Trường phái

Kỹ thuật “decalcomania” trong tranh của Max Ernst 16. 02. 16 - 1:57 pm

Hoa Hoa lược dịch từ Christie’s

 

Max Ernst (1891-1976)
The Stolen Mirror 
Góc dưới phải có ghi ‘max ernst’; mặt sau có ghi ‘max ernst 1941 product of France’
Sơn dầu trên toan
65 x 81 cm
Vẽ năm 1941

Giá bán được: $11.000. 000 (vào 2. 2. 2016 tại nhà Christie’s)
Giá ước lượng: $10.000.000 – $14.000.000

*

Chi tiết trong “The Stolen Mirror”

Vẽ năm 1941, The Stolen Mirror (Tấm gương bị đánh cắp) được sáng tác vào lúc sự nghiệp của Max Ernst đạt đỉnh cao. Liền tù tì hết bức này đến khác, Ernst dùng kỹ thuật decalcomania vẽ bức nào cũng tuyệt.

Decalcomania, theo định nghĩa, là một kỹ thuật trang trí đem chuyển họa tiết của bản in, bản khắc lên trên các chất liệu khác.

Max Ernst lượm lặt được kỹ thuật đầy sáng tạo này từ tranh của Óscar Domínguez hồi 1938. Decalcomania không phải là phát hiện mới mẻ gì, chỉ đơn giản là bị bỏ qua, lãng quên. Chính Victor Hugo cũng thích dùng kỹ thuật này vào giữa thế kỷ 19 để thể hiện trí tưởng tượng trong các bức tranh ông sáng tác.

Óscar Domínguez, “Sư tử – Xe đạp”, 1936. Decalcomania và bột màu trên giấy, 20 x 31 cm

 

Tranh mực của Victor Hugo

Phương pháp này khá đơn giản: dùng bột màu hay chất liệu nào đó có nước trong thành phần, quét lên một tấm giấy, rồi đặt một lớp thứ hai (đá, kính, v.v) lên đấy. Sau khi áp dụng các mức độ ép khác nhau thì nhấc lớp thứ hai ra, trên lớp thứ nhất sẽ còn lại dấu ấn của quá trình này, tùy theo lớp thứ hai vừa rồi là gì và ép ra sao. Hình thù có thể giống như đá, như lá, như san hô, như bọt biển… Quá trình này có thể lặp đi lặp lại để cho những nền tranh phức tạp hơn, cho hình ảnh giống tạo vật trong tự nhiên hơn…

Chi tiết trong “The Stolen Mirror”

 

Chi tiết trong “The Stolen Mirror”

 

Nhiều họa sĩ siêu thực cũng học đòi dùng kỹ thuật này, rồi sửng sốt thấy những hình thù kỳ lạ mà mình vô tình tạo ra. Nhưng Ernst có lẽ là họa sĩ duy nhất dùng decalcomania theo một cung cách nghiêm túc, bền vững để phục vụ cho thể loại tranh sơn dầu trên toan. Ông hiếm khi dùng bản thân kỹ thuật này chỉ để phô kỹ thuật; ông chỉ dùng nó như một phương tiện để sử dụng sơn dầu kết hợp các kỹ thuật đi cọ và dùng dao cạo màu..

Chi tiết trong “The Stolen Mirror”

Nhờ thực hành decalcomania một cách tập trung, Ernst đã trở thành một bậc thầy của kỹ thuật này, và đạt được độ kiểm soát hình ảnh rất đáng nể trong một quy trình về căn cơ là khó-tiên-đoán-được-kết-quả. Nhưng những kết quả của quá trình decalcomania vẫn phải có một độ bất ngờ, vẫn gợi được những chủ đề mới cho Ernst, và tạo điều kiện để ông mở rộng thế giới tưởng tượng của bản thân hơn nữa.

.

Thời ấy, chính kỹ thuật này là cách để phân biệt tranh siêu thực của Ernst với các họa sĩ khác, tạo nên chất lượng và chiều sâu trong tranh ông so với tranh người khác. André Breton khen kỹ thuật này là một phương cách rất tự động và thích hợp với sự sáng tạo, không gượng ép, không phải là thứ để đem ý thức ra kiểm soát, và ông khuyến khích việc sử dụng decalcomania như một kỹ thuật chân thực trong vẽ tranh siêu thực, thay cho kỹ thuật đánh lừa con mắt mà Salvador Dalí vẫn dùng để tạo khung cảnh như những giấc mơ.

Chi tiết tranh

Từng có lúc, việc sử dụng decalcomania đã mang lại hứng khởi mới cho các họa sĩ siêu thực, khi mà nguồn cảm hứng lẫn sự sáng tạo trong trường phái này đã bắt đầu tàn đi trông thấy.

“Stolen Mirror” tại phiên đấu giá ngày 2. 2. 2016 của nhà Christie’s

 

Ý kiến - Thảo luận

5:59 Sunday,25.2.2018 Đăng bởi:  Nguyễn Văn Bá
Đỉnh quá
...xem tiếp
5:59 Sunday,25.2.2018 Đăng bởi:  Nguyễn Văn Bá
Đỉnh quá 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả