Thị trường

Để thị trường tranh có mua và có bán: những việc ngắn hạn và dài hạn 04. 01. 16 - 11:06 pm

Người mua tranh

Về chuyện bán tranh, em có ý kiến thế này, các bác xem được không:

NGẮN HẠN

1. Các họa sỹ lập ra một cái hội khác, thay cái Hội Mỹ Thuật, góp tiền làm các chương trình PR qua báo chí, TV về “sự sang trọng” và “tầm” khi chơi tranh, bên cạnh chơi ô tô hay gái đẹp. Các đại gia dĩ nhiên muốn được nhìn nhận là “tầm” của anh cao hơn thằng khác vì anh biết chơi tranh… 🙂 . Bây giờ có qua nhiều phương tiện để các bác tiếp cận “khách hàng”. Các bác áp dụng những thứ người ta làm trong kinh doanh ấy, chả khó lắm đâu.

Minh họa của Heavy Little People

2. Đừng có chỉ nghĩ đại gia mới mua tranh. Người ít tiền có khi thích tranh hơn và mua nhiều tranh hơn đấy. Các bác đã nhắm tới những người mua này chưa? Và mở rộng ra, các bác có nhắm tới người mua Việt Nam không? Hay chỉ định bán cho “Tây”… Em đi mua tranh, các bác họa sỹ toàn tính bằng đô. Nó cũng nói lên điều gì đó về cách nghĩ của các bác đấy chứ…

3. Các họa sỹ làm ơn bán tranh rẻ hơn tí nữa. Lương em ba đồng ba cọc mà các bác bán tranh đắt như bây giờ thì dĩ nhiên là khó bán rồi. Các bác định giá mình nó “hợp lý” hơn một tí, cũng giống như doanh nghiệp ấy, lấy doanh số để bù lại “margin”. Nền mỹ thuật phải hợp với nền “kinh tế” của nhân dân chứ nhỉ? 🙂

4. Và cần nói, thảo luận, trao đổi những thứ có nội dungchuyên môn” nghiêm túc, thực tế và gần gũi. Cái đó rất cần để “giáo dục quần chúng”. Em không biết mà các bác biết thì các bác làm ơn dạy em. Nói chuyện không nghiêm túc thì người ta xem vài lần rỗi cũng chán. Cũng như nhiều thứ khác ở ta, em thấy các chỗ có tính “chuyên môn” và “nghiêm túc” đáng để học hỏi hơi ít…

Minh họa của Heavy Little People

VỀ LÂU DÀI

Có mấy việc này cần phải làm:

1. Phải tổ chức lại việc dạy và học về mỹ thuật trong trường học. Các bác trong nghề mỹ thuật cũng nên vận động để cái môn này nó thiết thực hơn. Cái nhà trường dạy về mỹ thuật và mỹ học bây giờ quá vớ vấn. Xa hơn, các hội nghề nghiệp của các bác cũng có thể tổ chức các hoạt động mỹ thuật cộng đồng để giáo dục mỹ thuật phi chính quy cho quần chúng. Phải xây cái gốc thì mới mong có người thưởng thức mỹ thuật tốt được, chẳng hạn Luala Concert ấy. Dân đen em ít học, không hiểu nhạc cổ điển lắm, nhưng nó làm em tò mò đến xem, và em biết là cứ làm cho người ta tò mò xem rồi thích là rất gần. Các họa sỹ, nhạc sỹ đã làm nghề, đang và sẽ làm nghề có thể chịu khó ra đường biểu diễn hay làm nghề miễn phí cho quần chúng bọn em được nâng cao hiểu biết. Các bác làm thế, đời có khi nó cũng phong phú hơn đấy.

2. Phải nâng cao tầm và nội dung giáo dục và đánh giá mỹ thuật của các tạp chí, bảo tàng, cơ quan chuyên môn, trình độ của các nhà phê bình và người làm nghệ thuật. Nói vậy không phải là nói như “nghị quyết Đảng”. Em chỉ mơ ước đơn giản là nếu em cầm máy cái sách, báo, tạp chí chuyên môn về mỹ thuật ấy, vào mấy cái bảo tàng ấy thì em đọc hay xem được cái gì đó hữu ích. Và để nó hữu ích, em cũng chả nghĩ có gì khó hay cao xa lắm đâu: các bác chịu khó phải “học” và làm với cái “tâm” là được. Toàn bán hàng chất lượng kém thì khó mà giữ khách lâu.

Minh họa từ trang này

 Và cuối cùng, phàm là em thấy làm cái gì cũng thế: phải làm kiên trì và lâu dài. Đầu ra của giáo dục phải là thói quen. Từ thói quen mới tạo ra được hành vi và tiêu dùng. Em thấy ở ta cái gì cũng làm ngắn hạn, thế thì chả cái gì thành công được. Phải tạo ra một “con đường” để mọi người đi trên đó thì mới đến được cái đích.

Vài thiển ý, để các bác tham khảo.

*

SOI:  Đây là cmt cho bài “Để đại gia Việt mua tranh Việt“, Soi xin đặt tên và đưa lên thành bài để các bạn dễ thảo luận

Ý kiến - Thảo luận

9:34 Thursday,7.1.2016 Đăng bởi:  ong Bắp
mỗi khi xem tranh đương đại thì tôi lại khen vợ: Em vẽ còn đẹp hơn ! Đã vẽ đẹp hơn thì cần gì phải mua.
...xem tiếp
9:34 Thursday,7.1.2016 Đăng bởi:  ong Bắp
mỗi khi xem tranh đương đại thì tôi lại khen vợ: Em vẽ còn đẹp hơn ! Đã vẽ đẹp hơn thì cần gì phải mua. 
11:59 Tuesday,5.1.2016 Đăng bởi:  cứ từ từ

Thời các cụ trường mỹ thuật Đông dương, mặc dù đại bộ phận dân trí chưa cao nhưng cũng có một số các nhà tư sản thành thị dám bỏ tiền ra mua tranh, mặc dù họ chưa từng được đào tạo hay giáo dục về mỹ thuật. Tranh của các cụ như Nam Sơn, Phạm Hậu, cụ Trí, cụ Cẩn, và đặc biệt là cụ Chánh đã được mua rất nhiều bởi người Việt. Ít ra là cho tới t
...xem tiếp

11:59 Tuesday,5.1.2016 Đăng bởi:  cứ từ từ

Thời các cụ trường mỹ thuật Đông dương, mặc dù đại bộ phận dân trí chưa cao nhưng cũng có một số các nhà tư sản thành thị dám bỏ tiền ra mua tranh, mặc dù họ chưa từng được đào tạo hay giáo dục về mỹ thuật. Tranh của các cụ như Nam Sơn, Phạm Hậu, cụ Trí, cụ Cẩn, và đặc biệt là cụ Chánh đã được mua rất nhiều bởi người Việt. Ít ra là cho tới tận bây giờ , mặc cho con sốt đương đại đang lướt qua xứ ta vù vù như cưỡi gió , nhưng tranh các cụ cho tới giờ vẫn "ĐẮC NHÂN TÂM" hơn nhiều các họa sĩ đương đại. Kể cả bước sang thời bao cấp, khi đời sống nghèo khó và bom đạn liên miên thì các cuộc triển lãm thường niên của hội mỹ thuật vẫn thu hút khá đông sự quan tâm của công chúng. Cho dù thời đó kiếm đâu ra truyền thông công nghệ cao, chẳng facebook, chẳng curator thì nó vẫn cứ sống dai hơn, tuổi thọ cao hơn, và được dân yêu hơn mấy kì triển lãm mỹ thuật toàn quốc gần đây và ối dồi ôi là nhiều các cuộc triển lãm đương đại khác. Vấn đề này cần phải có sự chiêm nghiệm sâu xa hơn, lí do nào khiến công chúng Việt ngày càng xa lánh nghệ thuật. Các họa sĩ nên tự tìm câu trả lời thì sẽ tốt hơn

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả