|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữTừ ngỗng sang én, sang yến, lại về ngỗng… 26. 06. 15 - 6:43 amĐặng Thái - rieng&chung - CandidNhững bàn bạc này nằm trong phần thảo luận của bài “Chim nhạn: hãy trả lại tên cho ngỗng”. Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ theo dõi tranh luận nhé. * Đặng Thái Cảm ơn bác Cùng học tiếng Việt đã giúp em sáng tỏ được vấn đề rất ấm ức này mà lâu nay không biết chia sẻ cùng ai. Chỉ xin góp thêm chút ý kiến: chim én và chim nhạn thường bị nhầm lẫn là vì chúng hay đi đôi với nhau trong văn thơ biền ngẫu, cùng để chỉ mùa thu ở Đông Bắc Á. Chim én tượng trưng cho mùa xuân là ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Chim én tiếng Hán là ý nhi (鷾鴯) gọi tắt là chim ý, khác hoàn toàn với chim nhạn (雁) và chim yến (燕). Chim yến cùng họ với chim én, có thể tạm coi yến là én, nhưng thực ra không phải là chim én. Tác giả Lê Mạnh Chiến cũng có phần sai sót khi cứ lặp đi lặp lại câu “én tiếng Hán là yến”.
Em cũng là người viết cho Wikipedia tiếng Việt một thời nhưng em bỏ lâu rồi, vì chất lượng nó ngày một tồi tệ đi, quan tâm số lượng hơn chất lượng, chỉ có chính trị với sex là viết rất khỏe, còn các bài viết học thuật thì không được quan tâm hoặc độc ăn cắp ở đâu về nên nó nham nhở và thảm hại vô cùng. Vì vậy họ viết chim sẻ với chim nhạn giống nhau cũng thường thôi, lắm lỗi dịch thuật còn khủng khiếp hơn nhiều.
rieng&chung Em cũng rất thích bài này của bác Cùng học tiếng Việt. Xin cũng cấp thông tin để khẳng định khác biệt giữa én (không có én sào) với yến (có yến sào) như sau: Về tên khoa học: Yến có tên latin là Collocalia;cave swiftlets (2 tên??), còn Én tên là Hirundo rustica. Từ chuyên ngành của sinh học thì em không biết, nhưng ta tạm gọi 2 con này “cùng họ khác loài”, hoặc “cùng loài khác xyz gì đó”. Về đặc điểm tổ: Én làm tổ đầu hồi nhà, bằng đất bùn, không ai ăn loại tổ này. Yến làm tổ trong hốc đá, bằng nước bọt + lông + linh tinh nhặt về.
Tuy nhiên về tên trong tiếng Hán, hai con này đều gọi chung là 燕, nên dịch Hán Việt đều là Yến. Tiếng Hoa phân biệt hai con này thành 家燕 (Gia Yến, hay én nhà, làm tổ bằng bùn) và 金丝燕 (Kim Tơ Yến, làm tổ bằng nước bọt). Chữ Én không biết từ đâu ra. Có thể là biến âm do cá nhân hoặc vùng miền ở Việt Nam chăng. Còn bác Đặng Thái nói con Ý Nhi, thì tài liệu ở Trung Quốc nói hai ý, một là giải thích trực tiếp “Ý Nhi tức là Yến”, hai là tiếng vùng Phúc Kiến / Đài Loan hiện nay phát âm Ý Nhi giống hệt tiếng phổ thông nói từ Yến Tử (燕子) tức, “con chim yến”. Về cơ bản chỉ có én nhà mới được dùng trong văn học để chỉ tin tức hay mùa xuân v.v…. Văn nghệ sĩ Trung Quốc ngày xưa chắc chỉ biết con này để tả thôi, vì én biển (loại làm ra yến sào) chỉ tồn tại hiếm hoi ở đảo Hải Nam của Trung Quốc (trong khi Đông Nam Á nhiều vô biên).
Vì vậy, tiếng Việt mình gọi tách thành én với yến là rất tiện cho phân biệt. Sau cùng, trong tiếng Hán, Nhạn và Yến đều cùng một bính ấm là “yàn” nên nếu chỉ nghe mà không đọc chữ cũng dễ nhầm. Có thể đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến các cụ tự điển nhà mình nhầm lẫn.
Candid Các bác cho hỏi trong câu: “Ngày xuân con én đưa thoi thì chữ én dùng là chữ nào ạ? Và hai chữ nhạn (để chỉ ngỗng) với chữ nga trong câu :
rieng&chung Bác Candid, Về con én trong “ngày xuân con én đưa thoi…”, đoán chắc đó là con én nhà, và trong tiếng Hán vẫn dùng từ Yến (燕). Như em nói ở trước đó, én này không phải là én biển mà mình giờ gọi là chim yến. Tóm lại én hay yến thì tiếng Hán vẫn là Yến, chỉ khi đi sâu phân biệt mới ra “én nhà”, “én biển” v.v… Em dốt về từ Hán Việt, chỉ đoán trong câu thơ này nhiều từ thuần Việt (ngày, con, đưa, chín, chục, sáu, mươi, đã), nên tự dưng thấy thơ hay lên hẳn 🙂 Còn câu thơ “Nga nga lưỡng nga nga…”. Nhân một công tra cứu, em chép vào đây rườm rà một tí nhé: Tài liệu tiếng Việt ghi là vào năm 987 sứ nhà Tống tên Lý Giác sang ta, ứng khẩu 2 câu đầu, rồi thiền sư Pháp Thuận ứng khẩu 2 câu sau, thành một bài ngũ ngôn tứ tuyệt: Nga nga lưỡng nga nga, Chứ Hán là: 鵝鵝兩鵝鵝, Wiki dịch thơ là: Song song ngỗng một đôi, Điều đáng nói là, ta phát hiện ra theo tài liệu Trung Quốc thì trước đó 261 năm, (tương truyền) vào năm 626 đời Đường có một nhà thơ (dạng thần đồng) 7 tuổi tên là Lạc Tân Vương, đã viết ra bài Vịnh Ngỗng như sau: Nga nga nga, Khúc hạng hướng thiên ca 鹅,鹅,鹅,曲项向天歌。 So hai bài thơ cách nhau 261 năm thấy không khác bao nhiêu (có hai chữ của Pháp Thuận là chữ phô và chữ trạo có thể cần bàn, nhưng không nói ở đây nữa). Từ đó hình dung ra một khả năng thế này: chắc là hai cụ này đều đọc thơ Đường, rồi lảy như lảy Kiều cho nhau nghe, rồi gật gù là à thì ra mày cũng thuộc thơ Đường đấy nhỉ, tao thích mày rồi đấy. Còn về câu hỏi của bác Candid rằng nga ở đây là ngỗng hay nhạn hay thế nào, thì em cũng chỉ đoán qua hình dạng. Ngỗng mà lông trắng chân đỏ thế này chắc không phải con nhạn, mà là ngỗng trắng hay thiên nga chăng 🙂 Bác so với hình con nhạn trong bài của bác Cùng học tiếng Việt xem có phải thế không. Ý kiến - Thảo luận
10:43
Sunday,28.6.2015
Đăng bởi:
Hồ Thiên Nga chết
10:43
Sunday,28.6.2015
Đăng bởi:
Hồ Thiên Nga chết
Vậy là các nàng thanh Nga chỉ là "Ngỗng"? (không hẳn như vậy đâu, họ có thể lột đại gia cả quần xà lỏn). Ngoài ra còn Văn Ngan tướng công không thấy nói đến. Hung hăng, không có kẻ nối dõi, "thơm thịt".
22:38
Saturday,27.6.2015
Đăng bởi:
lc
Thôi các bác để em đi Pháp về, em mua quyển Từ điển các loài lông vú, bằng tranh vẽ trực hoạ. Em chụp lại post lên, én hay nhạn hay ngỗng nga gì cũng có hết... chứ cứ giữa thành phố không có thiên nhiên mãi, hình như chúng ta đang sống bằng ý niệm hết. Sở thú cũng chỉ có mấy bạn công buồn rủ, chán lắm. ...xem tiếp
22:38
Saturday,27.6.2015
Đăng bởi:
lc
Thôi các bác để em đi Pháp về, em mua quyển Từ điển các loài lông vú, bằng tranh vẽ trực hoạ. Em chụp lại post lên, én hay nhạn hay ngỗng nga gì cũng có hết... chứ cứ giữa thành phố không có thiên nhiên mãi, hình như chúng ta đang sống bằng ý niệm hết. Sở thú cũng chỉ có mấy bạn công buồn rủ, chán lắm. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Vậy là các nàng thanh Nga chỉ là "Ngỗng"? (không hẳn như vậy đâu, họ có thể lột đại gia cả quần xà lỏn). Ngoài ra còn Văn Ngan tướng công không thấy nói đến. Hung hăng, không có kẻ nối dõi, "thơm thịt".
...xem tiếp