Thị trường

Hội chợ Nghệ thuật Tokyo AFT:
Trộn cổ-kim đợi khách Tàu xuất hiện 28. 04. 16 - 6:50 am

Phạm Phong lược dịch

 

Hội chợ Nghệ thuật Tokyo (AFT) sẽ diễn ra từ 12 – 14. 5. 2016 với đội ngũ hùng hậu nhất từ trước tới nay (của lịch sử hội chợ này): 157 galleries triển lãm, trong đó có 138 nhà buôn nghệ thuật đương đại và đồ cổ của Nhật, còn lại là 19 gian của nước ngoài. Trong hình là “Look delicious but donut touch!” của Jae Yong KIM, 2015, 10.2×10.2×3.8 cm

 

“Pictorial offering” của Jun Yoshida, 2015, 91.0×91.0 cm

 

Giải thích cho việc cổ kim kết hợp trong cùng một hội chợ thế này, giám đốc điều hành Kitajima, nói: “Ở châu Á, Nhật là nước đầu tiên có hiện đại hóa, kéo theo là sự phát triển rõ rệt của nghệ thuật hiện đại. Nhớ lại nguồn gốc của việc thành lập thị trường nghệ thuật Nhật vào thế kỷ 16, AFT đem các thể loại đồ cổ, nghệ thuật hiện đại, đương đại, thủ công… hòa lại với nhau.” Đấy, quan trọng là có “lý luận” để giải thích. Trong hình là “Happiness from rainbow” của Tomoko Takahashi, 2016, 37.9×45.5 cm

 

“Ohi Copper and White Glaze Tea Bowl” của Oho Toshio Chozaemon Ⅺ, 2016, φ12㎝×14㎝

 

Theo Kitajima, khuynh hướng đa dạng hóa này có thể thấy ở nhiều hội chợ nghệ thuật quốc tế đẳng cấp khác, thí dụ như Frieze, đầu tiên là chỉ bày nghệ thuật đương đại, thế rồi đến 2012 bắt đầu có Frieze Masters bán tranh danh họa… Điều đó cho thấy thế giới nghệ thuật đa dạng, không chăm chăm vào từng tác phẩm riêng biệt, mà thích cái bối cảnh trong đó các tác phẩm nghệ thuật sống hòa thuận với nhau. Trong hình là “Cycloid III” của Mariko Mori, 2015, 174.3×200×196 cm

 

“State of Being (Keys)” của Chiharu Shiota, 2016, 51.0×50.0×30.3 cm

 

Trong hội chợ có một gian triển lãm đặc biệt tên là “Face Up!” (Ngửa mặt lên), nơi các gian nghệ thuật đương đại chọn và bày tranh, tượng có hình người, nhưng chú trọng tới chất liệu thể hiện. Trong hình là tác phẩm “nude” của Kumagai Morikazu, 1961, 24.3×33.4 cm.

 

Ngoài ra có triển lãm “Projects” (Các dự án), nơi 11 galleries bày tác phẩm của các nghệ sĩ đang lên với nội dung chính: “Đừng cảm, hãy NGHĨ!” (hoàn toàn khác với xu hướng của nhiều họa sĩ là “Đừng nghĩ, hãy CẢM”). Trong hình là “Singapore Marina (Bay)” của Katsuhiro Terao, 2015, 45.5×53.0 cm

 

Kitajima nhận xét: “Năm ngoái, chúng tôi để ý thấy nhiều cuộc mua bán lớn là đến từ các nhà sưu tập Trung Quốc. Rất độc đáo là họ mua cái họ thích chứ không quan tâm lắm tới loại hình nghệ thuật, hay tới ý kiến người khác. Với thị trường nghệ thuật đương đại Nhật, vốn hay nương theo các tiêu chí của Mỹ và châu Âu, thì đây là một sự chuyển biến hoàn toàn mới mẻ.” Trong hình là “Into the Light” của Fusako Ekuni, 2016, 160 x 117 x 3.5cm

Ý kiến - Thảo luận

12:10 Wednesday,1.6.2016 Đăng bởi:  admin
@ Fusako Ekuni: Thank you for your information, we have updated the caption with the correct dimension you supplied.
...xem tiếp
12:10 Wednesday,1.6.2016 Đăng bởi:  admin
@ Fusako Ekuni: Thank you for your information, we have updated the caption with the correct dimension you supplied. 
10:31 Wednesday,1.6.2016 Đăng bởi:  Fusako Ekuni
I am Fusako Ekuni. Thank you for information on my work on your site. It is very good, 160cm X 117cm x 3.5cm is correct dimension.
I joined Art Fair Tokyo from Galerie bruno massa. I've participated in Art Fair Tokyo twice, 2015 and 2016.
I appreciate again your nice site.
All the best
Fusako Ekuni
...xem tiếp
10:31 Wednesday,1.6.2016 Đăng bởi:  Fusako Ekuni
I am Fusako Ekuni. Thank you for information on my work on your site. It is very good, 160cm X 117cm x 3.5cm is correct dimension.
I joined Art Fair Tokyo from Galerie bruno massa. I've participated in Art Fair Tokyo twice, 2015 and 2016.
I appreciate again your nice site.
All the best
Fusako Ekuni 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả