Tin tức

Tin-ảnh: Họ đã đón năm mới theo kiểu gì? 07. 01. 16 - 11:37 pm

Phạm Phong tổng hợp và dịch

 

AMSTERDAM – Dân chúng đốt cây thông Noel tại quảng trường Bảo tàng, Amsterdam, hôm 3. 1. 2016. Kể từ 1974, đốt cây thông đã trở thành truyền thống đón năm mới hàng năm.

 

SCHEVENINGEN – Ảnh chụp từ trên cao, ngày 1. 1. 2016, cho thấy một biển người đội mũ đỏ tham gia lễ hội lặn truyền thống mừng Năm mới, tiếng Hà Lan gọi là “Nieuwjaarsduik”, trên bãi biển Scheveningen.

 

Mấy chục ngàn người tham dự đã nhúng mình xuống làn nước lạnh giá vào đúng ngày đầu năm mới. Đây là một truyền thống của Hà Lan, có từ hồi những năm 1960s, sau khi một câu lạc bộ bơi lặn quyết định khởi đầu năm mới bằng việc nhảy tòm xuống biển. Tất cả những ai tham dự đều được phát một cái mũ đỏ có in chữ Unox, là tên một hãng chuyên về thiết bị nhà bếp đứng ra tài trợ cho sự kiện này. Ảnh từ trang này

 

HITACHINAKA – Đây là một sắp đặt có kích thước 24m x 25m hình hai chú khỉ để mừng năm Thân, đặt tại công viên bên biển Seaside Park, thành phố Hitachinaka, tỉnh Ibaraki (Nhật), cách Tokyo chừng 100 cây số về phía Bắc. Sắp đặt làm từ 15.000 cây thông và các cây cỏ khác có trong công viên. Ảnh chụp hôm 3. 1. 2016 của Toshifumi Kitamura

 

ROME – Maurizio Palmulli hay còn gọi là “Mister Ok” của Ý, chuẩn bị nhảy xuống sông Tiber (Ý), như một nghi thức mừng năm mới, diễn ra vào 1. 1. 2016.

 

Từ 1988 Maurizio Palmulli và đội của ông đã liên tục thực hiện “truyền thống” này: nhảy xuống sông Tiber từ cầu Cavour, với đông đảo người quan sát, và bên dưới thì đã có ca nô đợi sẵn để… vớt. Ảnh: Tiziana Fabi

*
Sau Năm mới đúng một tuần, từ ngày 7. 1. 2016, bảo tàng Museion (Ý) chuyên về nghệ thuật đương đại sẽ ngừng cung cấp wifi miễn phí và thả dàn, do dịch vụ này thu hút quá nhiều người di cư chui vào đây dùng.

Bảo tàng Museion nằm ở tỉnh Bolzano, thuộc khu vực nói tiếng Đức của Ý. Bolzano là điểm dừng chân của những dân di cư trong lúc tìm đường sang Áo và Đức bằng tàu hỏa. Sau khi đưa ra quyết định này, bảo tàng đã vấp phải sự chỉ trích của giới trí thức và các chính trị gia cánh tả, trong khi những người cánh hữu thì ủng hộ nhiệt liệt.

Bảo tàng Museion, hình ở trang này

“Tôi ủng hộ quyết định này. Hoàn toàn hợp lệ,” giám đốc bảo tàng là Letizia Ragaglia nói.

Dân di cư – những người triệt để dựa vào mạng xã hội để kết nối với người thân và bạn bè phương xa – vào hồi tháng Tư 2015 bắt đầu ùn ùn kéo đến bảo tàng này và thoạt tiên được chào đón (chắc người ta tưởng họ đi xem nghệ thuật cho mở mang đầu óc và vơi nỗi nhớ nhà). Nhưng tình thế ngày càng trở nên mất kiểm soát, do tưởng bảo tàng là nơi trú ngụ, người ta bắt đầu dùng nơi đây làm chỗ ngủ nghỉ, dùng toilet để làm vệ sinh cá nhân.

Bên trong bảo tàng Museion

Giám đốc Ragaglia đã yêu cầu nhà chức trách can thiệp, hoặc là cấp một trung tâm lưu trú nào đó cho đám dân di cư kia, hoặc tăng cường sự có mặt của cảnh sát tại bảo tàng. Tuy nhiên, thỉnh cầu mãi mà tình hình vẫn thế, bà quyết định ra tay. Từ hôm 23. 12. 2015, bà cho ngưng “tạm thời” wifi miễn phí để giảm thiểu tình trạng nhân viên đi làm đã ít (do nghỉ lễ) mà lộn xộn (do dân nhập cư ngày lễ càng hăng liên lạc về nhà) lại tăng, không giải quyết xuể.

Rồi từ 7. 1. 2016, wifi miễn phí sẽ chỉ có ở một số khu vực của bảo tàng, hoặc có mật khẩu, nhưng ai hỏi thì mới được cho (và chắc là sẽ đổi thưởng xuyên?).

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả