|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiTầm quan trọng của khoảng trống – hay khoảng âm (negative space) trong tranh 01. 07. 15 - 9:12 amMai SimTương tự như sự quan trọng của im lặng trong giao tiếp, như khoảng ngừng trong bài hát, dấu lặng trong các bản nhạc…, và đây nữa, khoảng trống trong tranh đóng một vai trò cực quan trọng, nhân vật chính có thể được vẽ rất đẹp chỉn chu, chi tiết nhưng khi được đặt vô tranh một cách vô tư không cân nhắc, làm cho tranh có một vẻ ngô nghê, tự nhiên chủ nghĩa, khiến nó khác hẳn cái vẻ chắt lọc với tranh của dân chính quy. Đó là do sự khác biệt về tỷ lệ của nhân vật với các khoảng trống, tỷ lệ của các khoảng trống với nhau, chúng còn được gọi là khoảng dương (diện tích mà chủ thể được vẽ chiếm giữ trên tranh) và khoảng âm (diện tích của khoảng trống) trong 1 bức tranh, ngoài ra còn do sự tương tác màu sắc giữa các khoảng trống giúp chủ đề nổi bật hay chìm bớt xuống, chỉ để điểm chính, ý chính nổi bật lên thôi. Khoảng trống phía trên các nhân vật có diện tích vừa phải khoảng 1/3 chiều cao tranh và mảng trống có hình khá phong phú đặc sắc, nó làm cho bức tranh dường như có một nhịp điệu và cuộc trò chuyện giữa các nhân vật rất sôi nổi. Thử tưởng tượng bạn mua một bức tranh (đóng vai trò như nhân vật chính) và bức tường (đóng vai trò là nền tranh), bạn sẽ treo tranh ở vị trí nào trên tường là dễ coi nhất? Sát mặt đất, sát trần nhà, sát bên trái hay bên phải, hoặc chính giữa (khá vô duyên!)? Cũng thế, phải cân nhắc kỹ khi đặt nhân vật của mình vô tranh và diện tích của nhân vật cũng như khoảng cách từ nhân vật ấy đến các biên tranh làm sao không có vẻ quá đều cho 4 phía, không nên tạo ra những mảng hình cũng như mảng trống – có cùng diện tích hay hình gần giống nhau, sẽ rất nhàm chán. Chúng nên phong phú, xô lệch, … nếu có sự lặp lại thì phải phục vụ cho việc nhấn mạnh một ý đồ nào đấy (tương tự như điệp từ cố ý sẽ khác hẳn lỗi lặp từ trong văn chương). Sự phân bố diện tích không đều này cho khoảng không xung quanh chủ thể hoàn toàn có thể diễn tả một ý đồ, chẳng hạn không gian nhỏ hẹp phía trước mặt nhân vật sẽ tạo cảm giác chật chội, tù túng, bức bách không lối thoát, ngược lại với không gian rộng thoáng. Tuy nhiên một khoảng âm quá lớn và trống trải bủa vây quanh nhân vật lại gây nên sự lấn lướt về diện tích giữa âm và dương, tiêu cực lấn át tích cực; điều này diễn tả rất tốt sự cô lập, lạc lõng, yếu ớt của nhân vật, trong ký họa sau đây:
Sự đồng đều ngay ngắn về không gian thường được dùng để vẽ những quang cảnh trang nghiêm, diễn tả tốt sự quyền lực, sự mạnh mẽ như bức tranh ‘The last Super’ của Leonardo de Vinci Khi con người được vẽ với kích thước trung bình và có vài người hay một vài nhóm người trong tranh, thì đó là tranh sinh hoạt và “hoạt động” của con người là điểm chính (loại tranh này là 1 trong 3 môn thi vào các trường mỹ thuật, trước đây điểm hệ số 2; đây là môn chính đánh giá được cảm xúc với hội họa của mỗi người, là vẽ cảnh sinh hoạt theo một chủ đề nào đấy, như Tết, Chợ, Đám cưới, Lễ hội,… Còn khi tranh vẽ người khá to, một người chiếm gần hết diện tích tranh thì đó đương nhiên là tranh chân dung. Phải suy tính xem mình đang muốn vẽ gì, nói về vấn đề gì mà vẽ, và cần phác thảo nhiều bản nháp để tìm ra bố cục tối ưu cho chủ đề muốn vẽ rồi mới phóng tranh lớn ra và làm chi tiết kỹ. Đôi khi cần có một sổ ký họa để ký và nghiên cứu đặc tả một số chi tiết đắt giá sẽ khiến cho bức tranh trở nên đặc sắc (nó tương tự như điểm nhấn, cao trào trong các vở kịch hay bài hát) như chân dung người, tư thế, quần áo, bàn tay, một số chi tiết của đồ vật. Thông thường những điểm đặc tả này sẽ được đặt vào các vị trí “điểm vàng” của thị giác trong tranh. (Xem thêm các bài báo để biết về điểm vàng hay tỷ lệ vàng trong thị giác). Khoảng trống trong tranh thường rất hay bị các họa sĩ cố ý “bỏ quên” vì cho rằng chúng không mấy quan trọng nhưng thực tế đó chính là khoảng nghỉ cho mắt để làm tôn lên sự đắt giá của chủ thể, là không gian “thở” cho mỗi bức tranh, chúng chính là một trong các yếu tố quan trọng góp phần tạo nên ý nghĩa và sự chặt chẽ tuyệt vời cho các bố cục. Nói chung các kiến thức trên đây cũng khá căn bản trong hội họa và do lượm lặt từ thầy cô, bạn bè sách vở; nếu có gì không đúng xin mọi người góp ý nhé!
Ý kiến - Thảo luận
20:46
Thursday,2.7.2015
Đăng bởi:
Nguyễn Thị Mai Sim
20:46
Thursday,2.7.2015
Đăng bởi:
Nguyễn Thị Mai Sim
Bác nói hơi đúng (lỡ phơi cái tên ra, sợ thầy tui lên đây đọc thì chít!) Hồi học ở trường ai chăm đi ...nhậu hay đi cà phê với thầy thì biết nhiều hơn ấy! Nhưng cũng do lúc ấy các thầy có hứng hơn nên bàn luận nhiều! Ôi dân Mỹ thuật mà nhậu thì phát sợ!
Mà ai đăng bài lên Soi thì phải mặc khiên giáp vào để đỡ bị hứng đá! (toàn thấy mấy bác xài biệt danh lên chém nhau ầm ầm, cỡ mà xài tên thiệt chắc biết nhau cả vì dân ta đâu có mấy người!) Dù sao thì có người "chém" cũng còn hơn không! Vì người ta có quan tâm thì mới đọc, có đọc thì mới chê! Hay bác viết 1 bài hay hay đi, S "chém" lại thử cho vui nào!;-)
11:39
Thursday,2.7.2015
Đăng bởi:
Bàn-Văn-Lùi
cụ Mai Sim ui, ...xem tiếp
11:39
Thursday,2.7.2015
Đăng bởi:
Bàn-Văn-Lùi
cụ Mai Sim ui, Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Mà ai đăng bài lên Soi thì phải mặc khiên giáp vào để đỡ bị hứng đá! (toàn thấy mấy bác xài biệt dan
...xem tiếp