Bàn luận

Mình sẽ giúp các bạn phát hiện và xóa tan những lời vang vang mà trống rỗng 13. 12. 15 - 8:25 am

Phạm Tuấn Anh

 

Hí họa từ trang này

Từ cái giải thưởng không ai đến nhận

Mấy năm trước Viện Trần Nhân Tông ở Boston trao giải thưởng (thường niên) về hòa giải và bao dung gì đó cho hai nhân vật Miến Điện là bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein. Ban tổ chức trao giải làm rùm beng ầm ĩ, mời cả mấy cụ lão thành có xu hướng dân chủ trong nước sang dự. Báo chí trong nước vì lý do nào đó bơm thổi rằng giải thưởng này là do Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Harvard hay do Đại học Harvard thành lập vinh danh vị vua nhân từ của Việt Nam vv. Các cụ lão thành nhà mình thiếu thông tin nên cũng cổ vũ theo, chia sẻ thông tin, ủng hộ và tự hào về Viện này.

Mình thì quý các cụ Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc vv nên khi thấy các cụ được đưa tên như những khách mời trong lễ trao giải thưởng của một thứ giải thưởng của một cái viện lạ lùng bậc nhất mình đã từng nghe thấy thì mình quyết định đi kiểm tra xem cái viện này là cái viện gì. Cuối cùng mình đã tìm ra và công bố thông tin rằng cái viện này chẳng qua là một thứ tổ chức mới đăng ký mã số thuế trước đó có 1-2 tháng và người đứng tên sáng lập là ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu tổng biên tập Vietnamnet, lúc đó đang làm việc ở một trung tâm về báo chí, truyền thông theo một học bổng nghiên cứu ở Harvard sau khi thất sủng ở Vietnamnet. Mình cũng nói rằng cái giải mà ông Tuấn làm ồn lên không được trao mà hai cái vị được giải cũng không ai đến nhận. Mình cũng nói toàn bộ những thứ viện Trần Nhân Tông đều là treo đầu dê bán thịt chó, tưởng là để vinh danh vị vua mà thực ra chỉ là sử dụng tên Ngài để vinh danh Tuấn. Mình cũng nói mình chịu trách nhiệm về những lời nhận xét và thông tin mình đưa ra. Ông Tuấn nếu thấy mình nói sai có thể kiện mình.

Ba năm nay những điều mình nói vẫn còn nguyên giá trị. Viện Trần Nhân Tông sau vụ đó là không còn thở hơi nào, chưa trao thêm giải thưởng thường niên nào, và Viện cũng chưa đưa ra bằng chứng nào là đã trao giải cho các quý vị Miến Điện cao cả kia hay bằng chứng họ đã nhận giải. Thời đó có những cái người quyết tâm hết sức để bảo vệ viện, bảo vệ Tuấn, đả phá mình coi như loại người nhơ bẩn đáng lên án. Những người đó mình tự hỏi không hiểu giờ hồn đang ở đâu, còn nghe tiếng mình nói không.

Mấy hôm nay bổn cũ lặp lại, Diễn đàn Toàn cầu Boston, một sản phẩm khác của Tuấn lại trao giải vịt giời vinh danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Thủ tướng Đức, và ai đó nữa mình mải cười chưa kịp nhận ra. Mình hoàn toàn tin tưởng rằng các quý vị Aung San Suu Kyi, Then Sein, Nguyễn Tấn Dũng, vv xứng đáng với nhiều giải thưởng cao quý nhất , nhưng mình chỉ buồn cười với cách mà vì lý do nào đó bạn Tuấn đưa các vị này ra bán khống cho xã hội, biến họ thành những con rối và biến công chúng thành những thằng ngốc bằng những trò vinh danh vô tội vạ này. Cách thức mà Tuấn làm việc, bán hàng cả hai bên, gợi ra cho mình nhớ về truyện cười mà lần trước mình từng kể.

Anh nọ đến gặp Bill Gates gạ ông Gates gả con gái cho con trai ông. Ông Gates nói con ông là ai mà đòi lấy con gái tôi. Ông nói cháu là phó chủ tịch ngân hàng thế giới. Ông Gates bảo thế thì được. Ông đó qua gặp chủ tịch World Bank xin cho con làm phó chủ tịch World Bank. Ông Kim hỏi con ông là ai mà đòi làm phó của tôi. Dạ cháu là con rể Bill Gates. À, thế thì được.

Hí họa từ trang này


Mấy năm nay Tuấn bán đi bán lại các ông Dukakis từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ, và một hai giáo sư Harvard bạn quen cho công chúng Việt Nam rồi cũng lại bán công chúng Việt Nam cho các bên khác. Mình nghĩ về cách làm này và không thể hiểu nổi người đó làm thế để làm gì. Liệu đây có phải một người có tham vọng giúp nước muốn xây danh tiếng sau này về giúp lãnh đạo đất nước hay chỉ là một tay mưu mẹo có chút quan hệ lại hơi ảo tưởng?

Cứ hỏi, mình sẽ trả lời

Là một tay phiên dịch lâu năm, hơn 20 năm nay mình được gặp nhiều nhân vật nổi tiếng của Mỹ và Việt Nam, nhiều người trong số đó mình đã phát triển quan hệ thành ra có chút thân tình. Tuy thế mình nhận ra từ rất sớm là những mối quan hệ này đòi hỏi có sự tôn trọng và mình là người yếu trong quan hệ lại càng phải trọng thị đối tác hơn. Sự tôn trọng này hàm chứa cả sự tự trọng trong đó: mình không buôn danh họ hay quảng cáo sai láo về bản chất mối quan hệ sơ sài giữa mình và họ, mình tuyệt đối không hưởng lợi từ các mối quan hệ đó dù từ họ hay từ ai. Bạn bè chơi với mình lâu sẽ thấy rất ít khi mình nhắc đến những người quan trọng mình từng gặp, trừ như một hai lần có những lý do rõ ràng và khi đó mình sẽ giải thích rõ vai trò khiêm tốn của mình trong đó.

Nhiều lần mình nghĩ và nói đùa với bạn bè thân, gia đình là nếu mình mang sẵn tính nổ của Việt Nam biết biến quan hệ thành món lợi kiểu như phở 2000 phất lên nhờ Tổng thống Clinton qua ăn thì mình giờ phải giầu đại to nếu mình treo hết ảnh các quý vị tai to mặt lớn lên. Nhưng treo lên thế mình biết mình sẽ ngượng vì bản chất của mình chỉ là một người phiên dịch thuần túy làm đúng công việc phải làm. Thế nên mình luôn tự nhủ mình là mình phải thật khiêm tốn hơn nữa, không bao giờ được dùng những thứ mình học ở đâu, mình gặp ai, ai khen mình để tăng sức nặng lập luận của mình. Trong tranh luận mình chỉ được dùng chứng lý, tranh luận nghiêm túc, đàng hoàng, không phân biệt trẻ già gái trai, không sợ uy quyền, tiền bạc, không phải nể nang ai hay bắt ai nể nang mình vì những lý do hình thức. Đây là yêu cầu cao mình áp đặt lên bản thân và phần nào cũng là thước đo mình sàng lọc bạn bè mình. Những ai hay lên mặt những thứ vị thế, vị trí, quan hệ là mình không tôn trọng mấy. Những ai dùng những thứ quan hệ, danh tiếng để trục lợi là mình rất ghét.

Hí họa của Susan Camilleri Konar

Lý do mình không có thiện cảm với Tuấn không phải vì mình ghen tị với Tuấn mà vì mình nhìn thấy ở Tuấn con người trục lợi mà mình ghét. Là người rất thông hiểu những ngóc ngách của đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị Hoa Kỳ, mình biết rõ những thứ dễ và khó mà người Việt Nam hiểu nhầm thành khó và dễ. Là người phiên dịch có trách nhiệm và là người bạn chân thành với tất cả những ai có thiện ý, mình đề cao trách nhiệm lý giải đầy đủ những sự sai khác về văn hóa giữa hai đất nước để tạo ra sự thông hiểu tốt nhất vì chỉ có cái này mới xứng đáng làm nền tảng lâu dài cho một mối quan hệ bền lâu Việt Mỹ. Một sứ mạng mình xác định cho bản thân vì tự thấy mình có nhiều lợi thế để hoàn tất sứ mạng đó là xây dựng tình bạn vững bền giữa hai quốc gia và để làm thế mình dứt khoát không để cho những trò lừa dối, lươn lẹo, giả trá can dự vào. Dù rằng việc mình cư xử thẳng thắn có lúc làm mình mất đi sự quý mến của ai đó bên Việt hay bên Mỹ mình vững tin rằng cách trung chính là cách duy nhất để xác lập cơ sở cho mối quan hệ này. Những cung cách làm việc như của Tuấn đi ngược lại hết những quy tắc nghiêm khắc mình tự đề ra ở trên và mình cảm thấy có trách nhiệm phải nói ra suy nghĩ của mình cho công chúng Việt Nam vẫn còn bị che đậy thông tin do nhiều lý do.

Mình sẵn sàng cung cấp các giải đáp và suy nghĩ của mình đảm bảo khách quan và nghiêm túc nhất để các bạn có hiểu biết tốt và đúng nhất về những vấn đề các bạn quan tâm.

Thời kinh tế khá lên bọn cơ hội bắt đầu du học về kiếm ăn càng lúc càng nhiều mang theo cơ man nào là những thứ truyện kiểu nam tước Muyn khao zen để làm người ở nhà há hốc mồm ra cho chúng nó thịt. Mình xin phép là người bảo vệ vô tư giúp các bạn phát hiện những trò lộng giả thành chân, xóa tan những trò ám muội, những lời lẽ vang vang mà trống rỗng.

Hí họa của Sam Gross

SONG FOR THE ASKING

Here is my song for the asking
Ask me and I will play
So sweetly, I’ll make you smile

This is my tune for the taking

Take it, don’t turn away
I’ve been waiting all my life

Thinking it over, I’ve been sad

Thinking it over, I’d be more than glad
To change my ways for the asking
Ask me and I will play
All the love that I hold inside

(Simon & Garfunkel)

*

Nguồn: FB của Phạm Tuấn Anh

Ý kiến - Thảo luận

16:57 Friday,18.12.2015 Đăng bởi:  Thành Lê
Có một điều hơi "tệ" là Thành Lê thấy các bạn dịch đều ổn. Có nghiã là cái tiếng Anh ấy nó ôm được khá nhiều.
Nhất là cách dịch credit thành "vốn liếng".
Sở dị Thành Lê dịch thành "nợ" (nợ đời,nghĩa vụ người công dân, nghĩa vụ người làm truyền thông) còn liên quan đến nhận xét của Neil Shelhaan về Zorthian. các bạn có thời gian đọc tạm về ông này (Zor)
...xem tiếp
16:57 Friday,18.12.2015 Đăng bởi:  Thành Lê
Có một điều hơi "tệ" là Thành Lê thấy các bạn dịch đều ổn. Có nghiã là cái tiếng Anh ấy nó ôm được khá nhiều.
Nhất là cách dịch credit thành "vốn liếng".
Sở dị Thành Lê dịch thành "nợ" (nợ đời,nghĩa vụ người công dân, nghĩa vụ người làm truyền thông) còn liên quan đến nhận xét của Neil Shelhaan về Zorthian. các bạn có thời gian đọc tạm về ông này (Zor) trên wiki. Và còn vấn vương cả khải niệm "lý trí" của truyền thông. Vì T. Lê đọc 1 cuốn sách Mỹ nói, các nhà hòa bình Mỹ thấy người miền Bắc - bị bom Mỹ ném xuống đầu (và các nhà dân chủ đấu tranh với chính quyền Sài Gòn - thực ra cũng là trí vận của VC - bị bắt) còn tin ở (lương tri) của công luận Mỹ hơn cả chính người Mỹ...
Quay lại với cách dịch của Giáo nghèo, T. Lê cũng dịch là lợi thế advantage về lãnh thổ, như anh. Và ngờ rằng ông Zorthian có gài ở dưới chữ này hạ tầng cơ sở Việt cộng, VC nằm vùng, trận địa lòng dân - những gì tiềm tàng, chờ dịp bục ra... những thứ có trước những càn quét của quân Đồng minh (phe Mỹ). Vì sau tết Mật thân bên CM mất đất rất nhiều mà ông ấy vẫn viết thế... Kết quả của những gì được dạy từ những năm 60 kết quả thành sự lẫn cấn, do dự, hay nghĩ lại, không bao giờ xông pha đi tẳt đón đầu. 
15:37 Friday,18.12.2015 Đăng bởi:  giáo nghèo

Câu đầu thì tôi nghĩ chữ "credit" dịch như Mai thấy khá ổn rồi ạ.
Chữ "advance" trong câu “The nature of this war was that you didn’t have territorial advance or cleared-out security" theo tôi nghĩ có lẽ mang ý "lợi thế" hơn là theo nghĩa progress. Có thể tạm dịch "territorial advance" ở đây là "lợi thế về địa bàn" chăng?


...xem tiếp
15:37 Friday,18.12.2015 Đăng bởi:  giáo nghèo

Câu đầu thì tôi nghĩ chữ "credit" dịch như Mai thấy khá ổn rồi ạ.
Chữ "advance" trong câu “The nature of this war was that you didn’t have territorial advance or cleared-out security" theo tôi nghĩ có lẽ mang ý "lợi thế" hơn là theo nghĩa progress. Có thể tạm dịch "territorial advance" ở đây là "lợi thế về địa bàn" chăng?

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả