Chính trị

Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ 03. 07. 15 - 6:04 pm

Mặt Tròn Xoe & PP

Nhờ che giấu những khiếm khuyết của mình bằng cách làm giả một hồ sơ đẹp, đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Eurozone (Khu vực đồng tiền chung châu Âu), năm 2001, Hy Lạp đã gia nhập trót lọt thể chế này. Từ đó, các chính phủ Hy Lạp nối tiếp nhau đều che giấu tình trạng tài chính công tồi tệ của nước này, tiếp tục vay thêm tiền của thế giới để chi tiêu (hoang phí). Trong hí họa hồi 2011 của Schneider, các nhân vật từ trái sang là Angela Merkel (Thủ tướng Đức), Nicolas Sarkozy (Tổng thống Pháp), Jean-Claude Juncker (Chủ tịch Ủy ban châu Âu) đứng xếp hàng trút tiền vào cái bình thủng đáy Hy Lạp mà thủ tướng Hy Lạp hồi ấy là ông George Papandreou đang (lừa đảo) giơ ra hứng.

 

Tham nhũng, hoang phí, trốn thuế… đã đẩy Hy Lạp tới vỡ nợ. Trải qua nhiều lần được cứu trợ, không ít lần Hy Lạp phải đứng trước lựa chọn sinh tử: ở lại (thì phải cắt giảm chi tiêu công, tức thắt lưng buộc bụng, bị dân chúng phản đối kịch liệt) hay là ra khỏi Eurozone (đồng tiền sẽ mất giá, thậm chí phá giá, không vay được các khoản mới) như trong hí họa trên của Tom Janssen. Một bên dao găm, một bên súng lục, kiểu nào cũng toi!

 

 


 … Đó cũng là lựa chọn ở lại Eurozone mà tiêu đồng Euro, hoặc ra khỏi Eurozone quay về với đồng tiền cũ Drachma (chắc chắn sẽ mất giá), kiểu nào cũng chết.

 


Nhưng đâu lại hoàn đấy: các nước và định chế tài chính vừa nai lưng ra cứu trợ, vừa đe nẹt, Hy Lạp vẫn không chịu thắt lưng buộc bụng như hứa hẹn. Tình trạng ngày càng tồi tệ, các nhà đầu tư rút khỏi Hy Lạp, các ngân hàng cạn tiền… xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ mức A đã bị hạ xuống thành BBB+, trở thành quốc gia châu Âu có xếp hạng tín dụng thấp nhất. Trong hí họa trên, hai du khách đến khu di tích những đền đài cổ của Hy Lạp. Anh đàn ông bảo, “Tôi yêu những tàn tích Hy Lạp cổ”. Cô gái bảo, “Đó là một nhà băng mới sập hôm qua”.

 

 

Cao điểm là đến 2015, 16 nước thành viên của Eurozone chịu hết nổi, khi Hy Lạp đứng trước món nợ 1.6 tỉ euro vay của IMF đã đến lúc phải trả mà vẫn không chịu đáp ứng các điều kiện của chủ nợ để nhận gói cứu trợ trong lúc khó khăn này. Cuộc mặc cả bất thành vì các điều kiện này sẽ làm dân Hy Lạp… nổi giận: tăng thuế, giảm lương hưu, thắt lưng buộc bụng v.v… Trong hí họa của trang investazy.com, trả lời câu hỏi “Vì sao những ông thủ tướng mới của Hy Lạp không đeo cà vạt nữa?”, hai ông Hy Lạp chỉ (ra nguyên nhân) về phía bà Thủ tướng Đức Merkel đang nắm cà vạt ông cựu thủ tướng Antonis Samaras (hỏi tội).

 

 

Trong khi đảng ND của cựu thủ tướng Antonis Samaras bất lực, phải ra đi, thì một đảng khác là Syriza hứa sẽ giải quyết được “một phần” nợ của Hy Lạp mà dân Hy Lạp lại không phải thắt lưng buộc bụng nữa. Khẩu hiệu của họ là “Hy vọng đang đến!”, mang lại hy vọng cho người dân Hy Lạp. Kết quả là ông Alexis Tsipras 40 tuổi lên nắm quyền, trở thành thủ tướng trẻ nhất trong 150 năm vừa qua của Hy Lạp. Trong hí họa trên, ở phòng cấp cứu đang phải áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà EU đưa ra, các con nợ đứng bên cửa kính lo âu nhìn Hy Lạp thoi thóp, thủ tướng Tsipras trong bộ áo choàng của bác sỹ hớn hở bước vào với một cái kéo (ám chỉ sẽ cắt bỏ hết các biện pháp khổ sở trên), như một vị cứu tinh cho “bệnh nhân” Hy Lạp.

 

 

Chính phủ mới của ông Tsipras khá cứng đầu trước các chủ nợ. Trong hí họa trên của Max Mulvany, thủ tướng Đức, bà Merkel, như một bà mẹ châu Âu trong bếp, trong tay cầm một cái bình chứa những “biện pháp khắc khổ” mà châu  Âu muốn Hy Lạp phải thực hiện để có thể tiếp tục được cứu trợ, ép bón cậu bé hư là Thủ tướng mới của Hy Lạp phải ăn, “cho nó bổ”. 

 


Ngày 27. 6, đáng lẽ Hy Lạp đã có cuộc đàm phán với các chủ nợ về các điều kiện (khắc nghiệt) để nhận được gói cứu trợ, hòng thoát khỏi án đáo hạn của IMF, nhưng bất thình lình, “cậu trai trẻ” Tsipras rút phái đoàn về, tuyên bố cần phải trưng cầu dân ý xem có đồng ý các điều kiện ấy không, chứ phái đoàn này không thể tự quyết. Cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra vào 5. 7. 2015. Như trong hí họa trên của Marian Kamensky, người dân Hy Lạp sẽ phải bỏ phiếu cho một trong hai quan tài, dù “Có” hay “Không”. Đồng ý với các điều kiện của các chủ nợ có nghĩa là dân Hy Lạp phải khổ sở nữa để được ở lại trong khối Eurozone (và từ nay tu tỉnh). Không đồng ý có nghĩa là ra khỏi khối, tha hồ chơi bời, nhưng chính thức khủng hoảng toàn tập không ai cứu.

 

 

Đây chính là cuộc đối đầu giữa chàng thủ tướng non trẻ Tsipras quyết không chịu tiêu ít đi, với bà sói già Meckel đại diện cho Eurozone quyết không nai lưng ra nuôi đám Hy Lạp lười nhác đốt tiền, như trong hí họa của Marian Kamensky, đám Hy Lạp chê củi bà chở đến sưởi cháy không đượm bằng tiền.

Còn 2 ngày nữa thôi, chúng ta hãy chờ xem kết quả trưng cầu dân ý của Hy Lạp.

*
Tham khảo từ:
Hy Lạp – bài toán khó thách thức tham vọng lớn
Hy Lạp sẽ vỡ nợ?

 

*

Bài tương tự:

- Hí họa: Perry ra ứng cử

-

- Hí họa: Osborne chém cây sống để trồng cây chết

- Hí họa: Rối ren vì công nương nghén

- Hí họa: Sẽ không ai phải đi tù cả

- Hí họa: Vừa khác nước ta, vừa giống nước ta

- Hay hơn hí họa

- Hí họa: Sphinx Ai Cập bao giờ mới liền lạc

- Hí họa: Nigeria với lựa chọn
“thà liếm dầu còn hơn cạp đất”

- Hí họa: Chú Cuội Armstrong

- Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euro

- Kể bằng hí họa: Câu chuyện Snowden

- Kể bằng hí họa: Hoa ăn thịt của Mùa xuân Ả rập

- Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ

- Kể bằng hí họa: Thỏa thuận của P5+1 với Iran – chông gai phía sau, gập ghềnh phía trước

- Kể bằng hí họa: Gấu Nga làm gì ở Syria?

- Ai sẽ vĩ đại trở lại? (phần 1): Đòn của điệp viên KGB

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 2): ngày ấy, mi đã làm nhà tao tan nát

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 3): một kế hoạch bất thành?

- Hoa Kỳ, hoa rụng tơi bời và cơn mộng tan rồi?

- Nhân lời dọa của Trump với Tàu

- Học qua hí họa: chú Năm, anh Hai, thuế mậu dịch và chiến tranh thương mại

- Kể bằng hí họa: Bầu cử ở Đài Loan

Ý kiến - Thảo luận

11:54 Tuesday,14.7.2015 Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Bác SA giải thích nghe zô luôn à. Một số bài trên mạng phân tích nguyên nhân cũng hay, nhưng có 1 số thuật ngữ CK bố cháu bó tay.
Thiết nghĩ cái vụ niêm yết "gian" cũng đóng góp. Còn nhờ Cty của ông Lệnh Hoàn Thành (em ông Lệnh Kế Hoạch nguyên Chánh VP Trung ương ở BK) cũng nhờ ai đó niêm yết, để đến nỗi quan chức này ngã ngựa.
Về vđ niêm yết gian, Lông b
...xem tiếp

11:54 Tuesday,14.7.2015 Đăng bởi:  Bông lông xã ba la huyện

Bác SA giải thích nghe zô luôn à. Một số bài trên mạng phân tích nguyên nhân cũng hay, nhưng có 1 số thuật ngữ CK bố cháu bó tay.
Thiết nghĩ cái vụ niêm yết "gian" cũng đóng góp. Còn nhờ Cty của ông Lệnh Hoàn Thành (em ông Lệnh Kế Hoạch nguyên Chánh VP Trung ương ở BK) cũng nhờ ai đó niêm yết, để đến nỗi quan chức này ngã ngựa.
Về vđ niêm yết gian, Lông b tôi có viết (quê mùa thôi) cho một tạp chí (không có mạng hay mới Mất Mang gì đó), đại khái:

"Những bãi mìn số liệu
Các chuyên gia phàn nàn méo mó số liệu như chứng bệnh kinh niên của kinh tế Trung quốc. Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế, được cấu thành bởi các yếu tố như xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, đầu tư công… bị thiên lệch
Các số liệu để từ đó nhận biết thực trạng của thị trường và nền tài chính của Trung quốc là rối canh hẹ. Theo Viện Lincoln Institute, ngay cả khi làm theo hướng dẫn của Nha thống kê Trung quốc (NBS) để tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, thì cơ quan thống kê ở địa phương vẫn phải xin ý kiến chính quyền địa phương. Dưới sức ép phải nâng tăng trưởng GDP, có khuynh hướng dùng một số liệu dân số thấp hơn làm mẫu số.
Một ví dụ, năm 2000 (trong nhiệm kỳ Thống đốc Đái), GDP theo đầu người của Thẩm Quyến là 133,305 ND tệ - số liệu chỉ tính trên dân số có hộ khẩu, còn nếu theo dân số thực, con số này chỉ đạt 23,759 ND tệ.
Chan Kam Wing trên tạp chí China Economic Quarterly tháng 3/2009 cảnh báo “trong khi số liệu về dân cư đô thị toàn quốc nói chung là chính xác, các con số dân cư của từng thành phố là một bãi mìn về thống kê”
Về kinh tế “bong bóng” ở Đại lục, Forbes cho hay mỗi doanh nghiệp thường “chạy” song song ba loại sổ sách kế toán: một để báo cáo, một để “gọi” đầu tư, một để “nhà dùng”. Nhiều công ty “giả nghèo giả khổ”, vì sợ bị biến thành điển hình để phục vụ mục tiêu chính trị, tệ hơn nữa, sợ bị trấn lột bởi các quan tham địa phương, hay Mafia.
Các dữ liệu thống kê bị gò nắn bởi phương châm chính trị, cả tổng quát lẫn giai đoạn. Các cán bộ thống kê yếu về nghiệp vụ, thu thập số liệu theo kiểu đại trà, cố dung hoà các mệnh lệnh chính trị và nghiệp vụ thường mâu thuẫn nhau, không còn sức để phản ảnh thực lực nền kinh tế bằng cơ sở dữ liệu chính xác, có hệ thống.

Ngược với xu thế thổi phồng GDP để thăng quan, không ít quan chức lại tìm cách hạ thấp con số tăng trưởng để nhận các gói kích thích kinh tế từ ngân sách. Gợi tin Tân Hoa xã (13/6/2015), rằng Đái Tương Long đã cung cấp bằng chứng tham nhũng của 50 quan chức ngành tài chính -ngân hàng.
Các chuyên gia kinh tế phương tây vẫn tiếp tục phàn nàn về tính bình quân chủ nghĩa của thuế khoán và thất thu thuế tiềm tàng ở Trung Quốc. Cái mới, là khả “chuồn” vào xa lộ thương mại điện tử, né thuế kiểu như Alibaba’s Taobao. Nhiều công ty thường mua hoá đơn giả. Zhou Zhengyi, từng buôn hoá đơn giả mà lọt vào danh sách những người giàu nhất đại lục do Forbes lập, rồi xộ khám..."
(cũng là múa rìu mẻ qua mắt chư huynh, Và trong bài thấy bác SA nói ý ăn bánh pao thịt, thấy ghê ghê.

 
11:40 Monday,13.7.2015 Đăng bởi:  SA
@Bông lông xã ba la huyện

Cám ơn bác đã quan tâm, mình vẫn còn thanh xuân lắm :-)

Về chứng khoán TQ, tuy mức phát triển của TQ là vô địch, cho là trên 10% mỗi năm đi, thì thử hỏi:

Chỉ số chứng khoán có thể tăng từ 8-2014 đến 6-2015 từ 2100 lên 5100 (+242%!)được không? Như thế có hợp lý không?

SX của các CT, hàng hóa có tăng 242% không? Tiền lời của các CT, lợi
...xem tiếp
11:40 Monday,13.7.2015 Đăng bởi:  SA
@Bông lông xã ba la huyện

Cám ơn bác đã quan tâm, mình vẫn còn thanh xuân lắm :-)

Về chứng khoán TQ, tuy mức phát triển của TQ là vô địch, cho là trên 10% mỗi năm đi, thì thử hỏi:

Chỉ số chứng khoán có thể tăng từ 8-2014 đến 6-2015 từ 2100 lên 5100 (+242%!)được không? Như thế có hợp lý không?

SX của các CT, hàng hóa có tăng 242% không? Tiền lời của các CT, lợi nhuận chia cho cổ phiếu có tăng 242%?

Vậy thì nó sụt xuống 3500 trong có vài tuần là chuyên đương nhiên và giá trị thực thì chẳng ai biết nhưng hẳn không phải là ở mức 5100 rồi.

Thị trường là người máu nóng, khi yêu thì chỉ số lên mây, khi hoảng thì bỏ chạy mất để nó xuống đến tận đất.

Bài học là chính quyền TQ cần kiểm soát và điều chỉnh chứng khoán và có các biện pháp đầu tư khác. Tầng lớp trung lưu TQ có tiền dư sau khi ăn bánh bao nhân thịt, sau khi sắm xe con, túi đầm hàng hiệu, thì chỉ có cách bỏ vào bong bóng địa ốc và chứng khoán cho nên mới thành nạn.

Tuy nhiên, chết cả nền kinh tế thì vẫn không chết được, chóng mặt ấy mà, cho em xin ly nước lạnh. Cơ bản vẫn đó, nhà máy, CT vẫn đó, sức SX vẫn đó, và thị trường tiêu thụ nội địa cũng như nước ngoài vẫn đó, tuy không phải ở mức tưởng bở mà thôi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vĩ thanh cùng Bolero

Người xem Sài Gòn

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả