|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamXà Bần II chắc chắn nhiều tranh cãi! 21. 10. 10 - 5:18 pmMai Chi & thông tin từ triển lãmXÀ BẦN II: SỰ RA ĐỜI CỦA THẦN VỆ NỮ Triển lãm của họa sĩ Nguyễn Văn Tiến “Nguyễn Văn Tiến là một họa sĩ tiên phong. Người đã tạo nên những phản ứng ồn áo chung quanh cuộc triển lãm đầy tính chất khiêu khích tại Văn Miếu, Hà Nội năm 1997. Bằng thái độ và bằng chính tác phẩm của mình, anh đã từ chối tính chất nghiêm trang, giả tạo vốn rất phổ biến trong nền hội họa Việt Nam đương đại, đồng thời thoát ra khỏi những khuynh hướng nghệ thuật ước lệ. Tác phẩm của anh làm người ta sốc. Tuy nhiên chúng thật sự là một sự phản ánh chân thật đời sống nội tâm của anh.” Lần này làm Xà Bần II – một dự án đang nhiều tranh luận, Nguyễn Văn Tiến chắc chắn sẽ làm cho không khí triển lãm ở Sài Gòn “nóng” lên. Nhân đây, trước khi đi xem, mời các bạn đọc lại một bài viết từ cách đây 8 năm của Mai Chi trên Talawas, nhân cuộc trình diễn tốn nhiều giấy mực thời đó của Nguyễn Văn Tiến tại Văn Miếu.
“SỰ KIỆN” VĂN MIẾU Triển lãm “Không gian nghệ thuật” của Nguyễn Văn Tiến và Trần Anh Quân (1/1997) là một trong những cố gắng ít ỏi ở Việt Nam nhằm đem mỹ thuật ra ngoài những bức tường của phòng tranh, sử dụng ý nghĩa và sự tượng trưng sẵn có của một không gian công cộng (trong trường hợp này là khu Văn Miếu, Hà Nội) trong tác phẩm, và tìm đối thoại với một công chúng không đặc trưng, nghĩa là với những người có thể chưa bao giờ bước chân vào một phòng tranh hay bảo tàng, cũng như chưa bao giờ tiếp xúc với mỹ thuật hiện đại. Triển lãm này đã gây ra những phản ứng gay gắt, quyết liệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, kéo dài trong nhiều tháng. Tôi xin giới thiệu lại một số bài báo trong một lượng bài khá lớn xung quanh “sự kiện” Văn Miếu này. Điểm lại những bài viết trên, tôi thấy chúng đặt ra một số câu hỏi: Câu hỏi về quan điểm mỹ thuật: Rất nhiều, nếu không nói tất cả các bài báo đều không quan tâm sâu hơn tới thông điệp của triển lãm, và cũng không phân tích nó dưới góc độ chuyên môn (triển lãm này mới mẻ hay dập khuôn trong việc sử dụng chất liệu vải màn, chiếu, sơn đỏ v.v…, thành công hay không trong việc dùng không gian Văn Miếu và cấu trúc trong ba ngày để truyền tải chủ đề sinh – tử của mình). Những bài báo này bày tỏ một quan điểm thẩm mỹ tương đối đơn giản và nguy hiểm: mỹ thuật phải “đẹp” (và càng phải vậy khi có người nước ngoài nhìn vào). Câu hỏi về ranh giới của nghệ thuật: Mỗi khi nghệ thuật chạm đến taboo thì câu hỏi về sự được phép hay không được phép của nghệ thuật lại được đặt ra. Nghệ thuật có quyền thách thức và khiêu khích (provoke) cách nhìn, cách suy nghĩ và các giá trị văn hoá tới mức nào. Gắn liền với câu hỏi trên là câu hỏi về sự tự do của nghệ thuật và về autonomy của những người làm nghệ thuật. Hiến pháp nước Cộng Hoà Áo, điều 17a ghi: “Sự sáng tạo nghệ thuật, giới thiệu nghệ thuật và giảng dạy nghệ thuật (thì) tự do”. Báo Nhân Dân, khi biết Tiến và Quân học tại trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, yêu cầu: “nên xem xét cách giảng dạy và đào tạo của trường (Đạo Học Mỹ thuật Hà Nội) liệu có đúng định hướng lấy nghệ thuật phục vụ đời sống xã hội hay là thử nghiệm các “sáng tạo” dị dạng…?” Câu hỏi về sự bảo vệ các nghệ sĩ và người tổ chức văn hóa: rất nhiều bài báo kết thúc sự công kích của mình bằng đòi hỏi “các nhà chức trách có biện pháp, kỷ luật, xử lý các cá nhân vi phạm”. So sánh với các cuộc tranh luận tương tự tại phương Tây, đây là một điểm khác nhau cơ bản. Có thể lấy bức tượng Giáo hoàng Paul II bị đè bẹp bởi một thiên thạch gần đây của nghệ sĩ Ý Maurizio Cattelan làm ví dụ. Bức tượng này đã gây ra những chỉ trích và phản đối gay gắt, đặc biệt từ phía những người Công giáo. Thậm chí khi được triển lãm tại Ba Lan, nó đã bị một nhóm người xem tìm cách phá huỷ. Nhưng trong toàn bộ quá trình tranh cãi, không khi nào có một yêu cầu “xử lý” Cattelan hay những người tổ chức triển lãm. (Biện pháp hầu như duy nhất mà các nhà chức trách phương Tây có trong tay để công cụ hóa nghệ thuật là cắt bỏ tài trợ). Cuối cùng, đối với tôi, những ý kiến phê bình triển lãm Văn Miếu tỏ ra có một sự đồng điệu đáng kinh ngạc. Sự phân loại tốt – xấu trong trường hợp này quá dễ dàng như vậy ư? Chúng ta có một công luận thống nhất hoàn toàn về quan điểm chăng, và nếu đúng vậy, ta có thể kết luận được gì về sự phong phú trong tranh luận mỹ thuật tại Việt Nam, một sự phong phú tối cần thiết để tạo ra những chất lượng mới? Mai Chi 10.12.02
* Bài liên quan: – Xà Bần II chắc chắn nhiều tranh cãi! Ý kiến - Thảo luận
11:40
Friday,22.10.2010
Đăng bởi:
Tân
11:40
Friday,22.10.2010
Đăng bởi:
Tân
Bài viết đang giới thiệu cái tranh và cái ảnh trình diễn của tác giả, đùng phát thêm vào bức tượng của cái nhà ông người Ý... đúng là hại nhau quá.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp