Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Linh – Ẩn ức hay khát vọng? 08. 12. 10 - 5:10 am

Nguyễn Quân

NGUYỄN LINH II

Triển lãm tranh
Từ 3. 12 đến 9. 12. 2010
VietArt Center

 

Anh Vũ (giám đốc triển lãm), Nguyễn Linh và Nguyễn Quân

Nhiều bạn bè nghệ thuật biết Nguyễn Linh từng là một sinh viên giỏi ở trường mĩ thuật, một tài năng hội họa “tiềm tàng”. Nhiều người thủ đô biết ông có một sưu tầm gốm Lý – Trần quý giá và là ông chủ Cơm Phố hấp dẫn.

Nhưng…

Sau cả hai chục năm “lưu lạc” từ 2005 (triển lãm Nguyễn Linh 1), Nguyễn Linh trở về với ngôi nhà, gia đình, và vũ trụ “hội họa của mình”. Ông tin nó-hội-họa-là của mình ở tuổi ngũ tuần biết trời bảo mình làm gì, việc gì đúng là việc của mình. Và năm năm Nguyễn Linh miệt mài, ào ạt vẽ với nhịp thở gấp hối hả, khá “điên khùng”. Họa sĩ thực hành nhiều lối vẽ, cong đường, phong cách…rất khác nhau để tìm ra chính mình, để biết mình là ai hay để trui rèn kĩ năng, thẩm mĩ và bản lĩnh nghề nghiệp? Có lẽ là tất cả các điều đó đều có can dự. Những phong cảnh “đồng chiều cuống rạ” xơ xác và trơ lỳ kiểu “Biểu hiện”, những trời nước sặc sỡ tan biến vào nhau kiểu “điếm họa”, những vòm cây, bờ tre lao xao cài dát nắng gió và hơi nước mang phong vị “Ấn tượng”… Rồi những biển hóa hai chiều gần phái “Dã thú” và “Lập thể”, rồi những gương mặt – bản mặt phóng to kiểu pop Art châu Á…và rồi những hàng trăm bức tranh khổ lớn mà triển lãm cá nhân lần thứ hai này giới thiệu một lát cắt chọn lọc. Những con đường đan chéo mà họa sĩ đặt chân bước đi sẽ giao nhau ở đâu, hội tụ ở chốn nào? Điều đó còn chưa biểt.

Nguyễn Quân, Nguyễn Linh, Đào Châu Hải và anh Vũ

Tôi tin người lưu lạc đã trở đúng nơi chốn của mình. Họa sĩ sáng tác như cào cấu, giành giật lại cái “thời gian đã mất”, truy đòi những khát vọng tuổi trẻ đã đi qua. Nhưng không phải thời gian trên tờ lịch mà trong tâm tưởng cô độc của kẻ hoang mang. Không phải khát vọng của chàng trai trẻ căng ngực vào đời mà của những khát khao nghệ thuật hiện đại – modernism cổ điển mình từng ôm ấp thuở thiếu thời nay tan hòa chuyển chất trong kinh nghiệm từng trải bể dâu, đường đời. Không có những đề tài cụ thể nhưng một chủ đề là nhất quán: sự ẩn ức trong hoan lạc, sự khát khao trầm đục trong cái vật vã để được vận động tự do. Ha người, hai thân thể sung mãn, đàn ông và đàn bà làm một cặp và một người với chính mình, đàn ông hoặc đàn bà đang tơ tưởng người kia. Hình họa xô lệch, nhão ra hay bẹt lại, tung bật, vung vãi hay thu ép trong khuôn vô hình. Thân thể sung mã đầy cơ bắp, tứ chi căng giật bất thần trên nền đen xám khi ấm áp khi hoang tàn hoặc trên những nền hoa văn trang trí cảnh vẽ và đánh đố. Ai cũng có những thứ đó khoảng khắc đó của riêng ?

Những vật vã và khao khát ấy níu kéo người ta đứng lại bức tranh. Nhưng xem rồi trong đầu tôi lại là những vồng mây sũng ướt bồng bềnh nhẹ bảng lảng trên nền trời vừa có lẽ mênh mông vừa quá chật trội.

Những băn khoăn tâm sự vẩn vơ mà riêng tư, nhẹ nhàng thôi mà hóa ra day dứt ấy có lẽ là thành công của phòng tranh.

Xin chúc mừng họa sĩ!

Huy Oánh và Dương Tường

Nguyễn Quân và Nguyễn Linh

Đào Hải Phong

Đào Châu Hải và Nguyễn Linh

Lý Trực Dũng và Huy Oánh

Lý Trực Sơn và Trần Lưu Hậu

Khách tham dự

*

Bài liên quan:

– Nguyễn Linh và hội họa của “kẻ mạnh”
– Xem tranh Nguyễn Linh: nhiều chữ “nhưng”
– Nguyễn Linh – Ẩn ức hay khát vọng?

Ý kiến - Thảo luận

23:18 Thursday,9.12.2010 Đăng bởi:  liên trịnh
Em đọc cho kỹ đi 20 năm lưu lạc để có một cuộc triễn lãm vào năm 2005 và đến 2010 thì mới đúng chứ. Có người loanh quanh cả đời không biết mình là ai thì chuyện cong đường, loanh quanh, nhiều thử nghiệm cũng là dễ hiểu mà. Biết đâu đó một ngày họ nhận ra được họ qua những bức tranh lúc đó mới thực sự là mình. Em hiểu chưa?
...xem tiếp
23:18 Thursday,9.12.2010 Đăng bởi:  liên trịnh
Em đọc cho kỹ đi 20 năm lưu lạc để có một cuộc triễn lãm vào năm 2005 và đến 2010 thì mới đúng chứ. Có người loanh quanh cả đời không biết mình là ai thì chuyện cong đường, loanh quanh, nhiều thử nghiệm cũng là dễ hiểu mà. Biết đâu đó một ngày họ nhận ra được họ qua những bức tranh lúc đó mới thực sự là mình. Em hiểu chưa? 
8:06 Wednesday,8.12.2010 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"Sau cả hai chục năm “lưu lạc” từ 2005 (triển lãm Nguyễn Linh 1), Nguyễn Linh trở về với ngôi nhà, gia đình, và vũ trụ “hội họa của mình”".

Quái lạ, từ năm 2005 (nguyenlinh 1) đến nay (2010 - nguyenlinh 2) mà ông Quân lại tính thành ra những hai chục năm? Các ông các chú viết như thế thì chúng cháu khó hiểu quá ạ.

"Họa sĩ thực hành nhiều lối vẽ,
...xem tiếp
8:06 Wednesday,8.12.2010 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
"Sau cả hai chục năm “lưu lạc” từ 2005 (triển lãm Nguyễn Linh 1), Nguyễn Linh trở về với ngôi nhà, gia đình, và vũ trụ “hội họa của mình”".

Quái lạ, từ năm 2005 (nguyenlinh 1) đến nay (2010 - nguyenlinh 2) mà ông Quân lại tính thành ra những hai chục năm? Các ông các chú viết như thế thì chúng cháu khó hiểu quá ạ.

"Họa sĩ thực hành nhiều lối vẽ, cong đường, phong cách…rất khác nhau để tìm ra chính mình, để biết mình là ai hay để trui rèn kĩ năng, thẩm mĩ và bản lĩnh nghề nghiệp?"

Quái lạ hơn, ông Quân bảo bác Linh là ông chủ Cơm Phố, tức là nghề nghiệp của bác Linh rõ là "dịch vụ ăn uống", thế thì tại sao ông Quân lại bảo tiếp bác Linh "thực hành... vẽ" là "trui rèn... nghề nghiệp" ạ? Khó hiểu quá ạ. Hay là vì bác Linh đi "cong đường" nên đáng lý phải đi tới quán Cơm Phố (đầu phố Lê Văn Hưu) lại hóa ra đến nhầm Việt Art (mãi tận phố Yết Kiêu) ạ??? Hay là tại Hà Nội tuy bé nhưng rất dễ lạc đường, đời người tuy bé nhưng rất dễ lầm nghề. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tản mạn chuyện tượng đài
và đài kỷ niệm

Bài & ảnh: Họa sĩ Đỗ Đức

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả