Thiết kế

Hữu dụng hay vô dụng? Các thiết kế tại Basel lần này 21. 07. 15 - 11:17 am

Minh Thảo lược dịch

1.
Tác phẩm , “Draped Nimbostratus(Mây vũ tầng bị che phủ) của kiến trúc sư trẻ người Đan Mạch Cecilie Bendixen là một tác phẩm sắp đặt bằng vải hoành tráng. Hình dạng và họa tiết của các nếp gấp trên chiếc rèm treo nhìn giống đám mây này là kết quả công trình nghiên cứu của Bendixen về sự tương tác giữa âm thanh và vải, chuyển động của sóng âm trong không gian, và khả năng tạo hình cho vải (mà cô tưởng tượng là sóng âm có!).
 

Cecilie Bendixen, “Draped Nimbostratus” (Mây vũ tầng bị che phủ) thuộc gallery Maria Wettergren

2.
Sự nghiệp của Byung Hoon Choi tập trung vào việc “hiện đại hóa” các truyền thống về thiết kế của Hàn Quốc, nghiên cứu về mối tương quan giữa những vật hữu dụng với nghệ thuật, và thử nghiệm với hình dạng, kết cấu, cùng vật liệu. Tác phẩm của anh đúng mực và chuẩn xác, bằng các chất liệu thiên nhiên, cổ súy cách tiếp cận đầy tính nghệ thuật trong thiết kế, tách rời thiết kế với việc sản xuất hàng hóa công nghiệp. Tác phẩm của Choi được trưng bày ở Basel lần này là một bộ ghế dài to được điêu khắc từ các khối đá bazan, vừa thô tháp vừa tinh tế (thế mới tài!).
 

Ghế dài bằng đá bazan của Byung Hoon Choi

 

3.
Tora Urup là một nhà thiết kế người Đan Mạch chuyên về thủy tinh và gốm sứ, làm ra các sẩn phẩm công nghiệp, các series nhỏ, và những món độc đáo – đó là những tác phẩm thủy tinh cực kỳ khác thường, gây bối rối cho người nhìn vào. Những mẫu sản phẩm trưng bày tại Basel đây là kết quả 10 năm thử nghiệm của Urup với các loại tô thủy tinh tròn. Anh cho kết hợp những lớp thủy tinh với màu sắc chọn lọc (cho từng lớp) với độ dày mỏng khác nhau của thủy tinh, tạo nên nhiều cảm nhận khác nhau về mặt không gian. Một cái tô thủy tinh lẻ mà cho cảm giác như cả một chồng, kiểu nhiều cái đặt lồng vào nhau, thành một vật đa chiều kì lạ.
 

Tora Urup: Tô thủy tinh (thuộc gallery Maria Wettergren)

 

4.
Hai xưởng: Dutch-Belgian Studio Job và Carpenters Workshop Gallery phối hợp làm ra một lô những thứ không hiểu dùng để làm gì: những sản phẩm to đùng diễn tả lại những tòa nhà nổi tiếng có trong bối cảnh một số phim về thảm họa: Big Ben bị đốt hai bên như lõi táo, tháp Eiffel mềm nhũn uốn cong vòng, Burj Kalifa bị King Kong tấn công.

.

Tại Design Miami/Basel, người ta trưng bày một tác phẩm mới trong series này mang tên “Chiếc bàn xe lửa cán”.

Studio Job, “Train Crash” (Bàn xe lửa cán – thuộc Carpenters Workshop Gallery)

 

5.
“Phân thân” của nhà thiết kế người Đan Mạch Eske Rex là một chuỗi các bức ảnh “đánh đố”: một khối gỗ hình oval như đầu người bị tách ra. Vừa hút về nhau bằng nam châm ẩn trong gỗ, hai nửa vừa được kéo xa nhau ra bằng một sợi dây gắn với hai bề mặt đối nhau.
 

Eske Rex: “Divided Self” (Phân thân – thuộc gallery Maria Wettergren)

Với Rex, những vật này phản ánh cảm giác bị chia cắt, bị phân mảnh, bị kéo đi bởi những lực đối lập và lâu chỉ có được cảm giác nguyên vẹn, toàn thể trong giây lát ngắn ngủi.

6.

Phong cách của nhà thiết kế người Tây Ban Nha nacho Carbonell có thể tóm tắt bằng: các hình thù hữu cơ, chất liệu xù xì nhiều màu sắc, pha trộn giữa điêu khắc của người tiền sử với thiết kế thời cổ đại. Đến với Design Miami/Basel, Carbonell trưng bày một tác phẩm mới trong series Kén tằm, một series gồm những vật thường ngày nhưng có phủ kén tằm – để nghỉ ngơi nằm suy ngẫm yên bình, hay cao hơn, để đưa mọi người đến với nhau.

“Kén tằm” của Nacho Carbonell

Nội thất của Carbonell là những thứ đặt được nơi công cộng– ghế dài, ghế ngồi – nhưng mỗi món đều có một không gian riêng của chính nó, để người ngồi có cơ hội trốn thoát khỏi cái nhìn xoi mói của người xung quanh.

7.

Rasmus Fenhann sống tại Copenhagen. Để thực hiện bộ sưu tập mới về nội thất và ánh sáng đặc biệt dành cho gallery Maria Wettergren, anh đã lấy cảm hứng từ kĩ nghệ làm mộc và nghệ thuật xếp giấy (origami) Nhật Bản. Bộ sưu tập vì thế có tên gọi “Japanometry” (là từ ghép của “Japan” và “geometry”). Những chiếc bàn nhỏ và giá đỡ của Fenhann, được chạm khắc tỉ mỉ từ gỗ tốt, là một những khám phá đầy phức tạp của thế giới hình học.

Rasmus Fenhann, “Geometric Furniture” (Nội thất hinh học, thuộc Maria Wettergren Gallery)

Sau hai chuyến du học quan trọng tới hật, Rasmus đã kết hợp giữa quan niệm wabi-sabi của Nhật và vẻ đẹp của toán học, khiến những sản phẩm mới có được một nét đẹp sạch sẽ và tinh giản, với một chiều sâu tâm linh. Gọi là nội thất ứng dụng ư? Đến ban giám khảo còn phải tranh cãi về điều đó (nữa là chúng ta!)

8.

Các thiết kế của Ditte Hammerstroems luôn xoáy sâu vào mối quan hệ giữa đồ đạc với người dùng, nhấn mạnh vào giá trị vô lý và cảm tính của những đồ vật xung quanh chúng ta. Những chiếc ghế dài của Hammerstroems là kết quả của thử nghiệm với các hình dạng kì dị.

Bàn ghế điêu khắc của Ditte Hammerstroems (thuộc gallery Marria Wettergren)

Phần đệm và thảm phủ của những chiếc ghế dài mà Hammerstroems làm thường “lấn” và “lẫn” với phần cấu trúc cốt lõi (tức phần gỗ) của món đồ. Vải phủ trên những chiếc ghế trở thành một yếu tố đầy biểu cảm và phóng túng, lấn át và thậm chí đảo ngược cấu trúc cứng nhắc của phần khung ghế.

9.

Các tác phẩm của nghệ sĩ người Nga Denis Milovanov bao giờ cũng trừu tượng, “bạo lực”, gợi đến các totem, và lấy cảm hứng từ văn hóa Bắc Nga. Milovanov hay dùng những khối gỗ tìm được – hai chiếc ghế dài này được đục từ những cây sồi bị bật rễ sau bão.
 

Denis Milovanov, “Hai tấm ván vách” (thuộc Armel Soyer)

 

10.
Bạn chớ bao giờ thử soi mình trong Gương thủy ngân của nghệ sĩ người Hungary sống tại Paris Mathias Kiss. Là một tập hợp phức tạp những nếp nhăn, nếp gấp, tấm gương nhân hình ảnh soi vào lên vô tận, rồi phản chiếu lại nó giữa rất nhiều mặt phẳng gương trong cùng tấm gương đó. Gương thủy ngân là một sản phẩm kết hợp với ban nhạc Pháp Air, được làm riêng cho triển lãm “Air Museum” tại Palaise des Beaux Arts. Thảo nào!
 

Mathias Kiss, “Gương thủy ngân” (thuộc Armel Soyer)

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả