|
|
|
|||||||||||||
KhácHọc được gì từ GWANGJU Biennale của Gioni? 24. 10. 10 - 6:59 amBEN DAVIS - Lê Quảng Hàm st, Hữu Khoa lược dịch
Gwangju là một thành phố nhỏ của Hàn Quốc với 1.4 triệu dân, nổi tiếng với sự kiện 18. 5 (1980) hay còn gọi là “cuộc thảm sát Gwangju” – của những người chống lại chế độc tài Chun Doo-hwan. Cuộc nổi dậy bị biến thành thảm sát, nhưng đã giúp thúc đẩy Hàn Quốc chuyển từ một nền độc tài cứng nhắc (với Mỹ hậu thuẫn) thành một đất nước dân chủ công nghệ cao như ngày nay. Trong giới nghệ thuật, thành phố này nổi tiếng với Gwangju Biennale, ra đời năm 1995 và để tưởng nhớ tinh thần của những người Gwangju phản kháng cũng như phản ánh sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc. Năm nay, 2010, Gwangju Biennale do giám tuyển Massimiliano Gioni của Bảo tàng Mới phụ trách, mang tên “10,000 Lives” (Mười ngàn cuộc đời) và là một trong những “show” đẹp nhất từ trước tới nay. Phải gọi 10,000 là đỉnh của đỉnh, diễn ra đồng loạt trên khắp 5 gallery lớn dành riêng để tổ chức, thêm 3 không gian vệ tinh, 134 nghệ sĩ tham gia. Có nghệ sĩ Hàn Quốc Sanggil Kim, có Seungtaek Lee đón khách tại bảo tàng Nghệ thuật Gwangju bằng những mảnh quần áo cũ và đầu búp bê, có những đại diện xứng đáng các quốc gia như Carl Andre, Jean Fautrier, Bruce Nauman, Tauba Auerbach, Cyprien Gaillard, và Danh Vo. (A, bạn nào cho thêm thông tin về họa sĩ này nhé, người Việt mình đấy). Chủ đề 10,000 Lives của Gioni là về sức mạnh bao trùm của hình ảnh trong xã hội đương đại, chính thế nên ông chọn rất nhiều tác phẩm dùng những dải màn hình lớn (Thí dụ Solo Scenes của Dieter Roth dùng 128 monitors ghi lại những chi tiết ngày thường những năm cuối đời của ông trên trái đất) hay những dải hình ảnh rất dài (loạt ảnh chụp nhanh The Visible World của Fischli & Weiss chẳng hạn). Có thể hơi quá khi chọn “tình trạng tinh thần quá bão hòa” làm xuất phát điểm, nhưng điều quan trọng là chính thế mới minh họa được cảm giác lo lắng, bức bối tại chính biennial này, khi các tác phẩm “va” nhau chan chát, cái này lấn át cái kia, xóa bỏ cái kia. Vì thế, về mặt nào đó, “10,000 Lives” đúng là phải thế, mới hợp với một biennial ngày nay. Vấn đề là mặc dầu vậy, biennale không bị giảm giá trị, chủ yếu là nhờ sự nhạy cảm đặc biệt mà giám tuyển Gioni đem lại cho các tác phẩm. Tại cuộc họp báo khai mạc, Gioni giải thích rằng ông muốn triển lãm lần này như một bảo tàng tạm thời hơn là một biennial, là một cuốn tiểu thuyết thị giác. Được tổ chức vòng quanh một con đường duy nhất, khiến người xem như đi trên một chyến đi hơn là lạc vào một mê cung. Nghe thì có vẻ như một phương cách đơn giản, nhưng nghĩ kỹ thì đó là một “tuyên ngôn”, đó là quay trở về với một số hình thức liên hệ giữa con người với hình ảnh, hơn là khoét sâu sự bất tương hợp và bị áp đảo của con người trước hình ảnh. Không giống các biennale thông thường khác, “10,000 Lives” có thêm rất nhiều thứ kỳ quái, từ phim tài liệu, ảnh (kiểu quảng cáo), đồ tạo tác, những “found-objects”, nhưng không hề mang lại cảm giác giám tuyển chọn chúng vì chúng lập dị, mà đúng hơn, vì chính Gioni là người lập dị: ông không chọn các đồ vật đủ chủng loại rồi cứ thế đặt chúng cạnh nhau, ông lọc từ các chủng loại đồ vật bình thường ra những thứ mang trong mình bằng chứng của một tia năng lượng còn tiềm ẩn. Còn với những gương mặt đình đám của giới nghệ thuật thì sao? Thay vì tập trung vào những tác phẩm tiêu biểu nhất của họ, Gioni thường tìm những thứ “kỳ quái” và “khác thường”, như thể xoay tác phẩm một vòng và khảo sát, rồi dừng phắt lại đúng nơi cần dừng. Thí dụ Andy Warhol cũng xuất hiện ở đây, nhưng với bức Time Capsule 27, là bức duy nhất mà ta gọi là “có cấu trúc chặt chẽ”. Rồi thư từ, thiệp chúc mừng, thăm hỏi của ông – của một nghệ sĩ nổi tiếng là chua cay – được bày trong những hộp kính, như bằng chứng của một thế giới (hóa ra) lại buồn bã, bí ẩn. “Thời đại điện tử chính là thời tân tiền sử,” Gioni viết trong catalogue. Ý ông muốn nói đến mối dây nối các tác phẩm nghệ thuật đương đại với những biểu tượng ma chay, hình vẽ của thày cúng…, và các totem khác của thời tiền sử – một sự “giả thần bí” của xã hội đương đại. Nhưng tôi lại thấy show 10,000 Lives đảo ngược cảm giác này, nó không chỉ vẽ được những đường song song giữa những cách thức suy nghĩ khác nhau, mà tính nhạy cảm “không đường lối” của nó còn mở toang từng tác phẩm, cho bạn thâm nhập từng tác phẩm với cả vũ trụ tưởng tượng lập dị của nó, hơn là một “câu chuyện kể” theo lối nghệ thuật chuyên nghiệp thông thường. Tuy nhiên, 10,000 Lives không vác theo mình bất kỳ nhiệm vụ xã hội nào, và có người cho rằng ông lẩn tránh các vấn đề chính trị. Nhưng điều mà Gioni đạt được tại 2010 Gwangju Biennale còn lớn hơn, đó là ông đã ban cho cả một triển lãm khổng lồ kia một linh hồn, một “nhân tính” thực; chồng chất cảm giác của buồn bã và sùng tín, một chủ nghĩa nhân văn toàn cầu đầy ám ảnh. Ai đó có thể phê bình phần này hay phần kia của biennale lần này. Nhưng nhìn chung (bạn cần nhìn chung hơn là tách nhỏ ra từng phần) nó cho cảm giác Gioni chọn hình thức thế vì thấy cần như thế, hơn là do “quy tắc của nghề nghiệp”. Quả thực biennale này giúp ta phục hồi niềm tin, rằng các biennale không phải là vô nghĩa. Hãy xem Gioni sẽ làm gì ở Venice sắp tới đây. *
BEN DAVIS là cộng tác viên của Artnet Magazine. Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|