Nghệ sĩ thế giới

Thế giới vô biên trong studio tí hon của Jeeyoung Lee 28. 03. 16 - 6:58 am

Hoa Hoa lược dịch

 

“Cảnh đêm”, 2012

Suốt 10 năm nay, nghệ sĩ Hàn Quốc Jeeyoung Lee liên tục biến studio 4m2 của cô thành những vũ trụ khác nhau, gồm những mê lộ đầy tưởng tượng và kỳ lạ, đưa người xem tới những phong cảnh như mơ, không thực.

Để thực hiện những khung cảnh này, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và tỉ mỉ vô cùng tận. Mỗi yếu tố trong tác phẩm đều được cô làm thủ công, tránh tối đa việc lạm dụng kiểu làm nhanh, “công nghiệp”.

“Gió mùa”, 2011

Đối với Jeeyoung Lee, điều khó nhất khi thực hiện dự án dài hơi này là ngân sách hạn hẹp, diện tích cũng hạn hẹp, mà mọi thứ đều phải làm bên trong studio. Đầu tiên phải thực hiện một cái khung cho tác phẩm. Đó là những bức vách có thể di chuyển được gắn trên những bánh xe và có thể điều chỉnh kích cỡ, khiến căn phòng có thể chứa được một bộ khung cao 2.4m nhưng thay đổi từ 4 x 4m tới 4 x 8 m (nhờ gấp khúc?).

Jeeyong Lee cho biết, công việc của cô rất vất vả, nhưng cô thích những việc làm tay chân lặp đi lặp lại, và có khi mất hai tháng mới hoàn tất mỗi hình ảnh của cái thế giới mà đầu óc cô tưởng tượng ra.

“Săn tìm kho báu”, 2010

Khi được hỏi cô thích tác phẩm nào nhất trong số những thứ đã làm ra, Jeeyong Lee bảo, cô thích nhất là “Anxiety”, 2013, bởi vì đối với cô, tác phẩm này mang nhiều tính thể nghiệm. Thường hầu hết tác phẩm của Lee cuối cùng tạo nên chỉ một hình ảnh như của nhiếp ảnh, nhưng “Anxiety” tạo nên hai phẩn: một video đa kênh chiếu một màn trình diễn âm thanh của Park Min-Hee trong không gian Anxiety này, bộc lộ cảm xúc nội tâm của người biểu diễn; và một bức ảnh kép cố tình giấu gương mặt người biểu diễn. Mục đích của Lee trong tác phẩm này là thể hiện sự chia cắt của hữu thức và vô thức.

“Anxiety”, 2013

Thực hiện những tác phẩm này, Lee đã thỏa ước mơ của cô: tốt nghiệp ngành thiết kế truyền thông thị giác và nhiếp ảnh, Lee từng mơ sẽ là một nhà thiết kế sản phẩm và chỉ đạo nghệ thuật; Cô cũng là người thích đi lặn, mê đắm thế giới dưới nước, thích xem kính hiển vi, và thích thú trước cách thức thay đổi của vật chất, hóa chất theo thời gian; Cô cũng từng tham gia làm bối cảnh cho các chương trình video và phim ngắn, cũng như có lúc là trợ lý cho các công ty quảng cáo sản phẩm; Giờ thì cô tha hồ làm các bối cảnh như mình thích, cho riêng mình, vẽ nên những thế giới kỳ ảo và biến đổi theo óc tưởng tượng của mình.

“Game thủ”, 2011

 Hỏi Lee thích giai đoạn nghệ thuật nào nhất trong lịch sử nghệ thuật, cô trả lời: nghệ thuật đương đại. Lý do là vì phong cách nghệ thuật trong nghệ thuật đương đại là “vô biên”, dưới cái áo mà ta gọi là “nghệ thuật”. Nghệ sĩ tha hồ chọn chất liệu và cách thể hiện để kể câu chuyện của riêng mình. Dĩ nhiên, theo Lee, nghệ thuật gọi là “đương đại” thì phải phản ảnh tốt nhất cái thời đại mà người làm ra nó đang sống.

“Hồi sinh”, 2011

 

“Loveseek”, 2014

 

“My chemical romance”, 2013

 

“Bữa tối cuối cùng”, 2011

 

“Khẩu vị ngọt ngào”, 2009

 

“Trái tim tan vỡ”, 2011

 

“Chuyến phiêu du của cô thiếu nữ”, 2009

 

“Tôi sẽ quay trở lại”, 2010

 

“Ác mộng”, 2010

 

“Cô bé bán diêm”, 2008

 

“Chuỗi thức ăn”, 2008

 

“Vươn đến vì sao”, 2009

 

“Thế này là không đủ”, 2012

 

“Cuộc đua bất tận”, 2008

 

“Căn phòng hoang mang”, 2010

Nguồn: Design Boom 

Ý kiến - Thảo luận

2:26 Tuesday,29.3.2016 Đăng bởi:  Hoa Gruber
Nghệ sĩ này sáng tác tuyệt quá. Cảm ơn Soi
...xem tiếp
2:26 Tuesday,29.3.2016 Đăng bởi:  Hoa Gruber
Nghệ sĩ này sáng tác tuyệt quá. Cảm ơn Soi 
8:25 Monday,28.3.2016 Đăng bởi:  candid
Rất kỳ công, nghệ sĩ này làm toàn bộ bằng tay và chụp lại bằng máy ảnh phim khổ lớn.

https://vimeo.com/138839047
...xem tiếp
8:25 Monday,28.3.2016 Đăng bởi:  candid
Rất kỳ công, nghệ sĩ này làm toàn bộ bằng tay và chụp lại bằng máy ảnh phim khổ lớn.

https://vimeo.com/138839047 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả