Tin tức

Tin-ảnh: Tượng thần thả xuống nước, tranh tường bán trong nhà, và các tin khác… 25. 09. 15 - 7:17 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

.

OUAGADOUGOU – Một cậu bé ngồi trên một bức tượng sư tử ở ngoại ô Tampouy của thủ đô Ouagadougou, Burkina Faso, 5 ngày sau cuộc đảo chính ở đất nước này (17. 9. 2015). Gần đó là những người biểu tình đang phản đối thỏa thuận do ECOWAS (Economic Community Of West African States – cộng đồng kinh tế các nước Tây phi) đề xuất. ECOWAS đề nghị nên nói chuyện phải quấy với phe đảo chính, thu xếp để có bầu cử tổng thống và nghị viện vào 22. 11 sắp tới, và trước tiên dỡ bỏ lệnh cấm những người trung thành với cựu tổng thống Blaise Compaoré tham gia. Những người biểu tình từ chối; với họ, đám đảo chỉnh là “khủng bố”, không có tư cách gì để cùng nói chuyện vận mệnh đất nước. Về cuộc đảo chính này và quốc gia này, các bạn xem ở đây. Ảnh: Sia Kambou

 

 


 
HAVANA – Tượng Chúa Jesus nhìn sang chân dung lãnh tụ cách mạng ‘Che’ Guevara ngay mặt tiền của tòa nhà Bộ Nội vụ. Bức ảnh được chụp vào ngày Giáo hoàng đến quảng trương Cách mạng của Havana để thực hiện thánh lễ đầu tiên của ngài trong chuyến thăm Cuba, hôm 20. 9. 2015. Ảnh: Tony Gentile

 

 

BANGALORE – Những tín đồ đạo Hindu của Ấn Độ đang thả một bức tượng thần Ganesh bằng đất vào bể nước Ulsoor ở Bangalore, hôm 21. 9. 2015 trong lễ hội Ganesh Chaturthi kéo dài 11 ngày. AFP PHOTO/Manjunath KIRAN

 

 

Theo Wikipedia, Ganesha Chaturthi là lễ hội của đạo Hindu để vinh danh thần đầu voi Ganesha. Lễ được tổ chức vào ngày thứ tư của tháng Bhaadrapada theo lịch Hindu, như thế thường là rơi vào khoảng giữa tháng Tám và tháng Chín lịch Tây. Trong hơn 10 ngày lễ đó, người ta đặt tượng đất sét của thần Ganesha trong đền và cùng nhau đến cúng. Ở nhà cũng đặt một tượng đất để cúng. Cuối lễ hội, các tượng đều được thả xuống nước, như một cái hồ, một cái bể chẳng hạn, để đất sét tan ra, tượng trưng cho một chu kỳ tạo tác và tan rã của Thiên nhiên.

 

 


Nhưng vấn nạn lớn nhất của lễ hội này là ảnh hưởng tới môi trường. Ngày xưa tượng làm bằng bùn móc lên ở gần nhà thì tan được. Sau này tượng làm bằng thạch cao, dễ làm, nhẹ nhàng, lại đẹp hơn là bằng đất bùn. Tuy nhiên thạch cao thì không hòa tan trong nước, lại không thân thiện với môi trường, chưa kể một lô những màu những sơn công nghiệp được tô trát lên chứa đầy những kim loại nặng như thủy ngân và cadmium, gây ô nhiễm nước. Ngoài ra, tượng ngày nay còn được đeo thêm lắm thứ phụ trang. Những thứ này dạt vào chất đống bên các bờ sông, bờ hồ.

 

 

LONDON – Một phụ nữ đi ngang một bức tranh tường của họa sĩ người Anh Banksy, có tên là “Donkey Documents”. Bức này có thời nằm trên một bức tường của một cao ốc tư nhân ở Bethlehem tại Bờ Tây. Nay bức tranh tường đã về  London, được bày trong một buổi giới thiệu ở trung tâm thiết kế phía Tây London, diễn ra hôm 21. 9. 2015, trước ngày được đem ra đấu giá ở nhà đấu giá Julien, Beverly Hills, Mỹ, với giá ước lượng từ 400,000 – 600,000 USD. Banksy đã sáng tác “Donkey Documents” hồi 2007 trong một chuỗi tác phẩm dọc theo hàng rào phân cách của Israel tại Bở Tây. Về việc này, các bạn có thể xem thêm tại đây. Ảnh: Niklas Halle’n

 

 


YOKOHAMA – Một nhân viên của Bảo tàng Mì ăn liền tại Yokohama đang bày một tháp mì lon cao 7.4m bằng 57.155 lon mì tại bảo tàng, hôm 21. 9. 2015. Tháp mì 69 tầng này là để kỷ niệm 44 năm ngày ra đời mì ăn liền. Hôm 18. 9, tháp này đã trở thành kỷ lục của Guinness là tháp sản phẩm đóng gói lớn nhất. Ảnh: Yoshikazu Tsuno

 

 

TOULOUSE – Người dân tụ tập cạnh một tượng đài dành để tưởng niệm các nạn nhân của vụ nổ công nghiệp hồi tháng Chín năm 2001ở khu công nghiệp AZF, Toulouse, Pháp. Vụ nổ này làm 31 người chết và bị thương hơn 2.500 người. Ảnh chụp hôm 21. 9. 2015 của Remy Gabalda

 

 


 BERLIN – Khách đến tham quan di tích tháp pháo đài Humbolthain tại quận  Wedding của Berlin, hôm 20. 9. 2015. Tháp pháo đài kiên cố này gồm có một boong-ke, được xây trong Thế chiến II, khoảng 1941-1942, đã bị hỏng một phần sau chiến tranh, tuy muốn phá tháp này đi cũng khó mà phá được do quá chắc chắn. Ngày nay, nhiều người thích leo trèo vẫn dùng tháp làm nơi để rèn luyện kỹ năng. Ảnh: Odd Anderden

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả