Thái
nếu nói về thực tế đô thị ngày nay thì cũng khó lắm. Đường phố thì bụi nên dùng lam thì cũng không dám mở cửa kính. Mặt khác nhà lại chỉ có một mặt tiền nên vẫn phải lấy sáng, không thể bịt hẳn lại được. Nhưng dùng gạch kính như của nhật thì lại sợ trộm, sợ vỡ, sợ đứa nào ngứa mắt nó cho củ đậu thì sụp cả mảng, không thấy đủ an
...xem tiếp
13:23 Friday,26.6.2015 Đăng bởi:  phó đức tùng
Đặng Thái
nếu nói về thực tế đô thị ngày nay thì cũng khó lắm. Đường phố thì bụi nên dùng lam thì cũng không dám mở cửa kính. Mặt khác nhà lại chỉ có một mặt tiền nên vẫn phải lấy sáng, không thể bịt hẳn lại được. Nhưng dùng gạch kính như của nhật thì lại sợ trộm, sợ vỡ, sợ đứa nào ngứa mắt nó cho củ đậu thì sụp cả mảng, không thấy đủ an toàn.
Nhưng mà lam nhôm, hay sắt, nếu có một chút khoảng cách với phần kính để tạo đối lưu thì cũng không nóng lắm đâu. cấu trúc lam nhôm chạy chéo, sẽ phản quang ra bên ngoài. 
12:03 Friday,26.6.2015 Đăng bởi:  Đặng Thái
Hôm nay mới đọc được bình luận của anh Tùng. Những ưu điểm của lam anh nói là hoàn toàn đúng, nhưng thực tiễn lại không phải ai cũng dùng lam như anh em mình tưởng tượng.

Anh bảo xem bây giờ làm gì có nhà ai chỉ làm lam mà cửa sổ không có chấn song? Chưa hết lại còn một lớp cửa sổ khung gỗ mặt kính trong cùng nữa. Em thề là có những nhà mở cửa sổ kính, khô
...xem tiếp
12:03 Friday,26.6.2015 Đăng bởi:  Đặng Thái
Hôm nay mới đọc được bình luận của anh Tùng. Những ưu điểm của lam anh nói là hoàn toàn đúng, nhưng thực tiễn lại không phải ai cũng dùng lam như anh em mình tưởng tượng.

Anh bảo xem bây giờ làm gì có nhà ai chỉ làm lam mà cửa sổ không có chấn song? Chưa hết lại còn một lớp cửa sổ khung gỗ mặt kính trong cùng nữa. Em thề là có những nhà mở cửa sổ kính, không mở cửa sổ lam để thông gió một lần một năm và mở cửa sổ lam, đóng cửa sổ kính để lấy sáng thêm một lần nữa là hai lần một năm. Bây giờ một là họ mở tất, hai là đóng luôn khỏi mở. Mở là vì tối quá. Đóng luôn vì bụi quá. Nắng làm bong tróc hết véc ni bên ngoài, chủ chả buồn sơn trông mà xót xa đinh lim sến táu. Mà anh có biết mục đích làm lam của người ta là gì không, hỏi mười người thì tám người giả nhời: "Kiểu Pháp nó phải thế!".

Còn làm lam kiểu hiện đại, như nhà hàng xóm em đây, quay hướng Tây cho hợp tuổi, nắng rát quá không chịu được, đồng chí kiến trúc sư cố vấn cho hệ lam nhôm phủ kín mít mặt tiền mấy trăm triệu. Em ngứa mồm định nói: "Có hệ thống giữ nhiệt này thì mùa đông nhà bác khỏi mua máy sưởi nhỉ" xong lại thôi. Buồn là buồn chỗ ấy anh Tùng ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả