Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Khắc Chinh mang “Cuộc sống của mannequin” tới Sài Gòn 28. 06. 15 - 6:11 am

Thông tin từ BTC

.

CUỘC SỐNG CỦA MA NƠ CANH
Khai mạc: 18h ngày 30. 06. 2015
Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM – 97A Phó Đức Chính – Q1 – Tp. HCM
Thời gian: 30. 06 – 09. 07. 2015
Artalk – trò chuyện cùng nghệ sĩ: 14h ngày 05. 07. 2015

Triển lãm tranh cá nhân “Cuộc Sống Của Ma-Nơ-Canh” của Nguyễn Khắc Chinh đây là lần thứ hai được bày trong Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh với 23 bức tranh được hoàn thành trong 5 năm 2011-2015. Sinh năm 1984 tại Hà Nội, tốt nghiệp trường mỹ thuật Hà Nội năm 2006, trải qua một quá trình làm việc, sáng tác tranh hoà nhập vào dòng chảy nghệ thuật đương đại đã cho anh nhiều sự trải nghiệm trong cuộc sống và trên con đường nghệ thuật.

Nguyễn Khắc Chinh chọn nghệ thuật như là phương tiện để biểu hiện tư duy tình cảm, những chiêm nghiệm của mình về cuộc sống.

Loạt tranh bày tỏ nhiều tính tự sự cá nhân. Nhìn kỹ, cảm nhận được sự tham vọng và khao khát của tác giả từ những biểu tượng mà họa sĩ muốn xây dựng thành phong cách. Tham vọng là tham vọng bao quát được những gương mặt phổ quát của đời sống họa sĩ đang sống, nhất là lớp trẻ. Họa sĩ vẽ những điều mình cảm nhận thông qua việc tạo ra rất nhiều khuôn mặt phi thực… giống nhau ở cái vỏ vô hồn vô cảm. Sự tiết chế và kiểm soát liên tục diễn ra trên một hình thể hay nhóm hình thể mà tác giả mô tả với trạng thái hoài nghi gây cho người xem cảm giác bức bối khó tả, có lẽ là đạt được dụng ý. Còn khao khát, khát khao về thông điệp rõ ràng nhắc nhở người xem rằng, hãy nhìn lại cuộc sống của từng cá nhân, xem mình đã sống phần nhiều với cảm xúc thực của mình chưa hay là sống phần nhiều như là ma nơ canh trong “thời nhôm nhựa” này. Tiến tới một thông điệp rộng mở hơn, con người bị ma-nơ-canh hóa, chất người biến đổi thành chất công nghệ người, công nghệ người này còn đi cả vào trong những ứng xử với truyền thống…

“Thư giãn”, sơn dầu, 100x110cm, 2015

 

Bộ tranh “Cuộc sống của Ma- nơ- canh”  có một số chủ để khác nhau: “Tìm kiếm gương mặt thật”, “Chuyện nhỏ chuyện to”, “ Công việc văn phòng”…, nhưng xuyên suốt  ta có thể thấy cái ẩn ý muốn thể hiện đằng sau mỗi bức tranh, đó  là sự cô đơn trong cuộc sống hiện đại. Phải chăng việc bon chen nghiệt ngã để mưu cầu vật chất hay danh lợi đã khiến người ta phải đối phó với từng khoảnh khắc, phải sống với nhiều gương mặt khác nhau. Những thiết bị kết nối như internet, facebook, món quà của công nghệ,  thực sự lại  làm người ta mất kết nối với  những con người thực đang sống ngay cạnh. Ai cũng thấy người khác không hiểu mình, nhưng mình có hiểu chính mình không? Người ta cô đơn ngay trong cuộc sống ngày càng đông đúc này.  Không  phê phán, diễu nhại , đơn giản Chinh muốn phản ánh chân thực cái bản chất tâm lý của con người bằng hội họa.

“Công việc văn phòng 1”, sơn dầu, 135x155cm, 2015

 

“Công việc văn phòng 2”, sơn dầu, 135x155cm, 2015

 

“Công việc văn phòng 3”, sơn dầu, 135x155cm, 2015

Trong tranh anh, hình tượng các cô gái vận đồ truyền thống cùng những hoạt động đơn điệu như ru người ta vào không gian xưa huyền bí, nhưng vẫn có ở đâu đó các tín hiệu của cuộc sống hiện đại nhắc gợi người ta về thực tại (iphone, laptop, ly rượu tây..).  Chúng cùng tồn tại hay xung đột với nhau? Không biết. Để  rồi khi xem lâu mới thấy cái sự cô đơn hé lộ sau những tâm trạng lo âu, mệt mỏi. Cái cô đơn như là tác dụng phụ tất yếu của các trạng thái đó. Phương tiện anh thể hiện là  sơn dầu với hòa sắc nóng trầm, bề mặt phẳng mịn, vài yếu tố trang trí được sử dụng hợp lý  vốn là thế mạnh của chất liệu lụa. Với kỹ thuật nhuần nhuyễn, việc sử dụng sai hiệu quả của chất liệu lại là cái hay để hấp dẫn người xem , và  đó chính là sự độc đáo của bộ tranh này.

Những tác phẩm này nhắc gợi cho người ta hãy trở về cái tự tại vốn có trong mỗi người, hãy quán chiếu các hiện tượng một cách thấu đáo với sự thong thả, đừng để ý đến các thứ khác, ta sẽ có sự bình an. Mannequin cũng chỉ là con người giả, hãy bỏ nó đi để trở về với chính mình.

“Phút bình yên của người bán rong”, sơn dầu, 110x100cm, 2015

 

“Bán hàng đêm”, sơn dầu, 110x100cm, 2015

 

“Nhìn thẳng”, sơn dầu, 176x215cm, 2015

 

“Trang điểm 1”, sơn dầu, 110x100cm, 2015

 

“Trang điểm 2”, sơn dầu, 80,5x89cmcm, 2015

 

“Song ca”, sơn dầu, 176x215cm, 2014

                                                                      
 

Ý kiến - Thảo luận

21:30 Tuesday,30.6.2015 Đăng bởi:  Ngô Đồng
Mình rất thích tranh của bạn trẻ này . Nhưng chỉ là xem tranh qua thông tin của SOI
Mai phải chạy đi xem trực tiếp coi sao
...xem tiếp
21:30 Tuesday,30.6.2015 Đăng bởi:  Ngô Đồng
Mình rất thích tranh của bạn trẻ này . Nhưng chỉ là xem tranh qua thông tin của SOI
Mai phải chạy đi xem trực tiếp coi sao 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả