Gẫm & Bình

Muốn biết bản sắc một dân tộc, hãy nhìn vào con gà của họ (bài 1):
gà Nhật, gà Tàu, gà Indo 04. 11. 15 - 8:02 am

Phó ĐứcTùng

Người ta tính cách, thẩm mỹ, mong muốn như thế nào, đều có sự kỳ vọng vào những thứ xung quanh và thường xuyên nỗ lực thay đổi môi trường cho phù hợp với ý mình. Cây trồng, vật nuôi, tất nhiên, từ hàng chục ngàn năm nay, một phần lớn chúng đã được thuần hóa để làm nguồn thức ăn ổn định cho con người. Nhưng mặt khác, chúng cũng là những người bạn, là môi trường cảnh quan xung quanh. Nhu cầu con người càng cao hơn việc ăn uống, có nghĩa là càng có bản sắc, có thẩm mỹ, có ý tưởng, thì càng đòi hỏi mọi vật xung quanh hài hòa với tư tưởng của mình. Muốn tạo ra một giống vật nuôi có tính cách ổn định một cách tự nhiên đòi hỏi sự chọn lọc bền bỉ qua nhiều thế kỷ, của nhiều người cùng chí hướng, với những thống nhất về tiêu chí thẩm mỹ rất rõ ràng và lâu dài. Điều đó chỉ có thể xảy ra ở những nền văn minh có tư tưởng rất mạch lạc, đặc sắc và ổn định.

Những dân tộc đơn giản nhất chỉ là săn bắt và hái lượm. Sau đó đến những dân tộc biết chăn nuôi trồng trọt, nhưng mà nuôi cốt cho sống được, sinh sản được tương đối ổn định là được, không có nhu cầu gì cao hơn. Chỉ những dân tộc phát triển cao về tư tưởng mới có khả năng đòi hỏi cây trồng vật nuôi phải có “style”.

Gà Chabo đuôi đen Nhật. Hình từ trang này

Nói chuyện gà chẳng hạn. Gà có nhiều loại: gà thịt, gà đẻ, gà cảnh, gà chọi v.v. Những loại làm thịt, đẻ trứng vốn dành cho mục đích dinh dưỡng, vấn đề style là phụ. Người ta chủ yếu quan tâm đến độ tăng trưởng, khả năng đẻ v.v. Tất nhiên có một số kinh nghiệm về chọn lọc giống gà sao cho lớn nhanh, mắn đẻ, nhưng những điều đó không đủ độ khắt khe và cầu kỳ để tạo ra những nòi gà thuần chủng có bản sắc đặc biệt, trừ một số trường hợp trùng hợp hy hữu. Và tất nhiên mỗi vùng, với thổ nhưỡng khác nhau, khí hậu khác nhau, độ biệt lập khác nhau v.v. vẫn tạo ra những loài gà khác nhau, nhưng sự khác nhau đó chỉ man mác, gợi mở chứ chưa dứt khoát. Chỉ có trong thời kỳ công nghiệp, khi những yêu cầu chuẩn hóa rất khắt khe thì những dòng gà thịt, đẻ trứng mới được chọn lọc thật kỹ càng từ chính những dòng gà địa phương có tiềm năng, và từ công năng biến thành bản sắc, với những giống gà rất đẹp về hình thức, tỷ lệ, màu sắc v.v. nhưng những bản sắc này thường vẫn toát lên tính công năng, không phải bản sắc dân tộc.

Chỉ có dòng gà cảnh, gà chọi là những loại để chơi, thì người ta mới đầu tư nhiều tâm huyết để chọn lọc, và gửi gắm nhiều tư tưởng, quan điểm, phong cách. Vì vậy, nhiều dòng gà cảnh, gà chọi thuần chủng đậm bản sắc dân tộc đến mức chỉ nhìn vào con gà người ta hình dung ra được ngay tính cách, thẩm mỹ, chí hướng của dân tộc đó. Trong bài này, tôi xin lấy ví dụ về vài giống gà cảnh, gà chọi truyền thống châu Á để minh họa cho bản sắc mấy nước châu Á, cũng là để mở ra một hướng tư duy về bản sắc Việt.  

Nhật Bản

Nói về bản sắc dân tộc châu Á, có lẽ khó có dân tộc nào thể hiện điều đó hiển nhiên hơn Nhật Bản.

Về gà cảnh, Nhật Bản nổi tiếng nhất với giống gà Chabo, một giống gà cảnh vô cùng cổ xưa ở Nhật. Chỉ cần nhìn con gà người ta thấy ngay hình ảnh của Samurai, kể cả về khí phách, tỷ lệ, màu sắc, hình dáng. Trong các màu gà Chabo, người Nhật coi trọng nhất gà màu chuối tuyết, tức là lông trắng, đuôi đen có chỉ trắng, mà người Nhật gọi là Katsura Chabo, lấy theo công trình kiến trúc nổi tiếng loại đặc sắc nhất của nước Nhật. Trong dòng gà này hội tụ rất nhiều ý tưởng chọn lọc: Mào lớn đỏ rực như mặt trời, đầu hiên ngang, ngực oai vệ, thấp, chậm mà vững chãi, không lộ hạ bàn, đuôi kiếm dựng ngược oai phong, màu lông hắc bạch phân minh, trắng như tuyết, đen như nhung. Nhìn vào con gà, ta thấy ngay tác phong cao quý, tinh khiết, cực đoan, sắc sảo của người Nhật.

Gà Chabo Katsura long xoăn hoa cúc – Gà Chabo Katsura lông mượt

Ngoài gà Chabo, Nhật Bản còn nổi tiếng với con gà Onagadori, giống gà có đuôi dài nhất thế giới. Tất nhiên, đây cũng là một kiệt tác, thể hiện sức tưởng tượng, sự kiên trì hướng tới hoàn thiện của người Nhật, nhưng nó không độc đáo bằng gà Chabo vì đã giảm phần nào khí phách, thay vào đó là sự ủy mị quá mức. Con gà này cũng thể hiện khả năng ăn chơi, xa hoa đến cực độ. Tuy nhiên, gà Onagadori mới có lịch sử khoảng 100 năm, trong khi gà Chabo là giống cổ. Gà Onagadori cũng chỉ chủ yếu được nuôi ở Nhật, trong giới chơi hẹp, trong khi gà Chabo lan tỏa khắp thế giới.

Ảnh của Michael Zavros

Trung Quốc

Bên cạnh Nhật Bản, Trung Quốc cũng là một nước có bản sắc rõ rệt. Tuy đất nước này rất đông, rất rộng, nhiều dân tộc, đa văn hóa, nhưng văn hóa của tộc Hán vẫn là nổi trội và bền vững. Dòng gà cảnh Cochin cũng là một dòng gà cổ từ ngàn năm, nổi tiếng trong rất nhiều tranh cổ Trung Quốc, và không phải ngẫu nhiên được dùng tên Cochin – hay là gà Tàu – để đặt, bởi vì ai nhìn thấy con gà này cũng thấy ngay bản sắc người Tàu: hướng tới sự tổng hòa, viên mãn, tròn đầy. Nhìn vào nó ta cảm thấy được năng lực mềm dẻo, thái cực quyền, sự khôn ngoan trong kinh doanh, không để lộ góc cạnh, không để lộ thế mạnh; sự kiên trì, nhẫn nại, tính dĩ hòa vi quý của những người chủ làm nên nó.

Gà Cochin. Hình từ trang này

Người chủ của giống gà này có khả năng vo tròn và tự vo tròn, làm biến mất góc cạnh. Đây là một năng lực đáng sợ nhất trong các loại năng lực, có khả năng ổn định nước lớn, thâu tóm thiên hạ, tuy nhiên, bao giờ cũng phải bằng con đường mềm dẻo, bằng ngoại giao, đồng hóa, kinh tế, văn hóa v.v. và sau rất rất nhiều thời gian. Nếu nói về dã tâm bá chủ, có lẽ Trung Quốc là số một, nhưng nếu nói về nguy cơ chiến tranh, Trung Quốc là cuối cùng. (Tất nhiên, trong lịch sử, đã có những chuyện bạo lực như Thiên An Môn, nhưng nếu hàng tỷ dân Trung Quốc không tự vo tròn trước thì có khi nào vài nghìn mạng sinh viên có thể qua đi dễ dàng như vậy? Lại cũng có những chuyện như chiếm đóng Tây Tạng, nhưng phải nói là nhìn về lâu dài, với tiềm lực một cường quốc như Trung Quốc, người Hán ít khi xâm lược mở mang bờ cõi, mà chỉ chinh phạt để lấy chư hầu cho oai, ngược lại người Hán nhiều lần đã bị những bộ tộc mọi rợ hơn nhiều như Mông Cổ, Mãn Thanh thôn tính. Chỉ có điều họ đã dùng chính sự đồng hóa về nhân chủng học và văn hóa để lấy lại Trung Nguyên mà thôi. Ngay đối với Việt Nam, 1000 năm bắc thuộc chẳng qua cũng là sự đồng hóa và ảnh hưởng văn hóa từ từ, chứ không như chúng ta tiến về phía Nam, gần như là đuổi tận giết tuyệt.)

Gà Cochin trắng. Hình từ trang này


Indonesia

Ngoài hai cường quốc Nhật Bản, Trung Quốc thì Indonesia cũng là một cường quốc về cá tính ở Đông Nam Á. Giống gà Rosecomb Bantam của đảo Java cũng là một trong những dòng gà cổ xưa nhất của châu Á và được coi là dòng gà cảnh nhân tạo hoàn mỹ nhất. Nó hay là vì thực ra nó hoàn toàn nhân tạo, từ cái mào, cái tai, dáng vẻ, bộ đuôi, bộ cánh, màu lông không có gì giống với tổ tiên là gà rừng, nhưng mà tổng thể lại rất tự nhiên. Hình dáng thì rất kỷ hà, với những đường cong, đường tròn hoàn hảo, với hình thù mào rất đặc biệt, nhưng lại vẫn sống động, nhanh nhẹn, bay nhảy và hoang dã như những con gà ngoài tự nhiên. Nó không bị cực đoan như Chabo của Nhật, Cochin của Tàu, nhưng không vì thế mà bị nhạt nhẽo. Mọi sự chỉnh hình, cách điệu, trang trí, màu sắc đều là vừa đủ để tạo ra một sinh vật hoàn mỹ. Nhìn vào con gà này, ta thấy thẩm mỹ của người chủ đã đến mức tự nhiên, hoàn thiện. Và không phải ngạc nhiên khi Bali được coi là thiên đường dưới hạ giới, nơi và các yếu tố văn hóa, cảnh quan, thiên nhiên hòa quyện với nhau không thể tách rời.

Gà Rosecomb Bantam. Hình từ trang này

Bên cạnh con Rosecomb Bantam, đảo Sumatra còn có một loài gà trứ danh là gà chọi Sumatra. Dòng gà chọi này phổ biến ở đây từ nhiều ngàn năm, và là nội dung quan trọng trong nghi lễ thờ cúng. Những con gà thờ được cho ăn trong bát vàng, tắm bằng trầm hương, và chọi nhau vào ngày hiến tế. Con nào thua sẽ bị đem đốt trước ban thờ để tế thần. Vì mục đích này, con gà không những phải chọi hay, mà còn phải có ngoại hình cao quý, thần thánh. Đây là giống gà rất nhiều lông, lông mượt và đẹp, màu đen bóng, đuôi dài, dáng dấp như chim loan chim phượng, lúc đánh nhau thì nhanh nhẹn, bay bướm, như rồng bay phượng múa.

Gà Sumatra. Hình từ trang này 

Chúng ta đều biết là việc nuôi gà chọi có ở nhiều nơi, từ hàng chục ngàn năm. Nhưng không phải xứ sở nào cũng sản sinh được nòi gà chọi thuần khiết. Trung Quốc cũng chơi gà từ ngàn năm mà không bao giờ ra được giống gà chọi Trung quốc, vì đó chỉ là trò tiêu khiển, chưa được đưa tới mức linh thiêng, thần thánh. Sumatra là một trong hai quê hương của chiến binh gà ở châu Á, đủ thấy độ đặc biệt của nó đến đâu. Về sau, nòi gà này phát triển khắp Indo và malaysia, rồi sang Thái lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, tạo ra một loạt thể loại gà nòi, gà đá dạng nhanh, nhẹ mà người ta gọi là gà cựa. Gọi là gà cựa vì gà này lấy cựa nhọn làm vũ khí đánh nhau. Nhiều khi người ta còn buộc cựa kim loại, dao lam để tăng độ nguy hiểm. Dòng gà này có các kích thước từ lớn đến nhỏ. Những dòng gà đá ở phía nam Việt Nam như các loại là nòi, gà tre v.v. đều có quan hệ dây mơ rễ má với dòng này, nhưng không còn giữ được độ thuần khiết ban đầu.

Một con Sumatra đen. Hình từ trang này 

 

Qua đấy ta cũng có thể thấy được tính thiện chiến, hiếu chiến của tộc người này. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều bạo động vũ trang đều xuất hiện ở khu vực này.

Xin bổ sung là khi giống gà Sumatra đi tất cả các nước ở châu Á, thường chỉ bị thoái hoá chứ không tạo ra dòng mới ổn định, hoặc có thuộc tính khác rõ rệt so với gốc. Chỉ đến khi sang Nhật, con gà Sumatra hiển nhiên bị coi là quá man rợ và bị cải hóa thành dòng Satsumadori, một dòng thuần khiết lông trắng tuyền, dáng vẻ đặc biệt quý phái nhưng vẫn có được độ thiện chiến cao hơn cả gà Sumatra gốc. Gà Satsumadori chuyên dùng buộc dao sắc để chọi. Chiến thắng hay cái chết đều phải diễn ra nhanh gọn, đẹp mắt, máu đỏ trên nền lông trắng, không có sự lê lết, tả tơi, chạy trốn.

Gà Satsumadori. Hình chụp tĩnh từ link video này

*

(Còn tiếp)

 

Ý kiến - Thảo luận

8:29 Wednesday,13.1.2016 Đăng bởi:  candid
Sáng ra đọc được bài này trên báo Thể thao văn hóa thấy có nhiều điểm mới mẻ.

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/giai-ma-900-manh-khuon-duc-trong-dong-o-luy-lau-n20160113061548007.htm

Năm 99 mảnh đúc trống đồng đầu tiên được một nhà khảo cổ tìm thấy thì đến nay đã có đến 900 mảnh khuôn đúc được tìm thấy ở Luy Lâu. Thú vị là ở địa tầng thế kỷ thứ 4 - thứ 5
...xem tiếp
8:29 Wednesday,13.1.2016 Đăng bởi:  candid
Sáng ra đọc được bài này trên báo Thể thao văn hóa thấy có nhiều điểm mới mẻ.

http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/giai-ma-900-manh-khuon-duc-trong-dong-o-luy-lau-n20160113061548007.htm

Năm 99 mảnh đúc trống đồng đầu tiên được một nhà khảo cổ tìm thấy thì đến nay đã có đến 900 mảnh khuôn đúc được tìm thấy ở Luy Lâu. Thú vị là ở địa tầng thế kỷ thứ 4 - thứ 5 sau CN, thời kỳ bị Hán hóa mạnh. Chứng tỏ việc đúc trống vẫn tiếp tục diễn ra đến tận thế kỷ thứ 5 cho dù có giảm về độ tinh xảo. 
15:59 Sunday,27.12.2015 Đăng bởi:  Hải Trần
Vẫn biết là anh Phó Đức Tùng hay thích lý sự ngược đời nhưng anh nói "một nền văn hóa như Đông Sơn lại hoàn toàn biến mất, từ kỹ thuật đúc, hình dạng đồ vật, cho tới những hình thức nhà cửa, ăn mặc, thuyền bè vẽ trên trống đều biến mất, không chỉ trong sản phẩm đồng, mà cả ngoài đời", "nhà đốt thì làm lại được, thuyền phá thì làm lại được, qu
...xem tiếp
15:59 Sunday,27.12.2015 Đăng bởi:  Hải Trần
Vẫn biết là anh Phó Đức Tùng hay thích lý sự ngược đời nhưng anh nói "một nền văn hóa như Đông Sơn lại hoàn toàn biến mất, từ kỹ thuật đúc, hình dạng đồ vật, cho tới những hình thức nhà cửa, ăn mặc, thuyền bè vẽ trên trống đều biến mất, không chỉ trong sản phẩm đồng, mà cả ngoài đời", "nhà đốt thì làm lại được, thuyền phá thì làm lại được, quần áo cũng may lại được, trống đồng cũng đúc lại được" và nhận định "chủ nhân trống đồng đã bị xóa sổ" và đấy không phải tổ tiên người Việt thì hơi quá lố.

Để phản biện những điều anh nói trên không phải là khó, em hỏi ngu tí chẳng hay anh có đọc gì về nền văn minh Ai Cập cổ đại? Nền văn minh ấy vĩ đại gấp nhiều lần Đông Sơn, dân tộc ấy có văn tự, có tiếng nói riêng đàng hoàng mà còn bị cưỡng ép/tự động chuyển đổi hoàn toàn, đầu tiên cải đạo Thiên Chúa, nói tiếng Roman, ngày nay nói tiếng Ả Rập thì không hiểu Đông Sơn có gì phải khiến anh băn khoăn đến vậy?

Em đọc loạt bài của bác Đặng Thái rồi tự tìm hiểu thêm thì biết người Hàn Quốc ngày nay đâu còn đặc điểm gì khác biệt với người Trung Quốc ngoài một bằng chứng duy nhất, thuyết phục nhất là tiếng nói. Tiếng nói của họ là ngôn ngữ cô lập nhất trên thế giới, không có họ hàng với bất kì ngôn ngữ nào khác, nghĩa là giống người cổ đại ở Hàn Quốc vẫn còn đến ngày nay đấy chứ, mặc dù họ không văn minh được như Đông Sơn, kỹ thuật đúc đồng cũng do người Tàu truyền sang nhưng đâu phải vì thế mà tổ tiên họ biến mất được? Nền văn minh Đông Sơn bị đồng hóa là điều dễ hiểu, duy có tiếng nói còn tồn tại cũng là một điều có thể hiểu được nữa, vì việc này phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả