Nhiếp ảnh

Khi tôi ghi nhật ký bằng camera trên điện thoại… 15. 12. 15 - 6:10 am

Phạm Hồng Liên

(Tiếp theo bài trước)

Đà Nẵng, mưa

Việc lưu giữ những khoảnh khắc của cuộc sống chưa bao giờ dễ dàng như lúc này. Chỉ với một chiếc điện thoại nhỏ trên tay, bạn có thể chụp lại mọi thứ chung quanh mà ít gây sự chú ý hay phiền hà cho người khác.

Ảnh chụp bằng điện thoại thường khiến người chụp băn khoăn về độ phân giải, bởi nó tùy thuộc vào túi tiền để trang bị 1 chiếc điện thoại xịn hay thường thường bậc trung.. Mà có hề gì, khi nụ cười của ai đó đang gửi trao cho bạn, dẫu bị nhòe nét, vẫn là hình ảnh mà bạn mong muốn giữ lại, không chỉ bằng trí nhớ…

Đà Nẵng, trăng

Bạn có thể bắt gặp bất cứ lúc nào, ở đâu, sự kiện gì, là hình ảnh những chiếc điện thoại được giơ lên cao. Chỉ khoảng vài năm trở lại đây, rất nhiều người, không chỉ là những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, có thói quen theo dõi mọi việc bằng cả hai mắt nhìn: mắt thường và mắt camera điện thoại.

Tôi muốn kể một chút về chuyện của tôi. Khi tôi sinh đứa con thứ hai, thế giới của tôi thu hẹp trong căn phòng nhỏ. Để thư giãn, tôi nhận ra mình thích chụp ảnh, với chiếc điện thoại trong lòng bàn tay. Lúc thư thái, tôi chụp lại những đường nét bé bỏng, đáng yêu của các con và những gì xanh mát, tươi vui bên ngoài cửa sổ…

Mùng Hai Tết

Đôi khi tôi cố gắng chọn góc chụp để bức ảnh đẹp hơn, và rất nhiều lúc tôi muốn bức ảnh của tôi thể hiện được một câu chuyện nhỏ. Đó đơn giản chỉ là trò chơi của riêng tôi, là cách tôi thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của mình. Một cách nhẹ nhõm, không bị chi phối.

Những bức ảnh chụp bằng điện thoại, với chiếc điện thoại của tôi, khi phóng to sẽ bị rạn và nhòe nét. Nhưng tôi đã lưu giữ được rất nhiều khoảnh khắc đời thường bằng cách đó. Những khoảnh khắc mà tôi sẽ khó thể chụp được với một chiếc máy ảnh, không phải lúc nào cũng sẵn bên cạnh.

Nhà bếp

Cách đây vài năm, bà ngoại tôi bị ung thư. Và tôi cố gắng chụp hình bà trong những khoảnh khắc thân thương mà tôi bắt gặp, khi bà chuẩn bị bữa ăn với mẹ tôi, khi bà ngồi bên mép giường nhìn bọn trẻ chơi đùa, khi bà đang nói vài ba câu chuyện gì đó với những người xung quanh… Tôi thích chụp bà theo cách này, vì khi nhìn lại những bức ảnh tôi cảm thấy nó gần gũi như tôi đang ở bên bà.

Mạng xã hội, đặc biệt là trang Facebook – chính là không gian rộng mở, đầy cảm hứng để những bức ảnh chụp bằng điện thoại được thực hiện và được chia sẻ. Tôi không bàn đến những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Tôi chỉ nhận ra, không ít người, trong đó có tôi, chọn Facebook như là một trang nhật ký bằng ảnh.

Đà Nẵng, chào lớp Một

Mạng xã hội phổ biến tới mức từ người hàng xóm cho đến những người thân, đồng nghiệp và cả những đối tác, những người chưa quen biết đều có thể tiếp cận, “dòm ngó” một góc cuộc sống, một phần nội tâm của bạn được thể hiện lên đó. Bạn có nhiều sự lựa chọn, hoặc phô bày, hoặc giản lược, hoặc đơn giản là không thể hiện, hoặc bộc bạch chân tình, hoặc đôi câu phù phiếm…

Tôi đã chọn thể hiện mình bằng những bức ảnh. Đó là cách tôi lưu giữ những khoảnh khắc cuộc sống, và cũng là cách tôi xem thử bạn có nhận dạng được một chân dung tôi, với những cảm xúc và suy nghĩ của tôi, khi tôi đưa điện thoại lên, bật chế độ camera, và bấm…

Mời các bạn xem một số bức ảnh chụp bằng điện thoại của Phạm Hồng Liên:

Biển Đà Nẵng

 

Đi Lý Sơn

 

Đà Nẵng, cầu Rồng

 

Đà Nẵng, đêm trăng tròn

 

Đà Nẵng, ngày Quốc khánh

 

Đà Nẵng, mưa, sáng

 

Đà Nẵng, mưa, trưa

  

Đà Nẵng, mưa tháng Ba

“Mặt trời cũng đang soi tia lành”

Hội An, từ chùa Cầu

 

Hội An, phố Phan Châu Trinh

 

Hội An, góc Phan Châu Trinh

 

Hội An, cửa hàng đồ da

 

Hội An, làng lụa

 

Hội An, ngày 14 Âm

 

Hội An, đường Trần Phú

 

Hội An, hội quán trên đường Trần Phú

 

Hội An, chụp ảnh

 

Hội An, ở Cẩm Thanh

 

Ý kiến - Thảo luận

1:44 Saturday,19.12.2015 Đăng bởi:  Hải Thanh
Ảnh bạn chụp giống như những lời kể chuyện nhẹ nhàng và ý nhị. Xem rất thích. Đúng là ko cần lạm dụng bộ lọc làm gì :) Xin cảm ơn
...xem tiếp
1:44 Saturday,19.12.2015 Đăng bởi:  Hải Thanh
Ảnh bạn chụp giống như những lời kể chuyện nhẹ nhàng và ý nhị. Xem rất thích. Đúng là ko cần lạm dụng bộ lọc làm gì :) Xin cảm ơn 
13:04 Tuesday,15.12.2015 Đăng bởi:  Thành Lê
Thích 1 số ảnh. Và "những người chưa quen biết đều có thể tiếp cận, “dòm ngó” một góc cuộc sống," - Nhưng Moa nghĩ người Việt (có vẻ khác người nước khác) là có thể can thiệp (nhiều khi hơi thô) vào cuộc đời người khác. Đồng thời có thể để người khác harrass một chút vào đời mình. Chắc là sản phẩm của chù nghĩa tập thể (collectivism, nhưng horisontal). N
...xem tiếp
13:04 Tuesday,15.12.2015 Đăng bởi:  Thành Lê
Thích 1 số ảnh. Và "những người chưa quen biết đều có thể tiếp cận, “dòm ngó” một góc cuộc sống," - Nhưng Moa nghĩ người Việt (có vẻ khác người nước khác) là có thể can thiệp (nhiều khi hơi thô) vào cuộc đời người khác. Đồng thời có thể để người khác harrass một chút vào đời mình. Chắc là sản phẩm của chù nghĩa tập thể (collectivism, nhưng horisontal). Người Việt thường không trọng solitude, hay trao đổi ầm ĩ bầy đàn (có ý nạt những băng khác ở 1 chỗ lạ). Tuy nhiên có những thày cô giáo Nga (Xô) nói người Việt trước 1975 kín đáo, tinh tế hơn, ít nói hơn (?). Đồng thời những người từ hình thái XH đóng, cấm vận có xu hướng chia sẻ... với những người không quen biết hơn là những đồng nghiệp hay hàng xóm? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả