Tin tức

Tin-ảnh: Nơi nhớ về cái đẹp, nơi tàn phá bảo tàng 06. 02. 16 - 7:57 am

Hữu Khoa dịch

 

AHMEDABAD – Thống đốc bang Gujarat của miền Tây Ấn Độ, ngài OP Kohli (thứ hai từ phải sang) được chỉ huy lực lượng cảnh vệ duyên hải vùng Tây Bắc, tướng Pathania, tặng cho một bức tranh (xấu), để kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập lực lượng Cảnh vệ duyên hải Ấn Độ (Indian Coast Guard – ICG), hôm 1. 2. 2016. Ảnh: Sam Panthaky

 

Bờ biển Ấn Độ dài thế này đây.

 

BIRMINGHAM, UK – Tuy đã trở nên lỗi thời trên bàn ăn ngày nay, nhưng những dĩa đựng muối vẫn là món được các nhà sưu tập ưa chuộng. Chiếc đĩa đựng muối bằng men mạ bạc và cẩn kim cương với đá quý này, thời thế kỷ 19, là một ví dụ đặc biệt. Nó sẽ được đem ra đấu giá trên mạng vào hôm 11. 2 sắp tới tại www.LiveAuctioneers.com.

 

VIENNA – Công nghệ càng nhanh như điện, người ta càng thích quay về với những thứ mỹ miều, mất công chế tác, nhắc nhở thời hoàng kim (của ai đó, có khi không phải của mình). Trong ảnh là những vũ công của nhà hát State Opera Ballet biểu diễn trong lễ kỷ niệm 60 năm của Vienna Opera Ball, diễn ra vào 4. 12. 2016.

 

SEOUL – Người châu Á thì lại hay nhớ dai dẳng về những kỷ niệm xấu. Thí dụ trong bức ảnh chụp hôm 3. 2. 2016 là các sinh viên Hàn Quốc ngồi bên một bức tượng một cô gái tuổi thiếu niên, tượng trưng cho những “ủy an phụ” – những người phải phục vụ tình dục cho lính Nhật hồi Thế chiến II. Cuộc biểu tình chống Nhật này diễn ra hàng tuần ở trước cửa đại sứ quán Nhật tại Seoul. Gần đây nhất, phía Nhật đã nói với một phái đoàn của Liên hiệp quốc rằng họ chẳng tìm ra bằng chứng nào cho thấy quân đội cũng như chính phủ nước họ hồi Thế chiến II đã ép những phụ nữ này thành nô lệ tình dục. Ảnh: Jung Yeon Je

 

TIMBUKTU – Một người đàn ông đứng trước đền Djingareyber ở Timbuktu, Mali, hôm 4. 2. 2016. Thành phố Timbuktu hôm ấy đã ăn mừng việc phục hồi được những lăng tẩm lịch sử của mình, từng bị quân IS phá hoại hồi chúng chiếm đóng hồi 2012, nay đã được xây lại, nhờ công của ủy ban văn hóa và giáo dục UNESCO thuộc Liên hiệp quốc.

 

TAEZ – Quang cảnh cho thấy đổ nát tại Bảo tàng Quốc gia sau khi bản tàng bị nã súng cối trong cuộc đụng độ ngày 2. 2. 2016 giữa các phiến quân Shiite Huthi và những người trung thành với tổng thống Yemen là Abedrabbo Mansour Hadi – người được Saudi Arab chống lưng.

 

BẮC KINH – Tin cách đây gần hơn hai tháng nhưng giờ tình trạng vẫn không có gì thay đổi: trong ảnh là một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi thăm quảng trường Thiên An Môn vào một ngày ô nhiễm không khí nặng nề ở Bắc Kinh, hôm 1. 12. 2015. Vào hôm ấy, Bắc Kinh đã phải ra lệnh tạm đóng cửa hàng trăm nhà máy, đồng thời cho trẻ con nghỉ học vì khói mù đã vượt 25 lần mức an toàn, phủ một đám mây đen (dĩ nhiên là nghĩa bóng) lên sự tham dự của phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị khí hậu tại Paris. Ảnh: Wang Zhao

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả