|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếNhững bức thiệp Giáng sinh kỳ cục 11. 01. 16 - 1:23 pmHoàng Lan dịchSOI: Giáng sinh đã qua lâu rồi, nhưng giờ bài mới dịch xong. Các bạn đọc cho Giáng sinh năm sau nhé * Những chú mèo cư xử như người, chú ếch giết đồng loại để cướp của, và sâu bọ nhảy múa dưới ánh trăng có lẽ sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trên thiệp Giáng Sinh ngày nay.
Tuy nhiên vào thời Victoria, thế kỉ 19, người dân chẳng thấy gì bất thường khi gửi nhau tấm thiệp rầu rĩ vẽ hình chú chim cỏ đỏ nằm chết lăn quay, đi kèm câu “Chúc bạn một Giáng Sinh vui vẻ”; hoặc một tấm thiệp vẽ hình cậu bé vẫy tay chào một chú sứa đang bay lơ lửng trên không.
Nhiều mẫu thiệp Giáng sinh kì lạ từ thời Victoria bỗng nhiên xuất hiện trên mạng truyền thông xã hội vào mùa lễ năm nay (một người với nick @HorribleSanity đã chia sẻ một số mẫu thiệp đặc biệt ghê rợn, như tấm vẽ cảnh ếch giết nhau, và cảnh ông già Noel nhét một đứa trẻ vào túi). Nhưng những hình ảnh này từ đâu mà ra, chúng mang ý nghĩa gì? Một phần ý nghĩa của chúng đã mất qua thời gian, nhưng điều quan trọng cần xem xét là vào đầu những năm 1800s, Giáng Sinh không phải mùa lễ phổ biến rộng rãi như hiện nay. Vì thế, những hình tượng như ông già Noel – nguyên bản là Thánh Nicholas, cây thông, quà cáp, tuyết… là thứ dần dần phát triển vào thời thế kỉ 19. Theo nhiều nguồn thì lễ Giáng Sinh bắt đầu thịnh vào thời Victoria ở Anh. Mọi thứ là do nữ hoàng Victoria khơi mào, bà cùng phu quân gốc Đức – Hoàng tử Albert – ăn mừng ngày lễ này vào năm 1848 bằng cách trang trí một cái cây, tờ Illustrated London News vẽ lại khung cảnh ấy, đăng trên báo của họ, khiến bức hình được lan truyền rộng rãi. Theo BBC, thiệp Giáng Sinh chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1843, trên đó là hình minh họa một gia đình hạnh phúc bên bàn ăn, do Henry Cole vẽ. Giá của tấm thiệp này hơi đắt đối với một người dân bình thường, song truyền thống đã bén rễ, vì vậy cho đến năm 1880, theo BBC, ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh “đã sản xuất khoảng 11.5 triệu tấm thiệp”. Cô Tara Moore viết trong cuốn Victorian Christmas in Print (In Ấn cho lễ Giáng Sinh thời Victoria), rằng ngành thương mại này cạnh tranh đến nỗi các công ty thiệp còn trả 1,000 guineas để Nam tước Alfred Tennyson viết một bài thơ cho thiệp Giáng Sinh. Moore còn viết rằng “Chúng ta thường cho rằng một nền văn hóa ủng hộ lễ Giáng Sinh thì ít ra nền văn hóa này phải theo đạo Thiên Chúa; tuy nhiên, những người mang tín ngưỡng khác đôi lúc cũng thấy có lợi khi tham gia vào ngày lễ họ cho là một dịp để ăn mừng những giá trị của tầng lớp trung lưu Anh Quốc”. Một số thơ văn và hình ảnh gắn với câu chuyện Chúa Giáng Sinh (nativity), nhưng số khác thiên về một Giáng Sinh mang tính văn hóa, và thường có ý tách rời khỏi tôn giáo.
Song song với lễ là truyền thống đa thần vẫn tồn tại ở Anh và ở khắp châu Âu. Vào năm 2013, Sarah Elizabeth Troop đã tập hợp lạa một danh sách về những con “Quái vật mùa Giáng Sinh” cho trang web Atlas Obscura, ví dụ như con Krampus – một phiên bản sao xấu xa của Thánh Nicholas, hay nhân vật Mary Lwyd – theo truyền thuyết xứ Welsh Lwyd là một bộ xương ngựa chuyên bắt dân thường làm thơ có vần. Những giai thoại trên, cũng như những vấn đề người thời đó quan tâm, đều ảnh hưởng lên hình vẽ của những tấm thiệp, đề tài đi từ khoa học, nghệ thuật đến tôn giáo. Tranh minh họa do Enrst Haeckel vẽ về lịch sử tự nhiên, như tranh vẽ mực hay sứa cũng lên bìa thiệp, và chúng thường nói về những thông điệp xã hội, ví dụ như cảnh mấy chú chim chết sẽ làm người ta liên tưởng đến đứa trẻ nghèo khó chết cóng trên những con phố mùa đông. Thế nên, dù giờ đây trong mắt ta mấy tác phẩm này quả thật nom hết sức kì lạ, nhưng ngay cả những tấm thiệp Giáng Sinh rùng rợn nhất của thời Victoria vẫn có một ý nghĩa nào đó đối với người gửi (hoặc người nhận). Mời các bạn xem thêm một số mẫu thiệp khác:
* Từ Hyperallergic
Ý kiến - Thảo luận
21:59
Monday,11.1.2016
Đăng bởi:
Katty
21:59
Monday,11.1.2016
Đăng bởi:
Katty
So với những tấm thiệp này, thiệp hiện nay thật là nhạt nhẽo :'(
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp