Thị trường

Tin-ảnh: Tranh giả, tranh thật 30. 10. 10 - 5:08 pm

Ngọc Trà tổng hợp

LISBON – một bức ảnh đề ngày 26. 10. 2010 cho thấy cảnh sát Bồ Đào Nha đang trưng bày những bức tranh giả tại sở Cảnh sát tại Lisbon. 130 bức tranh bị tịch thu rõ ràng là làm giả tranh của các họa sĩ như Leonardo da Vinci, Vassily Kandinsky, Pablo Picasso, Amedeo Modigliani, Joan Miro, Mark Chagall, Henri Matisse, Claude Monet, Vieira de Silva, cùng một số họa sĩ khác. Ảnh: M. LOPES

 

Cảnh sát Bồ Đào Nha giới thiệu một bức tranh giả vừa bị tịch thu. 130 bức giả tranh các danh họa chưa rõ định tuồn đi đâu, vào đánh tráo trong bảo tàng nào.

 

OKLAHOMA CITY – Bức Memory của Anne Truitt – Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố Oklahoma vừa mua hai tác phẩm lớn của họa sĩ người Mỹ Anne Truitt (1921-2004). Tác phẩm Biển cả, Biển cả (The Sea, The Sea – 2003) và Kí ức (Memory – 1981) – một bức họa theo trường phái tối giản (minimalist) kinh điển, được mua để vinh danh những việc làm từ thiện của Joan Kirkpatrick, vừa mất năm 2009. Các tác phẩm này sẽ bắt đầu được trưng bày ở tầng ba bảo tàng bắt đầu từ ngày 20 tháng 10. Là một họa sĩ và điêu khắc gia tài năng, Joan đặc biệt quan tâm đến tương lai của bảo tàng nghệ thuật Oklahoma. Bà làm việc trong ban giám đốc của Bảo tàng và hết sức tự hào vì được nằm trong Hội đồng Quản lí Các bộ sưu tập – một hội đồng mà mẹ bà đã phục vụ từ khi bảo tàng ra đời vào năm 1945. Bà cũng hỗ trợ tài chính cho Bảo tàng, và trong năm 1998, Joan, cùng với bố bà, John Kirkpatrick, là những người đóng góp đầu tiên và quan trọng nhất cho Chiến dịch Vốn của Bảo tàng, tài trợ cho việc dời bảo tàng từ trung tâm hội chợ của Oklahoma City xuống trung tâm thành phố.

 

The Sea, The Sea là một trong số ít những bức tượng được Truitt sáng tác ngay trước khi chết và được vẽ phủ bằng những lớp màu xanh trong mờ với một “vương miện” mỏng màu trắng ăn với phần chóp của tác phẩm. Từ năm 1961, Truitt bắt đầu sáng tác những bức tượng bằng gỗ lớn thẳng đứng có vẽ lên, và phong cách đó được bà tiếp tục suốt sự nghiệp của mình. Truitt đã trở thành một nhân vật trung tâm của chủ nghĩa tối giản sau buổi triển lãm solo năm 1963 tại Bảo tàng André Emmerich, New York.

 

DUBAI – Khách tham quan đang chiêm ngưỡng một tác phẩm có tên “The girl in the Pink Dress” (Cô gái mặc váy hồng) của danh họa Ai Cập Mahmoud Said. Buổi bán đấu giá ngày 26 tháng Mười của nhà Christie’s có mặt một loạt tác phẩm từ Bộ sưu tập Farsi, một trong những bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại Ai Cập đầy đủ nhất. Michael Jeha, giám đốc Điều hành Christie’s Dubai nói: “Tôi tin rằng đây là một trong những buổi bán đấu giá giàu có nhất xét về độ phong phú và độ hiếm của Christie’s Dubai.” Ảnh: A. HAIDER

 

Một nhân viên triển lãm của nhà Christie’s đứng cạnh một tác phẩm của họa sĩ Ai Cập Mahmoud Said có tên “The Whirling Dervishes” (Những thầy tu quay cuồng), vẽ sáu thầy tu Mawlawi đang trình diễn một vũ điệu Sema quanh một sân khấu hình tròn trong một đại sảnh nghi lễ thời Ottoman, . Ảnh chụp trong một buổi triển lãm tại nhà đấu giá Christie’s tại Dubai, 24. 10. 2010. Nhóm 30 tác phẩm của bộ sưu tập Farsi được chào bán tại Christie’s Dubai lần này bao gồm các bức họa của những họa sĩ nổi tiếng nhất Ai Cập thế kỉ 20 như Mahmoud Said, Ragheb Ayad, Abul Hadi El-Gazzar, Hamed Nada, Seif và Adham Wanly, và Adam Henein, trong số đó có những tác giả đã lập những kỉ lục thế giới mới về bán đấu giá đầu năm nay tại Dubai. Ảnh: A. HAIDER

 

Nhân viên triển lãm nhà Christie’s đứng cạnh một tác phẩm của họa sĩ Iran Reza Mafi trong buổi bán đấu giá của nhà Christie’s tại Dubai, 24. 10. Ảnh: A. HAIDER

 

Một tác phẩm có tên “Babies” (Những em bé) của họa sĩ người Iran Bita Fayyazi đang đuợc xem tại buổi trưng bày của nhà đấu giá Christie’s. Ảnh: A. HAIDER

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả