Nghệ sĩ Việt Nam

Nước Ma’am và “Kéo Lê – Lê Lết” 20. 09. 15 - 11:19 pm

Thông tin từ Nhà Sàn Collective

Drag On – Kéo Lê – Lê Lết
Trình diễn by Nước Ma’am, a.k.a. Patricia Nguyen
(Về tổng thể chuỗi trình diễn “từ .tới | from . to .”, do Ly Hoàng Ly và Tuấn Mami curate, các bạn xem ở đây)

Nước Ma’am trình bày một suy nghĩ cảm quan về các biểu hiện hoán đổi văn hóa của tính nữ, sự lao động, kẻ hạ cấp, và cơ thể con người như là hàng hóa, vật phẩm, và trò diễn trong 10 tiếng trình diễn không nghỉ với tựa đề ‘Kéo Lê – Lê lết’.

 

Trong tác phẩm trình diễn gồm hai phần này, Nước Ma’am bắt đầu với việc trang điểm và ăn mặc như một cô gái siêu nữ tính một cách kỳ dị, cùng lớp áo mưa phủ bên ngoài được cô thiết kế riêng cho mình.

 

Trong trang phục đầy khiêu khích này, cô đi vòng quanh hồ Trúc Bạch cùng với chiếc xe đẩy mua hàng chứa đầy những bao tải đất và các chai nước mắm. Cô muốn đặt cạnh nhau các ý niệm đối lập về sự lao động mà xã hội đặt lên vai người phụ nữ và những kí ức về/của Việt Nam, bằng cách bông đùa với cơ thể trong cả hai trạng thái vui sướng và đau đớn, trong trạng thái có nhà lẫn vô gia cư, trong không gian lưng chừng giữa nước/đất nước/nhà/quốc gia.

 

Hồ Trúc Bạch là nơi máy bay của John McCain, thượng nghị sỹ hiện tại của Hoa Kỳ, bị bắn rơi năm 1967 sau khi thả bom vào nhà máy nhiệt điện Yên Phụ ở Hà Nội.

 

Trúc Bạch cũng là một trong những hồ chịu ô nhiễm nhiều nhất ở Hà Nội.

 

Dưới cơ thể là nước, hồ Trúc Bạch lưu giữ kí ức về chiến tranh cũng như hậu quả của chiến tranh tác động lên sự phát triển đô thị.

 

Nước Ma’am mượn xe đẩy của nghệ sĩ Nguyễn Trần Nam, trước đó anh đã làm xe đẩy này bằng sắt từ cánh cửa sắt tại khu tổ hợp văn hóa và nghệ thuật Zone 9 của nghệ sỹ Hà Nội.

 

Nước Mắm – nhân vật chính trong tác phẩm trình diễn này – được đưa vào tác phẩm như một ‘cao lương mỹ vị’ trong lịch sử Việt Nam, nuôi dưỡng những con người sống trên quê hương và ở hải ngoại, qua các thể kỉ dưới sự đô hộ của Trung Hoa và thực dân Pháp, sự chiếm đóng của Nhật Bản và cuộc chiến với đế quốc Mỹ. Mùi hương dai dẳng của nước mắm như một nguyện chứng cho một lịch sử nhẫn nại.

 

Trong phần hai, Nước Ma’am bắt đầu xây dựng một căn ‘nhà’ bằng các vật liệu tìm thấy xung quanh và bên trong Nhà Sàn Collective tại tòa nhà Hà Nội Creative City.

 

Một trò chơi tạm bợ được dựng lên với ánh sáng tưng bừng. Người chơi được mời bắn hạ các lon bia cùng nước mắm, trong khi đó một bể bơi con nít, cùng với đất trong chiếc xe đẩy mà Nước Ma’am đã đẩy đi vòng vòng quanh hồ Trúc Bạch, sũng mùi nước mắm.

 

Trong thế giới của Kéo Lê-Lê Lết, trò chơi sẽ được chơi, bài hát sẽ được hát, mùi sẽ tung tóe, và ký ức mới sẽ được hình thành/quên lãng.

Ý kiến - Thảo luận

15:24 Wednesday,23.9.2015 Đăng bởi:  COI COI
Xấu, Tào lao, vớ vẩn, làm việc chẳng có ý nghỉa, muốn làm người điên. Điên thật
...xem tiếp
15:24 Wednesday,23.9.2015 Đăng bởi:  COI COI
Xấu, Tào lao, vớ vẩn, làm việc chẳng có ý nghỉa, muốn làm người điên. Điên thật 
14:38 Monday,21.9.2015 Đăng bởi:  Lộc
Toàn những chuyện vô nghĩa, nông cạn hết sức. Lời dẫn thì đua đòi giả Tây vờ quên chữ ta. Trình diễn nước mình cũng đến thế này là cùng. Thi nhau xem ai điên hơn thì đúng hơn. Xét ra thua xa Đào Anh Khánh về đủ mọi mặt. Giả vờ điên vặt thôi.
...xem tiếp
14:38 Monday,21.9.2015 Đăng bởi:  Lộc
Toàn những chuyện vô nghĩa, nông cạn hết sức. Lời dẫn thì đua đòi giả Tây vờ quên chữ ta. Trình diễn nước mình cũng đến thế này là cùng. Thi nhau xem ai điên hơn thì đúng hơn. Xét ra thua xa Đào Anh Khánh về đủ mọi mặt. Giả vờ điên vặt thôi. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả