|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamVới “Hy Vọng”, Phạm Huy Thông khai trương không gian mới của Craig Thomas Gallery 08. 12. 15 - 8:06 pmThông tin từ BTCHY VỌNG Craig Thomas Gallery trân trọng thông báo buổi tiệc cocktail khai mạc triển lãm Hy Vọng, triển lãm cá nhân tranh hoạ sỹ Việt Nam: Phạm Huy Thông. Tiệc khai mạc triển lãm Hy Vọng, đồng thời là tiệc khai trương phòng trưng bày mới thứ hai của CTG tại thành phố Hồ Chí Minh. Phòng tranh thứ hai của CTG toạ lạc tại số 165 đường Calmette, khu trung tâm của Sài Gòn. Phạm Huy Thông (1981) là một trong các hoạ sỹ trẻ sâu sắc và thú vị nhất của Việt Nam. Là một họa sỹ tài năng, bộ sưu tập trước đây của Thông: Đồng Bào (năm 2010) và Tay (2012) không chỉ thể hiện kỹ thuật điêu luyện mà còn là nhà bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đang ảnh hưởng đến Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Thông bắt đầu loạt tranh Hy Vọng vào đầu năm 2014, với mục đích hướng tới các vấn đề liên quan đến người nông dân Việt Nam ở vùng nông thôn và người nghèo ở thành thị. Hoạ sỹ muốn nhấn mạnh quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa đã tạo ra, và gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở quốc gia này. Trong loạt tranh Hy Vọng, Thông cho biết: “Tôi muốn mô tả hình ảnh người nông dân trong vòng xoáy đổi thay của kinh tế. Như trong mọi nền kinh tế đang phát triển khác, nông dân Việt Nam cũng phải rời bỏ nhà cửa, đồng ruộng để đến thành phố, tìm kiếm công việc và thu nhập đảm bảo hơn. Văn hóa làng xã ngàn đời và ràng buộc dòng tộc đã dần trở nên lỏng lẻo bởi áp lực của mưu sinh. Trong những bức tranh sáng tác gần đây, tôi muốn nhìn sâu hơn nhưng tổng quát hơn những vấn đề xung quanh hình tượng một người nông dân rời làng ra đi. “Sự phát triển của các thành thành phố lớn thực ra là tập hợp tích tụ đa dạng từ những vùng miền lân cận, đôi khi có thể được hiểu theo nghĩa rất ‘cơ giới’. Xét trên khía cạnh văn hóa, sự giao lưu trong quá trình di dân là một sự bồi đắp. Mỗi người rời bỏ quê hương ra đi, sẽ đóng góp cho điểm đến một đặc thù mới, một ‘đặc sản địa phương’ đầy sinh động. Về mặt kinh tế, đây là sự trao đổi, người nông dân lên thành phố tìm kiếm thu nhập và chỉ trở về khi vào mùa gặt hái hoặc khi dòng tộc có những công việc không thể chối từ. Mang sức lực, thời gian và thậm chí là hạnh phúc của mình lên thành phố để bán, người nông dân mua lại được cơ hội được sinh tồn cho gia đình. Sự trao đổi ở đây đôi khi có thể được đẩy lên thành mức ‘đánh đổi’ nếu xét trên góc độ tâm lý và tín ngưỡng. Phân tích các khía cạnh quan sát được, tôi muốn chạm tới được sợi dây kết nối giữa người nông dân và quê hương ở phía sau lưng họ. “Với ba bức tranh Nỗi Nhớ Quê Hương 1, Nỗi Nhớ Quê Hương 2 và Gánh Quê, tôi không vẽ đích đến mà những người nông dân kia đang tiến về (vì không muốn phải lựa chọn giữa hình ảnh thành phố thực thể hay một bến bờ hạnh phúc trừu tượng). Tôi vẽ họ trong tư thế di chuyển nhưng lại mang theo những mảnh làng xã bên mình. Quê hương là điểm xuất phát nhưng cũng là thứ luôn đeo bám họ trong cuộc hành trình. Họ ra đi, mong manh hy vọng gửi tiền về cho gia đình, nhưng đó cũng là quá trình họ đánh đổi bản thân và quê hương để lấy lại cơm áo gạo tiền” Phạm Huy Thông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2004. Bộ sưu tập Hi Vọng của Thông sẽ được trưng bày tại phòng tranh CTG ở Calmette, từ ngày 11 đến 15. 12, sau đó sẽ được chuyển về triển lãm tại không gian trước đây của CTG (27i Trần Nhật Duật, Quận 1) từ ngày 16. 12 đến hết ngày 8. 1. 2016. * Liên hệ: Email: cthomasgallery@gmail.com Ý kiến - Thảo luận
10:59
Friday,18.12.2015
Đăng bởi:
lỗ
10:59
Friday,18.12.2015
Đăng bởi:
lỗ
Các khán giả xa gần của Thông thân mến, tranh minh hoạ cũng là nghệ thuật. Nhưng chất minh hoạ của Thông là có đầu tư, từ Ý tưởng cho đến chất liệu và khuôn khổ, tốn kém lắm chứ tưởng vẽ được ngần ấy tranh to mà không ăn hút à? Bạn ấy bày ở miền Nam là đúng đất, địa ốc và khi hậu ấy dễ sử dụng tranh bạn ấy hơn. Khi xem tranh Thông, các cụ nên tự tưởng tượng mình là người Mỹ, người China hoặc người châu Âu.
Người Mỹ sẽ bảo : bọn Việt Nam vẫn chưa thoát đói nghèo đâu, thèm tiền lắm, ha ha Người Tầu sướng, khen: tộc Việt văn hoá lùn cũng biết thân biết phận gớm, chân dung nô lệ vẽ nỉ hảo ma... Quý tộc châu Âu thì thương hại: thôi mua từ thiện cho anh Thomas một bức đi, gớm quá, treo phòng ăn mất cả ngon...! Còn đồng bào mình quen hàng ngày nhìn propaganda to ngoài đường rồi, nên miễn nhiễm, không thảng thốt, chỉ bực vì cứ tưởng tranh Mỹ thuật là phải đẹp thế nào chứ, vẽ thế thì ngắm cái gì ?
16:42
Thursday,17.12.2015
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Cám ơn bạn Dương và bạn Phạm Mạnh đã góp ý, tớ xin tiếp nhận những khen chê, trân trọng những đóng góp.
Tớ vừa tập tành làm xong phần video lưu lại triển lãm để những ai ở xa không có điều kiện đến xem cũng có chút hình dung. https://youtu.be/-CPO_kXwFnU Trong video, màu sắc đôi lúc bị bạc, tớ tự tập làm nên chưa biết chỉnh về mầu chuẩn. Thế nên tốt nhất b ...xem tiếp
16:42
Thursday,17.12.2015
Đăng bởi:
Phạm Huy Thông
Cám ơn bạn Dương và bạn Phạm Mạnh đã góp ý, tớ xin tiếp nhận những khen chê, trân trọng những đóng góp.
Tớ vừa tập tành làm xong phần video lưu lại triển lãm để những ai ở xa không có điều kiện đến xem cũng có chút hình dung. https://youtu.be/-CPO_kXwFnU Trong video, màu sắc đôi lúc bị bạc, tớ tự tập làm nên chưa biết chỉnh về mầu chuẩn. Thế nên tốt nhất bạn nào ở Sài gòn, có điều kiện nên đến tận nơi xem nhé. Triển lãm của tớ sau mấy ngày bày ở không gian mới số 165 Calmette thì nay đã mang về bày tại không gian quen thuộc của Craig Thomas gallery tại 27i Trần Nhật Duật, phường Tân Định, quận 1, tp. Hồ Chí Minh. Xin cám ơn Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp