Tin tức

Tin-ảnh: Hội hè miên man 02. 09. 15 - 11:20 pm

Phạm Phong tổng hợp và dịch

.

CHÂU BÌNH – Bức ảnh này chụp hôm 31. 8. 2015, cho thấy Li Aimin, một nông dân ở Châu Bình, Sơn Đông – một tỉnh phía đông Trung Quốc – cầm hai quả trứng chạm được làm nhân lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến II. Sáng mùng 3. 9, tại Bắc Kinh là duyệt binh lớn ở quảng trường Thiên An Môn, có vũ khí hạng nặng và máy bay phô trương lực lượng, với nhiều nguyên thủ các quốc gia được mời đến dự và chứng kiến. Ảnh: AFP

 

 

LOBAMBA – Các thiếu nữ Nam Phi ca hát và nhảy múa trong ngày đầu tiên của lễ múa sậy hoàng gia diễn ra hàng năm tại cung điện Ludzidzini, vào 30. 8. 2015, ở Lobamba, Swaziland. Umhlanga, hay lễ Múa Sậy diễn ra mỗi năm với hơn 10.000 cô gái Swazi từ khắp miền đất nước tới khu tự trị Ludzidzini để tham gia sự kiện 8 ngày này. Đêm thứ Sáu, 28. 8. 2015, một tai nạn đã giết chết nhiều cô gái của vương quốc nhỏ xíu này, trên đường họ đi dự hội. Ảnh: Gianluigi Guercia

 

 

TOKYO – Các vũ công đeo mặt nạ và kimono trình diễn trên phố trong lễ hội khiêu vũ “Super Yosakoi 2015” ở Tokyo hôm 30. 8. 2015. Có khoảng 100 đội vũ yosakoi trên toàn quốc với khoảng 5.500 người tham gia trong lễ hội hè kéo dài hai ngày này. Ảnh: Yoshikazu Tsuno

 

 

 Theo trang này, hội múa Yosakoi khởi đầu ở vùng Tosa, tỉnh Kochi ở vùng Shikoku, Nhật, ngay sau Thế chiến II. Ở Tosa có một bài dân ca rất phổ biến, trong có câu “Bên cầu Harimaya ở Tosa vùng Kochi, tôi thấy một ông sư mua một cái kẹp tóc. Yosakoi, Yosakoi“. Các nhà sư không được thích phụ nữ, mà trong bài hát kia, một ông sư lại mua một cái kẹp tóc cho bạn gái. Chữ “Yosakoi” theo trang này có nghĩa là “đến ban đêm”. Lễ hội Yosakoi không hiểu sao lại gắn liền với bài dân ca này. Lúc đầu chỉ là một lễ hội đơn giản, về sau ngày càng nhiều nhóm múa tham gia, có cả nhạc hiện đại như rock, samba, hip-hop và enka (một loại balad của Nhật). Các điệu mủa trong Yosakoi có đặc điểm chung là nhiều năng lượng, rực rỡ, ồn ào, và cười thật tươi. Hình của Glenn Waters

 

 

BACUP – Hai đấu sĩ trong giải vô địch Vật Xốt Thịt (?) Thế giới (World Gravy Wrestling Championships) tại câu lạc bộ Rose n Bowl, vùng Bacup, tây bắc nước Anh, hôm 31. 8. 2015. Những người tham dự phải mặc đồ “độc” rồi vật nhau trong một cái hồ nhựa đựng 1.500 lít nước xốt thịt trong 2 phút, và được chấm điểm dựa vào các động tác vật được khán giả tán thưởng. Ảnh: Oli Scarff

 

Hội vật này lần đầu tiên diễn ra là vào 2006. Nước xốt thịt mà các đấu sĩ lăn lộn trong đó rất thơm ngon. Nhiều người đến cuộc thi thú nhận rằng đứng xem mà thấy bụng đói cồn cào, cũng chỉ muốn lăn vào trong ấy. Ảnh từ Daily Mail

 

 

NEW DELHI – Những phụ nữ Ấn Độ ngồi trên một chiếc xe kéo với bức tượng của nữ thần Hidu Durga 8 tay biểu tượng cho chiến thắng của cái Thiện trước cái Ác, trong một đám rước chuẩn bị cho lễ Janmashtami, tại New Delhi, hôm 1. 9. 2015. Lễ Anmashtami diễn ra hàng năm, vào ngày 5. 9, là là mừng ngày thần Krishna ra đời. Vì sao sinh nhật thần Krishna lại rước cả tượng thần Durga, là vợ một ông khác? Xin đọc chú thích ảnh bên dưới. Ảnh: Chandan Khanna

 

 

Theo Wikipedia tiếng Việt, trong Ấn Độ giáo có ba vị thần tối cao. Đó là Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu đấng bảo hộ, Shiva đấng hủy diệt, tạo thành bộ tam thần Trimurti. Họ là những dạng khác nhau của một nhân vật duy nhất là thần Parabrahman (có một tên khác là Krishna). Trong ba thần, thần Shiva có vợ là Parvati, và bà này có khả năng hóa thân thành nhiều bà khác, trong đó có Durga dưới hình dạng 8 tay bí hiểm. Nói cách khác, nếu Durga là vợ của Shiva thì cũng là vợ của… Krishna.

 

 

NASHIK – Một thầy tu Hindu của Ấn Độ đang hút thuốc trong một chiếc lều ở Kumbh Mela trước lễ tắm thiêng ở sông thiêng Godavari gần đền Trimbakeshwar hôm 28. 8. 2015 . Lễ hành hương Kumbh Mela của người Hindu, có 2.000 năm tuổi, chính thức bắt đầu từ 14. 7 tại bang Maharashtra nhưng còn thưa thớt người dự, phải đợi đến ngày tắm chính đầu tiên vào 29. 8 mới gọi là đông. Ảnh: Punit Paranjpe

 

 

Hai cuộc tắm kế tiếp là ngày 13 và 18 tháng Chín. Các cuộc tắm được lên lịch đúng vào lúc một số hành tinh rơi vào những vị trí mà người ta tin là giúp cho năng lượng từ “trển” đổ xuống trái đất cao nhất. Nguồn gốc lễ hội là truyền thống Hindu cho rằng thần Vishnu giật một chiếc bình bằng vàng từ tay ma quỷ, trong có chứa nước trường sinh. Trong 12 ngày vật lộn để chiếm bình, 4 giọt nước thiêng đã rơi xuống trái đất, trúng các thành phố sau của Ấn Độ: Allahabad, Haridwar, Ujjain và Nashik. Vậy là cứ mỗi 3 năm lễ tắm Kumbh Mela lại diễn ra tại một trong các địa điểm trên, với lễ tại Allahabad được coi là thiêng nhất! Trong ảnh, một thầy tu Hindu, hay một Naga Sadhu, rũ tóc trong lễ tắm thiêng. Ảnh từ trang này.

 

 

NEW DELHI – Một vị Jain Sadhu (nữ tu dòng Jain) cầu nguyện trong một căn phòng tại một ngôi đền Jain ở khu phố cổ của New Delhi, ngày 31. 8. 2015. Cộng đồng Jain của Ấn vừa mới ghi được một bàn thắng về luật, khi Tòa Tối cao tạm thời gỡ bỏ lệnh cấm nghi thức truyền thống Santhara, hay tục nhịn ăn đến chết. Ảnh: Sajjad Hussain

 

Đây là một tập tục lâu đời ở Ấn Độ, có tên gọi “Santhara”, với người theo đạo tình nguyện từ bỏ thức ăn, đồ uống, đợi ra đi. Người ta không coi đó là chết, mà gọi là “Samadhi”, tức là tiến tới thể nhập làm một với đấng tối cao. Ảnh và chú thích từ trang này

*
Tên bài lấy chữ “Hội hè miên man” là tên tiếng Việt của “A Moveable Feast” (Ernest Hemingway – Phan Triều Hải dịch, Nhã Nam xuất bản)

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ăn kem – xem show

Mr Thứ Hai – Chu Minh Vũ | Việt Nam Ngày Mới

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả