|
|
|
|||||||||||||
Chính trịLàm gì với Iran sắp tới: rút kinh nghiệm trớ trêu ngày trước tại Syria 25. 12. 20 - 10:32 amSáng ÁnhChưa rõ Tổng thống Trump sẽ có quyết định gì về Iran trước khi ông rời Nhà Trắng vào ngày 20. 1 năm tới. Có nguồn tin là ông hỏi Lầu Năm góc về các khả năng tấn công quốc gia này, là chế độ trêu ngươi Hoa Kỳ từ 41 năm nay. Sau khi Hoa Kỳ ám sát tướng Soleimani, lãnh đạo lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran vào dầu năm nay tại Iraq thì mới rồi giáo sư Fakhrizadeh, được coi là cha đẻ của chương trình hạt nhân, bị ám sát gần thủ đô Tehran. Đây là việc phá bĩnh quan hệ ngoại giao giữa Iran và chính quyến sắp tới hơn là trì trệ được gì nỗ lực nguyên tử của nước này. Phần Iran có lẽ sẽ nhịn, vì trong mấy tuần nữa, họ mong tái lập được hiệp ước đã thỏa thuận với chính quyền Obama năm 2015. Mặt khác, đã phá thì phá cho trót và chính quyền Trump vẫn có thể gây ra việc đã rồi với Iran trước khi ông Biden nhậm chức. Khả năng can thiệp của Hoa Kỳ đến đâu trong khu vực? Mỹ có thể ném bom, bắn tên lửa rầm rộ các nhà máy hạt nhân và gây thiệt hại ít nhiều. Điều này sẽ củng cố tinh thần quốc gia Iran và chế độ. Để lật đổ nó thì ném bom không đủ, cần phải đổ quân vào xâm chiếm và là điều 4 thập niên nay chưa có chính quyền Mỹ nào dám ra tay. Cách thứ nhì là ủng hộ một lực lượng Iran chống đối để làm việc này. Xin nhắc lại thử nghiệm Hoa Kỳ tại Syria 5 năm về trước. 2014 là năm thứ ba của nội chiến Syria. Đất nước này, sau nửa thế kỷ nằm trong quỹ đạo của khối Liên Xô cũ và hậu thân của nó là Nga, thì bắt đầu nghiêng ngả. Như một số nước khác trong khu vực, chế độ Syria lung lay như hàm răng giả thiếu keo trên lợi của một ông già. Chẳng mấy chốc, tại đây có đến trên 300 vệ binh võ trang khác nhau ngoài quân đội quốc gia của chế độ Assad. Các nước Trung Đông lớn nhỏ, các phong trào này nọ, các nhóm và đảng phái trong ngoài nước, ai cũng có lực lượng cầm súng của mình. Nội chiến Syria như một hội chợ lớn, và ai nấy đều có một gian hàng đại diện. Trong bối cảnh này, chẳng lẽ đệ nhất siêu cường thế giới (và siêu cường duy nhất) lại làm ngơ sao được? Sau khi bỏ $143 triệu viện trợ “không sát thương”, Mỹ bỏ thêm $500 triệu usd để thành lập và võ trang một lực lượng “Hồi giáo ôn hòa” chống Assad. Chương trình này đặt dưới quyền của Bộ tư lịnh Chỉ huy Trung phần (Central Command), nhằm huấn luyện và trang bị cho một đơn vị mới mệnh danh là “Sư 30”, dự tính sẽ gồm 5.400 tay súng. Hậu cứ và trung tâm huấn luyện của Sư 30 tân lập này được an toàn đặt bên kia biên giới tại Turkey. Hoa Kỳ là chủ đầu tư nhưng góp phần xây dựng công trình là Turkey, Saudi, Jordan và Qatar, mỗi người một tay, người cho súng và kẻ thì dậy bắn. Sư 30 ra đời với quỹ $500 triệu, bố Mỹ và mẹ Turkey. Các tay súng sẽ được mộ từ các trại ở Turkey, nơi có hơn 2 triệu người Syria tỵ nạn. Bà mụ là Saudi, và cô đỡ là Qatar thì nghe tên đã thấy leng keng bạc cắc và sột soạt tiền giấy. Jordan sẽ lo phần huấn luyện, tập tành, đây là nước ít tiền nhưng có một lực lượng quân sự tinh nhuệ nhất khu vực từ thời thuộc địa. Mọi chuyện không thể sắp đặt tốt đẹp hơn. Những chi tiết và diễn biến sau này ta được biết vì mọi chuyện hợp pháp tại Hoa Kỳ đều cần Quốc Hội cấp quỹ, và Quốc Hội cầm tiền nên có quyền hạch hỏi Hành pháp tiêu đến đâu, vào việc gì và kết quả ra sao. Các chuyện bất hợp pháp thì không nói làm gì, như vụ Iran Contra chẳng hạn, được giấu kỹ và khi phát hiện ra thì chỉ có đi tù. Đại bàng đã cất cánh! 54 chiến binh lên đường xâm nhập Syria và đi qua sông Dịch bằng 30 chiếc xe, võ trang tận chân răng với mỗi người $500 usd dằn túi. Ngay sau đó, đợt xâm nhập thứ nhì (theo chiến thuật biển người hằng hằng lớp lớp) gồm 75 chiến binh, lần này có phi pháo Hoa Kỳ yểm trợ, cũng vượt tuyến. Để thêm phần chắc chắn, các lực lượng bạn được thông báo trước để tránh đường cho hươu chạy. Một trong những lực lượng này là Mặt trận Al Nusra tức là Al Qaeda tại Syria. Al Nusra là thành phần Hồi giáo không được ôn hòa mấy nhưng cũng tích cực chống Assad, nhận tiền của Saudi và còn được Israel che chở. Với Sư 30 họ không hẳn là đồng minh, nhưng cùng chung kẻ thù là chế độ Assad. Không những mở đường cho chiến binh Sư 30 vào lãnh thổ Syria, hôm 28. 7 họ còn mời nhóm Sư 30 đến nhậu; nhậu chay, vì Al Nusra không uống rượu. Tiệc tàn, chẳng có ai say cả nhưng Al Nusra giữ nhóm Sư 30 làm con tin, bắt chuộc bằng vũ khí và quân trang, quân xa của Mỹ cho mới toanh. Nhóm xâm nhập thứ nhì vào tháng 8 bị Assad đánh phi pháo và trong khi chạy toán loạn thì bị Al Nusra bắt tiếp. Việc xâm nhập xảy ra trước ngày lễ Eid của đạo Hồi cho nên 1 số binh sĩ vượt biên trở lại về nhà họ (tại các trại tỵ nạn tại Turkey) để ăn Tết và không thấy trở lại đơn vị ! Tháng 9.2015, tướng Lloyd Austin, tư lịnh Chỉ huy Trung phần, điều trần trước Quốc hội (ông này, 12.2020, mới được Tổng thống tân cử Biden đòi bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng). Theo tướng Austin, Sư 30 hiện còn 4 hay 5 tay súng, nhưng không biết họ ở đâu và không liên lạc được. Tướng Austin và quân báo của Central Command chắc không có đăng ký mạng xã hội Facebook nên mới trả lời Quốc Hội là không liên lạc được. Ngày 21.9.2015, tham mưu trưởng Sư 30 là trung tá Mohammed al Daher lên Facebook cho biết là ông từ chức. Thật ra, muốn biết thì dễ thôi, lên Messenger là Đích thân (Central Command) có thể gặp Đại bàng (Sư 30). Tư lịnh là đại tá Nadim Hassan thì cho tới tháng 5. 2016 vẫn còn được Al Nusra giữ để nhậu tiếp lai rai, trong khi một số dưới quyền ông đã được thả ra về nhà nhờ gia đình họ can thiệp cá nhân. Tướng Austin cũng không coi TV vệ tinh, đài Al Aan (Now TV) là một đài đặt tại Dubai (UAE) và nhắm tới khán giả nữ Ả rạp nên ngoài chuyện nấu nướng thêu thùa cũng có thời sự. Ngày 20. 08. 2015, phóng viên đài này còn phỏng vấn và thu hình được một đơn vị của Sư 30 do trung úy Abu Iskandar (tên hiệu) chỉ huy, 4 hay 5 tay súng thì không biết, nhưng lên hình có 3 người, 1 cặp kính mát và 1 xe võ trang đại liên 12,7mm. Kinh nghiệm này cho thấy những giới hạn của can thiệp bằng quân sự của Mỹ. Nếu giờ xâm lăng Iran, dùng một lực lượng địa phương nào đó rủi mất liên lạc thì sao? Chẳng sao hết, nhờ một cô phóng viên truyền hình Ả rạp đi tìm hộ. Nhớ đăng ký Facebook và Youtube để cập nhật tình hình quân sự. Rút tỉa bài học, tránh động quân vào những dịp lễ tết vì không phải ai cũng là Bắc Bình Vương. Ý kiến - Thảo luận
21:05
Wednesday,3.2.2021
Đăng bởi:
Kikuchi Mikiaki
21:05
Wednesday,3.2.2021
Đăng bởi:
Kikuchi Mikiaki
Em thấy thương dân Syria hơn là lũ đồng minh lít nhít Saudi Arabia, Qatar, Israel, Jordan, Turkey ở Trung Đông của Mỹ. Saudi Arabia, Israel, Turkey gần đây đã quay sang Nga rồi thì phải, thấy Saudi Arabia mua vũ khí Nga, Israel thì khen ngợi vaccine phòng COVID-19 tên là Sputnik V của Nga; tuy nhiên Turkey còn phá lắm.
Rốt cuộc dân Syria vì dính "mùa xuân Ả Rập" nên mới ra nông nỗi như hiện tại thôi. Chứ em thấy ông tổng thống Assad giỏi đấy chứ, còn 2 cái chữ "độc tài" chỉ là do phương Tây và Mỹ tuỳ tiện gán bậy cho bất cứ lãnh đạo quốc gia nào không tuân theo ý họ, nhất là kiểu "nhiều dầu mỏ auto thiếu dân chủ nhân quyền" ý ạ; với lại tổng thống Putin giúp đỡ Assad là đúng, Assad là tổng thống hợp hiến mà giúp ổng có gì sai, mà dân Syria ngu quá (may chưa ngu bằng dân Libya giết chết cả Gaddafi), có ông tổng thống giỏi giang đẹp trai thế mà đếch biết trân trọng, còn "mùa xuân" mới chả "mùa đông". Còn cái lũ FSA (Free Syrian Army) kia là lũ bán nước, phe Assad mà thắng thì lũ này có nước đu càng. Càng ngày càng thấy ghét lão Erdogan, nhưng mà cũng nhờ có lão này mà người Kurd nhận ra bộ mặt đểu của Mỹ. Em chỉ thích Trump vì ổng là người chống Trung Quốc quyết liệt nhất trong các đời tổng thống Mỹ, còn đâu những gì mà ổng làm với thế giới Ả Rập (giết tướng Qassem Soleimani và nhà khoa học hạt nhân Fakhrizadeh của Iran, lên facebook và twitter đòi lật đổ Assad - tổng thống hợp hiến của Syria) thì em không thiện cảm nổi.
15:58
Saturday,2.1.2021
Đăng bởi:
SA
Ngày mai, 3.1.2021 là kỷ niệm 1 năm Mỹ ám sát tư lịnh Vệ binh Cách mạng của Iran, là tướng Soleimani.
20 ngày trước khi TT Trump ra đi, Iran có lẽ đợi được, để nhìn thấy việc áp dụng hiệp ước kyy kết năm 2015 mà chính quyền Trump đã đơn phương xé bỏ. Tuy nhiên thành phần cứng rắn tại Iran (và Iran thiếu nhiều thứ lắm nhưng không thiếu thành phần này) có thể ...xem tiếp
15:58
Saturday,2.1.2021
Đăng bởi:
SA
Ngày mai, 3.1.2021 là kỷ niệm 1 năm Mỹ ám sát tư lịnh Vệ binh Cách mạng của Iran, là tướng Soleimani.
20 ngày trước khi TT Trump ra đi, Iran có lẽ đợi được, để nhìn thấy việc áp dụng hiệp ước kyy kết năm 2015 mà chính quyền Trump đã đơn phương xé bỏ. Tuy nhiên thành phần cứng rắn tại Iran (và Iran thiếu nhiều thứ lắm nhưng không thiếu thành phần này) có thể đòi được kỷ niệm cái chết của Soleimani bằng mấy quả tên lửa và sứ quán Hoa Kỳ chẳng hạn tại Iraq do đồng minh của Iran ra tay tượng trưng. Nếu gây chết 1 mạng Mỹ thì sẽ rất khác với 356.445 người cũng Mỹ nhe (chết vì Covid 19 và 2.534 người lại cũng Mỹ, chết vì dịch này ngày hôm qua, 1.1.2021). TT ra đi Trump có thể ra lệnh ném bom chiến lược Iran. Các pháo đài B52 đã sẵn sàng, tuy đồng thời nhóm mẫu hạm Nimitz mới rời khu vực. Mẫu hạm Nimitz, các chiến hạm bảo vệ, Thủy quân Lục chiến là một kiểu can thiệp có thể bị thiệt hại. Giỏi thì đổ bộ Iran thử coi ? Oanh tạc chiến lược là một phương pháp an toàn hơn, ta ném bom xong ta đi về nhà. Nhưng nếu chuyện này xảy ra, Iran có nhiều cách để trả đũa. Trước hết là đánh UAE, Bahrein, Saudi bên kia eo biển bằng tên lửa. Họ có thể dùng Hezbollah tại Lebanon đánh Israel. Phe cứng rắn Iran là phe uống trà, mong rằng họ có thể húp thêm một ngụm đắng ngắt và tự kiềm chế. TT Trump trước giờ bị đuổi lang thang (trong lịch sử) thì biết đâu có thể muốn để lại dấu ấn gì cho đời ? Xem rõ hơn Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Rốt cuộc dân Syria vì dính "mùa xuân Ả Rập" nên mới ra nông nỗi như hiện t
...xem tiếp